Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng thu phí 2 USD đối với mỗi tấn cà phê nhân xuất khẩu từ 1/1/2012 để lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cà phê.
Trao đổi bên lề hội thảo “Nhận định các kênh đầu tư 2011” sáng nay tại Hà Nội, ông Lương Văn Tự – nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại – Trưởng đoàn đàm phán WTO Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết mới đầu vụ thu hoạch, nông dân nhận được đơn hàng mua đã vội đem bán cà phê.
Chính vì nguyên nhân này mà khi giá lên cao thì lượng hàng trong dân không còn nhiều, đơn cử như năm nay, lượng cà phê còn tồn trong kho và dân nắm giữ còn rất ít.
Ông Tự cho biết niên vụ cà phê sắp tới đây, Hiệp hội sẽ mua tích trữ ngay từ đầu vụ lượng cà phê từ 200.000-300.000 tấn và sẽ bán rải rác quanh vụ. Lượng cà phê dự trữ này một mặt sẽ giúp điều chỉnh giá, một mặt sẽ tận dụng xuất khẩu khi giá có xu hướng tăng.
Theo ông Tự, hiện trong nước có rất nhiều doanh nghiệp thu mua cà phê nhỏ lẻ rất khó đối phó với thương nhân nước ngoài vốn nhiều, được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng của nước họ vào thu mua cà phê của nước ta.
Vì thế các doanh nghiệp nên tập hợp lại thành những tập đoàn lớn. Hiện cả nước có 100 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Ông không đưa ra con số cụ thể nên giảm bớt xuống bao nhiêu doanh nghiệp nhưng có đưa ra 1 ví dụ Indonesia chỉ có 5 nhà kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.
Bên cạnh đó, việc thành lập quỹ ngành cà phê là cần thiết. Qũy này sẽ được dùng để hỗ trợ về giống cho người dân để trồng mới (do cà phê hiện nay thì 25% là cây già); hướng dẫn người nông dân tái canh. Qũy cũng sẽ dùng để nâng chất lượng cà phê, đẩy mạnh thương hiệu và xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, quỹ còn dùng trong các chương trình trữ cà phê.
Nguồn thu của quỹ là từ cà phê xuất khẩu, Hiệp hội cho biết sẽ thu phí 2 USD đối với mỗi tấn cà phê nhân xuất khẩu từ 1/1/2012. Từ bây giờ cho đến thời điểm trên, theo Hiệp hội là đủ để các nhà xuất khẩu đàm phán nâng giá để nộp phí.
Ông cho biết Bộ NNPTNN và Bộ Công Thương đang xem xét cho cà phê vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh phải ít nhất đã tham gia vào thị trường cà phê 2-3 năm, có kho bãi, cơ sở chế biến, thị trường và công bằng vì giá họ đưa ra thu mua có thể tác động đến các doanh nghiệp thu mua khác.
Xem thêm:
Nếu có chủ trương tạm trữ thì hãy bắt tay thực hiện ngay từ đầu để nông dân hưởng lợi. Chứ để đến khi gần kiệt hàng rồi mới bắt đầu tạm trữ thì có ít lợi gì đâu chứ.
Tiền ở đâu bạn? ai có đủ khả năng điều hành? Chỉ e các ông thấy lãi thì không sao thua một cái là nhao nhao thay đổi.
Ông này nói cái chi đây hay là nhà báo nói khan : Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết mới đầu vụ thu hoạch, nông dân nhận được đơn hàng mua đã vội đem bán cà phê.
Cái gì rồi cũng đỗ lên đầu nông dân tui hết vậy hả thưa quý vị!
_Nông dân nhận được đơn đặt hàng nên bán vội… Quá ấu trĩ về quản lý và chẳng hề có chút hiểu biết gì! Trích: “sáng nay tại Hà Nội, ông Lương Văn Tự – nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại – Trưởng đoàn đàm phán WTO Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết mới đầu vụ thu hoạch, nông dân nhận được đơn hàng mua đã vội đem bán cà phê”.
_ Đoạn này cũng hay nè các bạn: “…Ông Tự cho biết niên vụ cà phê sắp tới đây, Hiệp hội sẽ mua tích trữ ngay từ đầu vụ lượng cà phê từ 200.000-300.000 tấn và sẽ bán rải rác quanh vụ. Lượng cà phê dự trữ này một mặt sẽ giúp điều chỉnh giá, một mặt sẽ tận dụng xuất khẩu khi giá có xu hướng tăng”.
Thế hóa ra chỉ là làm lợi cho các doanh nghiệp đang làm công việc thu mua cafe trên các địa bàn còn bà con trực tiếp sản xuất thì sao nhỉ? Sao họ không lập danh sách cụ thể cho từng hộ vay vốn hỗ trợ để chính người nông dân tạm trữ cafe tại gia đình để khi có giá hoặc tới thời điểm nào đó thì dân sẽ bán cafe? Tiền mua cafe tạm trữ này sẽ lấy từ đâu? Hay lại chính từ tiền vay của các ngân hàng mà trong khi vốn cụ thể của Hiệp Hội “Vicofa” có được bao nhiêu? Liệu có đủ mua tạm trữ hay không?
_ Kết luận đọc mà thấy ấm ức và thiều tính khoa học. Rất mong BQT giữ bài này để mọi người tham khảo để có ý kiến đúng đắn. Cảm ơn BQT Y5Cafe.
Chắc không ai có đủ trình độ quản lí cái vụ “sóng gió” này đâu. Lợi nhuận thì sao? thua lỗ thì sao? Ai chịu trách nhiệm khi chẳng lấy gì là ràng buộc cả.
Bác nghe nhin ơi.
Chẳng nhẽ người ta lại đi hỗ trợ nông dân để người dân trữ lại và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội lại ko mua được cà rồi sau đó phá sản sao?
Bác thử nghĩ coi, từ trước tới nay có bao giờ Vicofa nghĩ đến quyền lợi người dân trước rồi mới đến doanh nghiệp thuộc Hiệp hội ko? Thậm chí chẳng bao giờ nghĩ đến dân chứ nghĩ đến sau chút thì cũng được.
Bà con đừng hy vọng nhiều về việc mua tạm trữ, bởi vì các doanh nghiệp được vay tiền mua tạm trữ họ chỉ mua khi giá cà phê không còn xuống hơn được nữa.
Trên báo SaiGon-Kinh tế bình luận cho rằng hiệp hội nào cũng giống nhau là chỉ lo cho doanh nghiệp hội viên chứ đâu có lo gì cho bà con nông dân. Giống như trên truyền hình hôm qua bình luận về chuyện mua bán nông sản. Bộ NN&PTNT thì lo bà con nông dân được mùa mất giá, còn bộ Công Thương thì lo doanh nghiệp không trữ được hàng vì lãi vay ngân hàng cao.
Cuối cùng là cả doanh nghiệp và nông dân khó lòng “ngồi chung một mâm”!
“Phủ binh phủ huyện binh huyện”, Vicofa lo cho DN hội viên của mình cũng là lẽ thường tình. Nông dân có Hội Nông dân, Vicofa đâu thể lấn sân, bà con thông cảm.
…”Ông cho biết Bộ NNPTNN và Bộ Công Thương đang xem xét cho cà phê vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh phải ít nhất đã tham gia vào thị trường cà phê 2-3 năm, có kho bãi, cơ sở chế biến, thị trường và công bằng vì giá họ đưa ra thu mua có thể tác động đến các doanh nghiệp thu mua khác”.
Không hiểu các ông điều hành vĩ mô kiểu gì đây? Hãy xem cà phê là hàng hóa nông sản, thị trường cà phê là thị trường tự do, VN có bao nhiêu gia đình sống bằng nguồn thu nhập từ cà phê, có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp trồng cà phê… và tất nhiên có bao nhiêu loại hình kinh doanh dịch vụ khác song hành như mua bán vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc BVTV, vận tải hàng hóa, gạo cơm mắm muối… nói chung là nhiều lắm. Thật là duy ý chí, đừng có suy nghĩ kiểu dùng mệnh lệnh hành chính can thiệp thô bạo vào thị trường. Hãy để người nông dân làm giàu chính đáng bằng cây cà phê của mình mà không bị các “thế lực” đặc quyền đặc lợi chèn ép .
Qua diễn đàn này đề nghị người nông dân và các hộ cá thể, đại lý thu mua cà phê hãy lên tiếng bảo vệ sự minh bạch cho hạt cà phê VN.
Vicofa làm gì có tiền mà mua dự trữ. Chẳng lẽ Vicofa lại đẻ ra tiếp một doanh nghiệp để thu mua => Doanh nghiệp đó lại tiếp tục thua lỗ.
Đây chẳng qua là chiêu bài thôi. Tôi nghĩ giá cà phê sẽ tiếp tục xuống hoặc duy trì ở mức 40.000 -> 45.000 đ/tấn. Khi đó sẽ có một số DN xuất khẩu trong nước phá sản. Lúc đấy DNNN mới lật ván bài của mình ra.
Ôi cà phê VN.
Chính sách mua tạm trữ là vô cùng cần thiết, riêng chính sách thu phí XK 2usd/tấn là quá cao. Tất cả các bác đều suy nghĩ một chiều, chê bai chính sách này, chính sách khác. Vụ cà phê trước các DN trong nước thua nước ngoài vì không có tiền, nếu niên vụ này có chính sách mua tạm trữ, DN trong nước có tiền mua cà phê, khi đó mới có sự cạnh trạnh giữa DN trong nước với DN nước ngoài, nếu DNNN mua giá 50.000đ/kg, thì DNTN sẵn sàng phát giá 50.100 đ/kg, cứ thế tranh nhau tăng giá để mua, người dân ta ở giữa hưởng lợi.
Tui thấy bà con bình luận mà khó hiểu quá.
-Bác Tự nói nông dân bán vội cà phê là đúng. Chỉ cần đến Tết là 50% cà phê ra khỏi nhà bà con nông dân chưa? cái số 50% đó là được 300 ngàn tấn không? vậy thì có gì mà băn khoăn chỗ này? Chỉ tại anh nhà báo viết thêm” nhận được đơn đặt hàng” cho văn vẻ nên bà con tưởng mình là doanh nghiệp sao?
-Bác Tự nói Vicofa mua 300.000 tấn là bác nói các DN hội viên mua. Sao lại thắc mắc tiền đâu? Tiền vốn đâu mà mua là chuyện của các nhà KDXK, của Hiệp hội sao phải khai với các bác mà hỏi!
-Theo tui, bà con chỉ cần nhớ một điều là ai mua được giá thì mình bán. Còn bán trong thời điểm nào là do mình, xưa nay có ai đến nhà bảo mình bán vào lúc này lúc nọ đâu?
Với các bác nông dân quen thuộc trên diễn đàn Y5, tui chỉ xin nhắc các bác : Cứ coi mình là đối tác của Vicofa, DN hội viên của Vicofa là bên mua còn ta là bên bán. Và ý kiến của bác Tự giúp bà con hiểu đối tác của mình hơn, thế thôi. Có gì mà phải trách móc, chê bai. Khi nào mình là hội viên của Vicofa hẳn hay. Bác nào có tiền cứ tuyên bố, cứ mua đi có sao đâu! Tui chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi, các bác thấy phải không?
Tui xin nói thêm.
Theo tui hiểu thì đây là kế hoạch mua tạm trữ mà Vicofa đưa ra cho doanh nghiệp hội viên của mình. Ở đây không phải và cũng không có chủ trương, chính sách gì cả. Vì chủ trương, chính sách là của Nhà nước. Chỉ khi nào Thủ tướng hay bộ trưởng Nông nghiệp đưa ra thì mới là chủ trương, chính sách của nhà nước. Tui đọc đi đọc lại bài báo trên và tham khảo nhiều bài báo có cùng nội dung mua tạm trữ trên mạng, có bài nào nói là chủ trương, chính sách gì đâu?
Vì vậy, tui nghĩ là bà con ta nên ủng hộ kế hoạch này của Hiệp hội cà phê. Thời gian đầu mùa thu hoạch bà con cần bán nhiều để có tiền trang trải mọi thứ, nhất là tiền thuê hái và nợ phân của đại lý. Ko có người mua thì giá sẽ rớt nên cần ủng hộ chứ sao.
Theo tôi thì chính sách tạm trữ một phía này ko làm lợi cho bà con nông dân là bao, có chăng là lợi cho mấy DNTN theo kiểu cho vay ưu đãi để kinh doanh. Nếu có lợi nhuận cao thì họ hưởng chớ người sản xuất đâu có được gì, mà cũng ko chắc, lỡ như nhà nhập khẩu bắt tay nhau dìm giá thì DN tạm trữ cũng méo mặt. Bởi vì khi DN mua tạm trữ thì bà con cũng đã bán rồi, giá lên thêm thì cũng được 1 bộ phận nhỏ người sản xuất có kinh tế khá giả còn hàng thôi. Nếu có 1 chính sách hỗ trợ vay vốn cho nông dân thì sẽ tốt hơn rất nhiều, mang lại lợi ích thiết thực cho người sản xuất. Hoặc ít ra chính sách vay vốn ưu đãi phải chia đều cho cả hai phía: DN và người sản xuất. Nếu người SX muốn bán thì DNTN sẽ mua để tạm trữ, nếu người SX muốn trữ thì được xem xét cho vay, và dĩ nhiên sẽ chỉ định các kho của DN được giữ hàng của người vay. Làm được vậy thì sẽ hài hoà lợi ích của các bên và nền SX cafe của VN sẽ dần dần tự làm chủ được vận mệnh của mình.
Sản xuất và lưu thông cà phê của VN đã được xã hội hóa theo cơ chế thị trường. Mọi thành phần tham gia thị trường đều là đối tượng của nhau, cạnh tranh nhau, lấy mục tiêu lợi nhuận là tối thượng. Người sản xuất , kẻ kinh doanh cà phê là đối tượng , là bạn đường, “đồng sàng dị mộng”của nhau mà thôi. Vậy kẻ bán người mua, luôn phải tính toán để làm sao tối đa hóa lợi nhuận cho mình => thị trường là chiến trường, mạnh được, yếu thua. Bà con nông dân trồng cà phê nhìn chùng còn khó khăn, nhiều hộ cò nghèo. Doanh nghiệp thị nhỏ lẻ, thiếu vốn, yếu về trình độ kinh doanh xuất khẩu. Nhà nước điều hành thì lúng túng, đôi khi can thiệp duy ý chí, không tuân thủ quy luật kinh tế khách quan…
Theo tôi việc mua dự trữ cà phê là “nghệ thuật” buôn bán của nhà doanh nghiệp. Bán, mua lúc nào, giá nào là quyền và tùy hoàn cảnh của từng hộ, từng doanh nghiệp. Ông nhà nước nếu nắm chắc, phân tích giỏi về thông tin, dự đóan được cung cầu, giá cả cà phê toàn cầu và bung tiền ngân sách cho nông dân, cho doành nghiệp vay với lãi xuất ưu đãi ; đồng thời các ngân hàng thương mại “chọn mặt gửi vàng” cho nông dân, doanh nghiệp vay sản xuất, tạm trữ, mua, bán đúng thời giá… thì Việt Nam một quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta số một thế giới sẽ có đủ khả năng chi phối giá cả cà phê thế giới. Hồ tiêu, gạo, điều, tôm, cá… toàn những mặt hàng xuất khẩu nhất, nhì thế giới. Việt Nam sổ mũi, thế giới sẽ hắt hơi. Vị thế nông sản xuất khẩu của VN ngày càng cao trên trường quốc tế. VN hội nhập ngày càng sâu vào thị trường thế giới, tôi tin rằng giá cả nông sản trong nước ngày càng hòa nhập với giá thế giới.
Các bác bình luận rất chí lý. Riêng tôi cho rằng vai trò điều hành của nhà nước VN có tính quyết định thành công, nếu có tâm, có tầm sẽ mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp. Các nước người ta làm được thị VN cũng sẽ làm được…
Bạn Nông dân@ .
Tôi đồng tình suy luận của bạn và nhận định của bạn: Về vai trò điều hành của nhà nước có tính quyết định, sẽ mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp.
Tôi đưa ra một ý như thế nầy: Nếu giá thế giới đầu vụ thấp, nông dân không có lãi. Chính phủ tính toán bù lỗ thu mua tạm trữ theo giá đảm bảo cho nông dân có lãi bằng nguồn vốn quốc gia. Cafe gom về kho dự trữ QGia, sau đó tùy giai đoạn và giá cả thế giới mà chính phủ điều tiết nguồn cung, cafe vối nước ta sản xuất ra chiếm 1/3 thế giới.
Cảm ơn bác Nông dân @ nhiều vì đã có bài viết chí lý thấu tình.