Nguồn cung từ Việt Nam sẽ nhấn chìm nỗ lực tăng giá cà phê

Trong phiên giao dịch ngày 26/9, giá cà phê bật tăng trở lại sau khi mất 20% trong tháng 9. Tuy vậy, nguồn cung từ Việt Nam và Nam Mỹ sẽ nhấn chìm nỗ lực tăng giá cà phê.

Nguồn cung cà phê dồi dào khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch sẽ gây áp lực lên giá cà phê?
Nguồn cung cà phê dồi dào khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch sẽ gây áp lực lên giá cà phê?

Theo dự báo của Rabobank, giá cà phê sẽ giảm, tương tự như sự suy giảm của một số hàng hóa khác. Rabobank dự đoán đến quý 2/2012, giá đường sẽ giảm xuống mức giá 22 cents/pound và giá bông sẽ giảm xuống mức 85 cents/pound.

Rabobank cũng dự đoán giá cacao trên thị trường New York sẽ giảm 100 – 150 USD/tấn do thời tiết thuận lợi tại khu vực Tây Phi. Tuy nhiên, mức giá cacao mà Raboban dự đoán trong quý 1/2012 ở mức 2.750 USD/tấn, vẫn cao hơn mức giá thị trường hiện tại.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định giá cà phê tương lai sẽ giảm so với mức giá đang giao dịch trên thị trường New York và đặc biệt, trên thị trường Luân Đôn.

Giá xuống mức thấp trong 7 tháng

Rabobank dự đoán đến quý 2/2012, giá cà phê Robusta tương lai trên thị trường Luân Đôn sẽ đạt mức trung bình 1.400 USD/tấn, giảm 31% so với mức giá cà phê giao tháng 5 hiện đang giao dịch.

Thị trường cà phê Robusta, thường được cho là có chất lượng kém hơn so với cà phê Arabica, có thể sẽ trong khuynh hướng giảm giá do nguồn cung dồi dào từ Việt Nam.

Trong khi đó, giá cà phê nội địa tại Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robutsta hàng đầu thế giới đang giảm xuống mức giá 43,3 – 43,5 triệu đồng/tấn trong ngày 26/7, tương đương 2.079 – 2.088 USD/tấn, mức thấp nhất trong vòng 7 tháng qua, trước khi vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng tới. Theo các nhà phân tích, sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 211/12 sẽ đạt mức 21 triệu bao loại 60kg, tăng 13,5% so với niên vụ trước.

Thời tiết thuận lợi tại Brazil

Theo dự đoán của Rabobank, đến quý 2/2012, giá cà phê Arabica sẽ giảm xuống mức 180 cents/pound, giảm 25% so với mức giá cà phê giao tháng 5 trên thị trường New York.

Theo dự đoán, lượng mưa tại một số vùng trồng cà phê chính của Brazil, có lợi cho sự phát triển của vụ cà phê, đang đẩy giá xuống, đồng thời các nhà giao dịch trên thị trường đang tăng cường bán tháo do lo ngại về tình hình kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, đồng Real giảm giá mạnh so với đồng USD trong tháng 9, khiến giá giao dịch tại New York trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất.

Triển vọng sáng sủa của mùa vụ tại Trung Mỹ và Colombia đã đẩy giá bán của nông dân xuống, đồng thời ảnh hưởng đến giá giao dịch tại New York.

Giá cà phê Arabica giao tháng 12 trên thị trường New York giảm xuống mức thấp trong phiên giao dịch ngày 23/9, đã bật tăng 1,9% trong phiên giao dịch ngày 26/9, lên mức 235,95 cents/pound khi tâm lý chung của chị trường đẩy giá hàng hóa nông sản và cổ phiếu tăng, trước những hy vọng về giải pháp được đưa ra cho cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.

Giá cà phê giao tháng 11 trên thị trường Luân Đôn cũng tăng 0,3%, lên mức 1.954 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 26/9.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. hungpm

    Tôi thấy nguồn tin này đáng tin cậy đấy ! do nguồn dịch chứ không viết bừa bải như các bài “made in Vietnam”.
    Vậy cuối cùng thì các nguồn dự báo giảm giá đi kèm với tăng sản lượng toàn cầu, tôi cũng đã nghĩ đến việc này cách đây 1 năm, giá cà phê rồi phải theo quy luật tư nhiên của nó thôi, nhìn vào bức tranh nông sản VN sẽ rất dễ nhận thấy ngay (được mùa mất giá – mất mùa được giá). Nhưng, trong bối cảnh hôi nhập như hiện nay thì tôi nghĩ không đến mức lặp lại lịch sử năm 2000. Thiết nghĩ nếu giá 1400$/tấn trong điều kiện chi phí đầu vào (công cán, xăng dầu, phân bón, CPI, …) như hiện nay làm cà phê lại phải vất vả nhiều rồi !
    Nhà tôi còn 2 tấn, theo bà con có nên bán Cà lúc này hay đợi để hi vọng giá cao hơn ?

    1. Nói mất mùa cũng phải có số liệu chứ

      Bác đã nghĩ đến việc này cách đây 1 năm mà sao không bán khi giá trên 50 để còn lại 2 tấn giờ không biết làm gì?

      Hơn nữa tất cả những bài có thông tin nhằm ép nông dân đều là tin dịch lại từ mấy hàng nước ngoài cả bác ah.

      1. Cà bi

        Nếu bạn cần, tôi sẽ tặng bạn một mớ ý kiến của quan chức, doanh nhân Việt cho rằng xưa nay nông dân bị ép giá và đăng trên các báo của mình chứ ko phải thông tin từ tin dịch nào cả.
        Bác bênh vực là điều tốt nhưng phải cho đúng, cũng phải có chứng cớ chứ?

    2. Trương Ba

      Nông dân trồng cà phê VN đến nay đã khá khôn ngoan tỉnh táo, biết làm chủ hạt cà phê của mình, cần thì bán, rẻ để đấy cho dân nghiền cà phê thèm, đố nhịn ăn, uống được. Xin đừng hù bà con, chiêu này xưa rồi. Đi với bà con phải mặc áo cà sa, đừng mặc áo giấy.

  2. Trần Tích

    Nghe cho biết vậy thôi… chứ biết thừa cái chiêu của mấy anh rồi. Dự đoán toàn bất lợi cho nông dân hoang mang bán tháo cà cho nhanh để ép giá đây mà…

  3. Thuận Hòa

    Nguồn cung rất nhiều nhưng quan trọng là liệu các nhà xuất khẩu thu mua có mua được nhiều hay không mới là quan trọng chứ. Nếu tui tính trữ thêm vụ này nữa thì có khoảng hơn 10 tấn vụ trước và vụ này để lại bán từ từ mua gạo thôi.

  4. leminh

    Các bác cứ bình tĩnh. Cách đây ít ngày mình nghe radio nói “ngoài việc tạm trữ nhà nước còn hỗ trợ cho mỗi ha CF 20.000.000đ, với lãi xuất ưu đãi dưới 1% /tháng trong thời hạn 6 tháng để nông dân chống nạn ép giá”…
    Được vậy thì hay quá phải không các bác!…

  5. quang huy

    Tin tức báo chí cũng như các dự báo của các tổ chức, đôi khi cũng chẳng khách quan gì đâu. Có khi nhằm mục đích phục vụ cho một nhóm người nào đó. Riêng chuyện thời tiết của Braxin cũng như ở Việt Nam vậy thôi, nếu bà con để ý sẽ thấy khi cần mua hàng hoặc thanh toán các hợp đồng kỳ hạn thì họ nói thời tiết của các nước sản xuất Cà phê đang thuận lợi sản lượng dự báo tăng mạnh, cung vượt cầu vv…
    Còn khi đã gom đủ hàng nhằm bán kiếm lời, nhằm đẩy giá lên thì họ sẽ tung tin ngược lại.
    Cho nên để bán được giá cao thì bà con mình phải biết lợi dụng “tát nước theo mưa”.
    Cho nên tốt nhất khi thu mùa vô lựa lúc giá tốt, thì bán đi một nửa, nửa còn lại mình trữ và tiếp tục chờ giá, thông thường giá cà phê thường cao vào giai đoạn tháng tư, tháng năm. Hiếm hoi lắm mới có năm giá cao trong mùa thu hoạch của Việt Nam. Chúc bà con sáng suốt để đưa ra quyết định bán đúng thời điểm và cũng đừng quá mạo hiểm theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”.

  6. autovina

    Năm nay giá cà phê arabica tươi ở ngoài lúc nào cũng mua cao hơn giá trên mạng khoảng 4000đ/1kg là sao hả bà con?

      1. Arabica

        Hiện nay ở Sông Hinh, Phú Yên cà tươi giá chỉ 9,700-10.000đ/kg. Giá này chắc chắn sẽ có nhiều hàng chạy ngược lên Lâm Đồng đây. Năm ngoái cà tươi chở lên quá trời rồi mà.

  7. hoàng long

    mơ đi bạn, nhà nước nào mà cho vay với lãi suất dưới 1%, các ngân hàng bữa nay chỉ mang danh nhà nước thôi chứ cổ phần hóa hết rồi không có của cho vay 1% đâu, các Sếp bên trên ấn định cho các chi nhánh ở dưới là một năm phải thu lãi là bao nhiêu đó làm gì có của cho vay với lãi suất hời, lãi suất xuống dưới 20% một năm mà tôi đi cả chục lần còn chưa vay được huống chi lãi suất xuống dưới 1%.

  8. Lão Nông Tri Điền

    Giá cà phê năm nào vào vụ cũng “lận đận” giống số phận của người làm cà phê. Cái quy luật được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa nó không đúng với vụ mùa sắp tới, bà con ta phải sáng suốt đưa ra mọi quyết định. Cứ cho rằng vụ mùa năm nay bội thu, bà con ta hãy làm thay đổi cái quy luật trên, được mùa thì phải được giá để bù đắp lại sự thiêt thòi cho những năm trước đây. Hãy chứng minh sự đồng sức đồng lòng của bà con ta./.

  9. TTI cafe

    Đây là những tin để tham khảo, không đáng tin cậy. Bà con mình để ý mà xem lúc thì nói sản lượng cafe VN tăng 14%, lúc thì tăng 13,5% chệnh lệch 0,5 đâu phải là con số nhỏ. Lúc thì nói Brazil thời tiết không thuận lợi do ảnh hưởng bão, lúc thì nói thời tiết thuận lợi chẳng biết đâu mà lần. Nhà tôi năm nay được khoảng 6 tấn sẽ phơi khô cất kỹ chờ giá. Chi phí đầu tư sắp tới đã vay được NH 50 triệu lãi suất 18%/năm cộng với chút ít tiền tiết kiệm đủ trang trải cũng được 7 – 8 nữa.
    Tôi có nghe thông tin bác Huệ bộ trưởng bộ Tài chính đang cãi cọ đấu tranh với bộ Công thương và các DN xăng dầu để kéo giá xăng dầu xuống mục tiêu là kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống của người dân. Trong ngành cà phê mong sao có người đứng ra đấu tranh giống như bác Huệ để nâng giá trị hạt cà phê VN trên thị trường thế giới, đem lại quyền lợi cho người trồng cà phê chúng ta.

  10. autovina

    giá cà tươi cao như vậy chế biến ra 1kg nhân khô giá thành khoảng 90k chưa có chi phí điện than đá và công nhân vậy mà giá bán ra thì được khoảng 90k/kg không biết năm nay các cơ sở chế biến ướt sống ra sao nếu giá cà tươi cứ như vậy.

  11. tieuphong

    Được như leminh nói thì hay quá. hoàng long hãy kiểm chứng bên ngân hàng nông nghiệp xem, nếu đúng như vậy thì thông báo tin vui này cho mọi người cùng biết.
    Chào thân ái.

  12. nguyenxuancuong

    Giá cà phê sẽ biến động theo biên độ mạnh của giới đầu cơ không chỉ trong mà còn ngoài nước. Người nông dân trực tiếp lao động tạo ra sãn phẩm nằm chủ yếu dưới dạng thô, và bị ép giá lúc thu hoạch, vì nguồn kinh phía sau một năm dường như cạn kiệt : năm nay nếu tổ chức quán lý caffe của nước ta quản lý không chặt việc thu mua và dự trữ cho nông dân ắt hẳn giới đầu cơ càng ra tay lộng hoành cộng với nạn trộm cắp vì sản lượng cà phê tăng nguồn nhân công không đủ để thu hoạch nhanh chóng v.v…
    Theo cá nhân tôi người nông dân cần chuẩn bị một kinh phí nhỏ cho quá trình thu hoạch tránh bị rơi vào thế bế tắc rồi bán tháo vì khi có nguồn hàng rẻ giới dầu cơ bình thản chờ sung rụng.

  13. ducdlk

    Tại sao mọi việc cứ đổ lên đầu nhà xuất khẩu vậy? NXK thì cũng chỉ là người kinh doanh phải có hiệu quả mới làm chứ, không lẽ làm lợi cho người nông dân còn thiệt hại thì NXK phải chịu. “Mình làm mình chịu đừng đổ lỗi cho người khác”. Tôi xin lỗi nếu ý kiến của tôi đụng chạm tới quyền lợi của người khác.

  14. nghenhin

    Mình rất cảm thông ý kiến của bạn ducdlk về chuyển đổ lỗi …. Tốt nhất là nên hiểu việc ai nấy làm. Bà con trực tiếp sản xuất cafe thì nên bán khi cần thiết và bán như thế na2p cho hợp lý đừng cứ thích là bán ồ ạt gây ra hiệu ứng cung quá cầu nên bị đè ép giá. Người kinh doanh cũng cần có lãi mới thu mua nhưng làm sao cho hợp lý vì mình kinh doanh có lợi cho mình và cho cả cộng đồng bà con nông dân của mình. Việc thỏa thuận hai bên mua bán giữa người sản xuất và người mua hợp lý thì có giao dịch… Chúng ta bàn ở đây là sự điều tiết bán hàng như thế nào cho hợp lý đừng để cho các nhà đầu cơ trục lợi nữa. Họ biết ép giá để mua vào dự trữ hết hàng rồi mới đưa thông tin khan hiếm để nhằm đưa giá lên thì tại sao chúng ta những người sản xuất không biết tự mình điều tiết và tích trữ lại để kiếm thêm lợi nhuận nhỉ. Đôi lời tâm sự mong mọi người hiểu và đoàn kết lại ah.

  15. quang huy

    Ước chi cà phê giữ giá cao vài năm để bà con mình có chút tích lũy, may ra khi đó mới nói tính toán hơn thiêt còn bây giờ bà con trồng cà phê đang khổ lắm, thu cà chưa có đã bán non cà 33000đ/kg có đâu mà trữ, “cái khó bó cái khôn”.

  16. nghenhin

    Bà con nông dân mình nói theo một số bác là đều thuộc diện khó khăn kinh tế vừa đủ ăn chưa dư giả cho nên thu vào thì phải lo vội bán… Thế theo các bác lập luận tiếp theo những người khó khăn thì liệu có thể canh tác cafe tốt và đạt được năng xuất không nhỉ? Tất nhiên là không đạt bằng các hộ dư ăn dư mặc. Vậy nên cafe sản lượng cao cũng là nhờ các hộ dư ăn dư mặc thì họ chả dại gì đem cafe đi bán non bán vội mà cứ để từ từ thôi.

  17. Ba Ký

    Mua bán giá này cầm bằng khuyến khích nông dân phá bỏ cây cà phê chuyển sang trồng loại khác. Vậy mà cứ luôn mồm bảo ko khi nào DNTN ép giá nông dân.
    Làm sao sống được với giá cả thế này. Tàn nhẫn đến thế là cùng!

    Chớ trách vì sao nông dân đồng tình ủng hộ DNNN vào thu mua cà phê.

    1. Tư Mõ Cày

      Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Bá (Vina) mua của nông dân ở Sông Hinh Phú Yên với giá 9.700 đ/kg cà phê tươi mà còn bị bà con la ó phản đối. Trong khi ở Hướng Hóa có 2 công ty thu mua là công ty TNHH MTV Cà phê Quảng Trị (Vina) và công ty Cổ phần Thái Hòa Quảng Trị…
      Mỗi khi các nhà thu mua đồng tình ép giá thì người nông dân trồng cà phê chỉ có chết mà thôi.

  18. Tín nghĩa

    Qua những phản hồi này cho thấy tuy là cùng của Vinacafe nhưng mạnh sân anh nào thì anh nấy cứ đá.
    Tôi mà làm chính quyền sở tại tôi sẽ yêu cầu nhà nước (Tài chính) và ngành cà phê phải có giá sàn. Không thể để cho người nông dân, huống chi là nông dân miền núi bị bóc lột đến mức này.
    Có ai thấy được điều này không?

  19. quang huy

    Cà phê ở Hướng Hóa là loại arabica luôn có giá cao hơn cà phê vối robusta ở trên thị trường thế giới cũng như trong nước, sao họ lại thu mua rẻ vậy. Nếu tính trung bình tệ lắm cũng 5kg tươi cho ra 1kg nhân thì giá cà phê ở HƯỚNG HÓA 23.500đ/kg. Với giá này thì người làm cafe lỗ vốn, thời buổi này kinh tế thì trường, điều kiện thông tin giá cả thị trường cũng như giao thông vận tải thuận tiện sao lai để cho người ta mua ép giá vậy mà chịu được. Cần thiết mình cứ phơi xay để đó rồi gom lại đủ chuyến xe chở đến các công ty cà phê mà bán. Hiện nay ở Đak Nông cafe nhân thu mua giá 44.000đ/kg không có mà mua. Tôi đang sinh sống tại Đak Nông nhưng quê gốc của tôi ở xã Triệu Nguyên,Đak K’rông Quảng Trị nên nghe bạn nói vậy tôi thấy buồn cho bà con trồng cà phê ở quê mình!

Tin đã đăng