Sự biến động của giá hạt tiêu những ngày gần đây thực tế được dẫn dắt bởi các đại lý và thương lái, thay vì các công ty xuất khẩu lớn.
Sau khi giá hạt tiêu thế giới tại sàn Kochi-Ân Độ tăng nhanh vào cuối tuần trước, theo đã tăng của tất cả các loại hàng hóa trên thị trường thế giới, vượt qua mốc kỷ lục 30.000 Rupi/tạ, đã kéo theo giá hạt tiêu trong nước tăng vọt sau một thời gian khá dài trì trệ.
Tại Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, giá hạt tiêu xô tăng lên mốc 110.000 đồng/kg từ chiều thứ Bảy cho tới trưa thứ Hai tuần này. Trong khi các công ty không hoạt động vì ngày nghỉ cuối tuần thì việc tăng giá nhanh chóng hầu như là của các đại lý và thương lái đưa ra.
Qua đây cũng thấy được sự nhanh nhẹn, đi tắt đón đầu kịp thời của đội ngũ tầng nấc trung gian này trong hoạt động của thị trường nông sản nước ta hiện nay. Chính đội ngũ này sẽ cung cấp lượng hàng cần thiết, kịp thời cho các doanh nghiệp lớn khi cần hàng để giao theo hợp đồng. Họ đồng thời là kho dự trữ thay cho doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp ngại ngùng không thu hàng dự trữ vì lãi suất vốn vay quá cao. Các đại lý và thương lái đã góp phần chi phối thị trường hạt tiêu ngày càng mạnh mẽ hơn.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá hạt tiêu thế giới chững lại trong khi giao dịch giữa phiên đã có lúc giá sụt mạnh làm cho những nhà đầu cơ cũng như dự trữ hạt tiêu trong nước lo ngại.
Qua ngày sau, khoảng 1 giờ sau khi sàn hạt tiêu thế giới mở cửa giao dịch, sức bán thanh lý của các quỹ hàng hóa gia tăng mạnh mẽ đã kéo giá tiêu thế giới lao dốc, rời khỏi mốc 30.000 Rupi/tạ về ở mức 29.460 Rupi/tạ cho kỳ hạn tháng 6, tức giảm 186 USD/tấn.
Giá tiêu xô trong nước cũng rời khỏi mốc 110.000 đồng/kg quay về 108.000 đồng/kg và tiếp tục giảm.
Hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam loại tiêu đen theo tiêu chuẩn Asta giá 6.300 – 6.400 USD/tấn, tiêu đen sơ chế loại 500 Gr/l giá 5.600 USD/tấn và loại 550 Gr/l giá 5.900 USD/tấn (FOB).
Trong khi tiêu Ấn Độ loại đặc chủng MG1 có giá 6.800 USD/tấn xuất đi Mỹ, mức giá rất cạnh tranh và gần như không đổi.
Những nhà đầu cơ nông sản quốc tế cho biết, mức giá hiện nay trên sàn thế giới là giá của hàng giấy, còn hàng thật giá thấp hơn nhiều.
Theo các nhà quan sát, lượng hàng ở Việt Nam được xuất đi rất ít vì nông dân vẫn tiếp tục găm hàng chưa muốn bán ra khi mức giá chưa đạt kỳ vọng và những nhà đầu cơ trên thế giới cũng không muốn bán ra ở mức giá này.
Sáng nay 16/6, giá hạt tiêu xô ở Bà Rịa-Vũng Tàu mằm ở mức 106.000 đồng/kg, còn các nơi khác 105.000 đồng/kg. Tuy nhiên dấu hiệu sụt giảm dường như đã dừng lại.
Thương lái khôn như con cóc, thờì điểm này thì dân chưa bán đâu, còn khoảng 40%, nhà mình còn 1,5tấn đang chờ gía lên, hôm kia ở Gia Lai lên được 109/kg đầu giá, giờ còn 103, chắc giá sẽ còn tăng nữa nhưng ko biết là tăng đến nhiêu, có ai biết xin cho ý kiến?
Ai quyết định giá tiêu?
Giá tiêu đen trong nước đầu vụ 2011: 76.000đ/kg – gữa tháng 4/2011 lên 120.000 đ/kg. Tháng 5/2011 lúc 110. 000 đ/kg, khi 98.000 đ/kg, gia do ai đặt ra?
Kênh lưu thông mua, bán hạt tiêu của Việt Nam chủ yếu như sau: Nông dân trồng tiêu => thương lái – đại lý mua gom => Công ty chuyên cung ứng => Công ty vừa cung ứng vừa xuất khẩu => Công ty chuyên xuất khẩu trực tiếp.
Đặt giá mua bán trong nước từng thời điểm hình thành chủ yếu lại theo chiều ngược lại của kênh lưu thông trong nước .
Giá tiêu trong nước lên hay xuống từng thời điểm chủ yếu men theo giá tại sàn giao dịch của các nhà đầu cơ thế giới (tại Kochin, Ân Độ), Họ mua bán chủ yếu tiêu trên giấy.
Thông tin về giá tiêu ( qua Intenet, Web của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam) tại các nước sản xuất và xuất khẩu đầy kinh nghiệm như Ấn Độ , Indonesia, Malysia, Brazil và giá tiêu tại các thị trường tiêu thụ chính như Châu Âu, Châu Mỹ đều đưa tin hàng ngày, hàng tuần; Bà con nông dân và mọi thành phần tham gia sản xuất, kinh doành hồ tiêu của Việt Nam theo dõi không gì khó khăn.
Bà tay đánh bạc của các nhà đầu cơ tiêu thế giới tại sàn Kôchin Ấn Độ có dẫn dắt được giá tiêu Việt Nam hay không còn tùy thuộc vào bản lĩnh và giải pháp ứng phó của bà con nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam?
Giá tiêu thế giới gia tăng trong mấy năm gần đây chủ yếu do nguồn cung nhỏ hơn nhu cầu sử dụng. Các nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách làm méo mó thị trường. Không như trước đây, giá cả thị trường đã dần chuyển quyền từ người mua sang người bán.
Việt Nam đã và đang là Quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới, bỏ xa các nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia…Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh và phát triển, Việt Nam hội tụ đủ ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã tạo lợi thế rất mạnh trên thương trường (Tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá cạnh tranh so với các nước)
Sự bình tĩnh, phối hợp đồng bộ giữa hàng triệu bà con nông dân trồng tiêu với các nhà doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà quản lý các cấp là hết sức cần thiết và là yếu tố quyết định tiến độ lưu thông, giá cả thị trường tiêu trong nước và xuất khẩu của Hồ tiêu Việt Nam…
Vô trang web của Hiệp hội hồ tiêu để coi giá, không khó khăn? bạn có nói tếu không đấy !
Dễ ẹc, đóng phí vào là xem được tất.
Người ta mới vào tham gia ý kiến tí xíu. Các bác nói vậy thì người ta chạy mất dép chứ có đâu mà quay lại. Sao mà căng thế!
Như bác nói là giá do công ty chuyên xuất khẩu trực tiếp. Họ có xuống tận nông dân để mua không. Hay là họ ra giá rồi cứ thế ép xuống. Không phải là thương lái mua của nông dân chứ gì? nông dân có biết ai đâu? Vậy là thương lái không chi phối? Thật không?
Thay nhau mà bốc nông dân lên cho có vẻ vậy thôi, chiêu của mấy ổng còn lạ gì. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, có tiền là được nhỉ, phải không ông Trần Đức Long. Trang Web của Hiệp hội không dành cho bà con đâu, đừng có ngủ mơ.
Bạn chỉ cho mình cách vào trang Web của VPA để xem giá tiêu hàng ngày. Cám ơn bạn nhiều.
Muốn vào trang web của Hiệp hội VPA thì ai cũng vào được nhưng theo HV tôi biết thì phần thông tin giá cả lại nằm trong phần tin tức nội bộ, mà muốn xem tin tức nội bộ thì phải là thành viên của VPA mới được cấp tên đăng nhập và password.
Ý bác là đóng phí chứ gì.
Có tiền là xong nhỉ, quân này nói dối với bà con như cuội.
@Thanh Mai ơi đừng có mơ giữa ban ngày. Có phải hiệp hội của nhà vườn trồng tiêu đâu mà xem!
Vậy là Trần Đức Long này nói dối với bà con, tẩy chay đi!
Xem thử trên bài viết xem tiêu VN có cạnh tranh với các nước hay chỉ lo bán tháo, kiếm lợi nhuận mà chèn ép người sản xuất, như cái tên Trần Đức Long này. Trên diễn đàn nông dân mà còn nói dối.
Có gì đâu các bác, bưng bít thông tin là cách làm ăn của hiện đại.
Các bác thử tìm giá cafe, tiêu hay các loại nông sản khác trên các trang mạng thử xem, có được bao nhiêu trang đưa công khai, trong số đó có bao nhiêu trang đáng để các bác tin cậy?
Hô hào vì nông dân vậy thôi, vì nông dân đông quá.
Đọc phản hồi của bạn Trần Đức Long, tôi thấy quen quen, hình như là anh T ở hiệp hội hay sao ấy, giọng văn này Nông dân tôi không lầm vào đâu được.
Hôm nay trời mưa nhiều rồi, sao bà con còn nóng thế! Giá cả đã bấp bênh, lên xuống bất chừng, lo cho tiền phân, công làm cỏ bẻ chồi không đủ mệt hay sao? Hạ hỏa, hạ hỏa!
Năm 2010 anh Hướng trồng tiêu ở Ấp Vườn Bưởi , xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh , tỉnh Bình Phước thu được trên 20 tấn tiêu. Anh Hướng bán ít đầu vụ để xài đỡ , lúc đó giá chỉ 36.000-37.000 đ/kg. Giữ hàng đến tháng 7/2010 A. Hướng bán hêt hàng với giá 63.000 đ/kg . Không ngờ cuối năm 2010, giá nhảy lên 93.000 đ/Kg. Hướng telepone than với Bé Hạt Tiêu : “Giá mà tôi nghe anh giữ tiêu thêm 3-4 tháng nữa thì lãi gần 700 triệu mất đứt con INOVA !.
Phận nghèo trồng được ít tiêu, lại vay lãi cao ngân hàng, sao mà giữ được sản phẩm. Các bác nông dân trồng nhiều tiêu, có bát ăn bát để , trữ được tiêu tới vụ thu hoạch, bán thời giá khi giáp hạt, thu lãi cao, thấy mà thèm.
Nông dân VN mình trồng tiêu, nhiều người giàu như một số bác tỷ phú ở huyện Chư Sê, Chư Pứ (GIa Lai), huyện Eahleo ở Đắc Lắc, huyện Xuân Lộc ở Đồng Nai, huyện Châu Đức, Xuyên Mộc BR – VT… và VN nhiều người như thế, sẽ trở thành lực lượng điều tiết thị trường giá cả trong nước, khó ai có thể ép được giá rẻ.
Bé Hạt tiêu nghe nói cắt một cái tóc nam ở Mỹ giá bình dân 10 USD, số tiền này mua được 2 kg tiêu, gia đình 4 người xài cả năm. Nước Mỹ nhập năm 60.000 – 7000 tấn tiêu.
Nhà Bé Hạt Tiêu cũng trồng được ít trụ tiêu, biết là cuối vụ lúc giáp hạt giá sẽ lên, nhưng nghèo phải bán ngay từ đầu vụ giá rẻ, nghĩ vùa tức vùa tiếc…
Khó khăn cho nông dân chúng ta rồi đây !