Theo nhận định của ông Lương Văn Tự, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại, Trưởng đoàn đàm phán WTO Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, giá cà phê trên thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao từ nay cho đến cuối năm…
Giá cà phê thế giới biến động phức tạp
Tình hình giá cà phê trong nước và thế giới tình từ đầu năm tới nay biến động khá phức tạp. Nếu như trong 5 tháng đầu năm 2011, giá cà phê có xu hướng tăng mạnh do thời tiết không thuận lợi ở Brazil và Indonesia thì các nhân tố vĩ mô của kinh tế thế giới cũng tác động lớn đến giá cà phê.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, kinh tế thế giới tuy có phục hồi, nhưng mức độ tăng trưởng không đáng kể và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính sách kích thích kinh tế của Mỹ đã khiến đồng USD giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác.
Ngoài ra, tình hình nợ công Châu Âu, giá dầu và lạm phát toàn cầu tăng mạnh đang khiến các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế có tính an toàn hơn như hàng hóa cơ bản, trong đó có cả cà phê.
Giá cà phê Robusta trên sàn Liffe đóng cửa tháng 5-2011 ở mức 2.489 USD/tấn, tăng 24% so với đầu năm và tăng tới 87% so với cùng kỳ năm 2010. Giá cà phê Đắk Lắk kết thúc tháng 5-2011 cũng lên đến trên 51 triệu đồng/tấn, tăng 38% so với đầu năm và 112% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6 trở đi, giá cà phê biến động theo xu hướng giảm khá mạnh. Mặc dù so với cùng kỳ năm trước giá cà phê vẫn ở mức cao, nhưng so với tháng 5, giá cà phê tháng 6, và tháng 7 giảm khá mạnh. Cụ thể, giá cà phê trên sàn Liffe cuối tháng 6 đã giảm 2% so với tháng 5 và tháng 7 giảm tới 16% so với tháng 6-2011.
Chênh lệch giữa giá cà phê Việt Nam và thế giới đang được thu hẹp
Trong 10 năm trở lại đây, sản lượng cà phê Việt Nam có xu hướng khá ổn định, trung bình dao động trong khoảng 15 triệu bao (tương đương khoảng 955 ngàn tấn). Tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua đạt khoảng 4% so với mức tăng trưởng 2% của thế giới. Sản lượng cà phê niên vụ 2010/2011 ước đạt 15,8 triệu bao, bằng năm 2008. Thị phần năm 2010 của cà phê Việt Nam ước chiếm khoảng 14% sản lượng cà phê toàn cầu.
Tuy nhiên, giá cà phê nội địa và cà phê thế giới chênh lệch khá lớn. Giá cà phê trong nước thường được tính toán từ giá cà phê trên sàn Liffe và tính thêm một mức trừ lùi. Có thời điểm, chênh lệch giữa giá cà phê nội địa và cà phê thế giới lên tới trên 10 triệu đồng/tấn. Điều này gây ít nhiều thiệt thòi cho các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Tuy nhiên, bước sang những tháng đầu năm 2011, nhu cầu cà phê thế giới tăng cao khiến giá cà phê nội địa (tính theo tỷ giá quy đổi) của Việt Nam có xu hướng cao hơn giá cà phê thế giới. Đây sẽ là một tín hiệu tốt cho cà phê Việt Nam khi mà dự báo về giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định và tăng cao từ nay cho đến cuối năm 2011.
Dự báo có thể đúng vì đồng USD mất giá nhưng Việt Nam đồng mất giá hơn. Mọi thứ đều tăng lên giá cà phê dù có duy trì ở mức cao cũng không có gì đáng mừng và có lẽ năm nay sản lượng cũng không năng suất lắm. Hy vọng không có khủng hoảng kinh tế lần 2 xảy ra thì tiêu dùng sẽ tăng mạnh. Hoặc cũng có thể kinh tế khó khăn và thất nghiệp nhiều người ta sẽ rảnh để đi uống cà phê nhiều hơn nhưng có lẽ còn quá vội vàng để nhận định rằng chêch lệch giá cà phê Việt nam và thế giới sẽ thu hẹp.
Mỗi lần nghe các bác Vicofa nói tôi hãi lắm!
Các bác nói mua tạm trữ rồi không mua mà để cho mấy ông tây mua, còn các bác nói cà phê lên thì cà phê sẽ rớt giá… làm bà con trồng cà phê không biết đường nào mà lần, một lần bất tín vạn lần bất tin, phải không bà con.
Tui nhận định giá lên là quyền tui. Nó ko lên là do bọn đầu cơ tài chính thế giới ép giá, sao bà con lại trách tui, khó chịu lắm à nghe!
Chúng ta quên mất một điều ông ấy là ai? là một doanh nghiệp buôn bán cà phê hay người trồng cà phê? vị trí và vai trò của ông ấy trong Hiệp hội?
Chẳng ai không bảo vệ lợi ích của mình cả và đôi khi thà làm một người bị coi là “không đáng tin” nhưng có cái lợi ích được bảo vệ thì họ luôn luôn làm, hiếm ai có lòng công bằng trong cơ chế này cả! (dù là đối thủ tiềm tàng cũng cần phải loại bỏ ngay nếu có thể và cần thiết ).
Họ cứ nói không cho doanh nghiệp nước ngoài vào trực tiếp mua cà phê ở trong nước để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp nhưng mặt trái của nó lại là tăng cường và kéo dài sự thống trị của mình đối với nông dân. Họ là người có tiền và đương nhiên xã hội bảo vệ kẻ có tiền, trước kẻ “ngoại bang” họ đã không nói lên được năng lực của mình với nhà nước để nhà nước đầu tư và họ củng cố vai trò “bóc lột” của mình với người sản xuất ra hạt cà phê.
Bạn “bò tót đực” nói rất đúng, tại sao nước ta chậm phát triển? Câu nói “dân giàu nước mạnh” đã không còn được áp dụng trong giai đoạn này của kinh tế VN nữa rồi. Chỉ có người làm “lớn” trong XH mới giàu thôi,
“dân nghèo mặc kệ dân nghèo,
còn ta lụm phát để mua CỤM nhà”.
Bác trung ngôn nói chính xác ghê, chưa gì thấy cafe hạ mạnh rồi.
Đọc nhận định của Vicofa và các bạn viết, tôi chợt nhớ ra một chuyện của nhà triết học Socrate. Ông ta tuyên bố với mọi người rằng: Hai vợ chồng ông ta là nhà dự báo thời tiết chính xác 100% (bởi vì vợ chồng ông ta luôn luôn đối lập nhau) Như vậy Ông Vicofa giúp chúng ta sẽ dự đoán chính xác. Thế chúng ta phải nhìn nhận Ông Vicofa có lợi phải không các bạn!
Nếu vicofa thuyết phục được chính phủ cho mua tạm trữ thì tôi vô cùng hoan nghênh, vì chính sách này hết sức cần thiết. DN trong nước có tiền mới có khả năng cạnh tranh với DN nước ngoài, khi đó cà phê mới không bị ép giá.
Xin kính chào bác Lương Văn Tự.
Chiến công của bác đối với Đất nước Việt Nam là lớn lao đấy, là hiển hách đấy vì đã góp phần đưa Việt Nam gia nhập WTO thành công trong gian khó. Còn giá cafe thời gian tới xin bác cho biết dự đoán là vẫn cao, vậy cao ở mức nào hở bác? liệu giá trong nước có cao theo không và bà con SX cafe kỳ vọng gì ở dự đoán của Bác? Mong bác phát biểu vài câu. Xin cảm ơn bác.
Mình chỉ trông đến mùa giá giữ cho như vậy là mừng rồi.
Mọi người cho hỏi giá cà phê tươi arabica trong Tây nguyên hiện giờ là bao nhiêu 1kg? Cà phê arabica nhân xô bao nhiêu 1 kg?
Tôi ở Sơn La, trên này đang bước vào đầu vụ! Cảm ơn mọi người.