Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam tiếp tục đứng thứ hai về sản lượng cà phê trong niên vụ này, sau Brazil. Colombia đã vượt qua Indonesia để giành lại vị trí thứ 3. Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công bố thứ hạng của các nhà sản xuất cà phê thế giới niên vụ 2010/11 (tháng 10/2010 – tháng 9/2011) với sản lượng dự kiến như sau.
Sản lượng tổng
Thứ tự | Tên nước | Sản lượng (Nghìn bao) |
1 | Brazil | 54.500 |
2 | Việt Nam | 18.725 |
3 | Colombia | 9.500 |
4 | Indonesia | 9.325 |
5 | Ấn Độ | 5.100 |
6 | Ethiopia | 4.400 |
7 | Honduras | 4.000 |
8 | Peru | 4.000 |
9 | Guatemala | 3.910 |
10 | Mexico | 3.700 |
Cà phê Arabica
Thứ tự | Tên nước | Sản lượng (Nghìn bao) |
1 | Brazil | 41.800 |
2 | Colombia | 9.500 |
3 | Ethiopia | 4.400 |
4 | Honduras | 4.000 |
5 | Peru | 4.000 |
6 | Guatemala | 3.900 |
7 | Mexico | 3.500 |
8 | Nicaragua | 2.000 |
9 | El Salvador | 1.700 |
10 | Costa Rica | 1.575 |
Cà phê robusta
Thứ tự | Tên nước | Sản lượng (Nghìn bao) |
1 | Việt Nam | 18.150 |
2 | Brazil | 12.700 |
3 | Indonesia | 7.950 |
4 | Ấn Độ | 3.600 |
5 | Bờ Biển Ngà | 2.100 |
6 | Uganda | 1.900 |
7 | Malaysia | 1.000 |
8 | Thái Lan | 900 |
9 | Cameroon | 525 |
10 | Togo | 525 |
Nhìn vào bảng số liệu thì nhắc đến Cà phê Arabica thì Brazil 41.800 b. Cà phê robusta thì Việt Nam 18.150 b. Vậy nếu thị trường cần anh Arabica thì người Brazil có quyền thách cưới… Còn nhắc đến anh cafe robusta thì những nhà kinh doanh Việt Nam cầm cờ mà phất. Như thế người trồng cafe của hai cường quốc này mới mong có cơ hội thoát nghèo mà đi lên cùng với thương hiệu riêng của mình. Rất mong Hiệp hội cafe Việt Nam có sự thay đổi đưa thương hiệu cafe phát triển cho bà con nông dân được nhờ.
Tôi thì không mong người khác làm hộ việc của mình và coi việc của mình là ai đó phải làm còn mình là ngoại lệ.
Chúng ta cần trồng xen caphe chè với caphe vối nếu diện tích vườn caphe vối còn rộng, trồng xung quanh bờ rào tốt nhất bà con ạ vì caphe chè không chiếm nhiều diện tích mà còn được thu sớm, giúp bà con có nguồn thu nho nhỏ trước mùa chính vụ, giúp Việt Nam tăng thêm nguồn thu từ xuất khẩu caphe chè.
Bản thân mình không biết là số liệu này là “Xuất khẩu cà phê … chỉ sang Mỹ”, hay là trên toàn thế giới. Nhưng từ bảng số liệu, ta thấy 96% cà phê xuất khẩu của Việt Nam là Robusta. Còn Brazil thì 76% là Arabica. Trong khi các nước như Ethiopia, Columbia, … xuất khẩu 100% Arabica.
Việt Nam mình với địa hình, thổ nhưỡng phù hợp với Robusta nên không thể “đua đòi” chạy theo Arabica được. Có nghĩa, ta phải đánh mạnh tạo dựng thương hiệu cho Robusta Việt Nam.
Trên thực tế thì dân Việt Nam ko thích uống Arabica, họ cho rằng nó dở hơn, ko đậm đà … Dù sao thì đó cũng là “cảm nhận”, cảm nhận mỗi người về cái ngon khác nhau, cũng như món ăn, khẩu vị phương Đông và Tây khác nhau.
Nhưng thị trường chính của Việt Nam (hơn 90%) lại là xuất khẩu.
Vậy liệu hiện tại Việt Nam đã đi đúng đường?