Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt dự án Sản xuất giống cà phê, ca cao giai đoạn 2011-2015.
Dự án nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống càphê, ca cao chất lượng cao đáp ứng nhu cầu giống cho chương trình tái canh càphê và chương trình phát triển ca cao, do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên làm chủ đầu tư, với tổng số vốn là 66,2 tỷ đồng.
Dự án tập trung vào chăm sóc và khai thác các diện tích đã có ở giai đoạn trước. Hàng năm, các hoạt động từ dự án sẽ cung cấp 20 tấn hạt lai đa dòng càphê vối, 3 tấn hạt giống càphê chè chất lượng cao đồng thời cung ứng 2 triệu chồi ghép phục vụ nhu cầu tái canh và trồng mới mỗi năm từ 20.000-22.000ha cà phê.
Đối với ca cao, dự án cung cấp 1,5 triệu chồi ghép, 300.000-400.000 cây ca cao ghép và 1 tấn hạt giống ca cao đảm bảo đủ giống trồng hàng năm theo kế hoạch.
Bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất giống đầu dòng, hạt lai, giống thương phẩm, dự án sẽ xây dựng 4ha mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống mới, gồm 2ha càphê vối tại khu vực Tây Nguyên; 1ha càphê chè tại miền núi phía Bắc và 1ha ca cao tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
Ngoài ra, dự án đào tạo tập huấn 2 cán bộ kỹ thuật tại Ấn Độ về sản xuất giống càphê và 2 cán bộ về sản xuất giống ca cao tại Cote d’Ivoire đồng thời đào tạo 600 lượt cán bộ trong nước về công nghệ sản xuất giống càphê, ca cao.
Để dự án đạt hiệu quả cao và góp phần phát triển bền vững đối với cây càphê, ca cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhanh chóng nhân và chuyển giao giống tốt cho trồng tái canh. Các tỉnh cần có chính sách hỗ trợ nhân giống và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh giống cà phê tại địa phương.
Ngoài ra, Cục chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục Trồng trọt xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với chất lượng càphê xuất khẩu, hoàn thiện quy trình VietGAP đối với càphê theo hướng tiếp cận với các quy trình chứng nhận quốc tế…
Theo: TTXVN
Viết chung chung quá không biết đâu mà lần. Dân ta đọc mà hiểu để hưởng lợi xứng đáng từ dự án này tôi …!.
Bài viết nhằm đưa tin chứ không phải để giải thích hay làm sáng tỏ một vấn đề nào cả.
Hy vọng dự án ra đời là vì người dân trồng cà phê và vì cây cà phê Việt.
Bác Cafe chim nói đúng và hay thật: đưa tin chứ không phải để giải thích hay làm sáng tỏ một vấn đề nào cả nghĩa là nó chẳng để làm gì? viết để viết? có chăng chỉ là hy vọng “Vì” người dân trồng cà phê và vì cà phê Việt. Tức là các cán bộ “sống” là để “cho” dân một cái hy vọng? nếu đúng là thế thì bác Cafe chim ơi! dân ta hy vọng 5 năm, 10 năm hay … lâu hơn nữa rồi thất vọng nhiều lắm rồi.
Cái mà em thấy là không thiếu các cơ sở bán cây giống mà chẳng có ai kiểm chứng hay giấy chứng nhận gì, không tin bác cứ lấy một ít cây cà phê bác ươm (em không nói là giống cà phê nhà bác không chuẩn đó nhé) mang ra bán cho họ, họ sẽ mua ngay. Ai đến hỏi họ bảo giống của Viện Ea K’Mát có ai biết, có sao đâu? giống cây khác cũng vậy. Nhà kia mua 200 gốc bơ có “nhãn mác” bơ sáp thế mà giờ sau 5 năm phải chặt bỏ và đang tiến hành ghép.
Em cũng chỉ nói lí sự cùn vậy thôi chứ nó chẳng liên quan gì tới bác và em cả vì : Bài viết nhằm đưa tin chứ không phải để giải thích hay làm sáng tỏ một vấn đề nào cả.
Giải thích hay làm sáng tỏ một vấn đề nào đó là công việc của những nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý ở tầm vĩ mô, còn việc của nhà báo chỉ là đưa tin.
Đưa như thế nào là do năng lực của người viết báo, còn đưa đến đâu lại phụ thuộc vào cách làm của các nhà nữa chứ! Có làm được mới có mà đưa, không làm được thì lấy gì mà đưa. Không lẽ nhà báo lại nói điều không có hay điều chưa làm được à!
Có còn hơn không, có còn hơn không …! (T.C.S.).
Việc của nhà báo là của nhà báo em không dám nói có biết gì mà nói chứ nói gì đến chuyện nói “có” hay “không”. Nói ra lại bảo “vơ đũa cả nắm, ễnh ương”. Bác cafe chim nói đúng! bác cứ giữ lấy ý kiến của bác.
Mong rằng đó là cái đề tài khiến mọi người công nhận đó là áo ấm chứ không phải là cái áo rách, áo rách nó cũng ấm cho những người cùng khổ nhưng mà nó quá đắt và có phần xót xa.
– Không biết 66 tỷ đồng làm sao để tiêu hết đây khi làm mấy công việc đó? Trong khi đầu tư cho nghiên cứu về chọn tạo giống mới, kỹ thuật canh tác chỉ có vài tỷ/năm.
– Mà cũng thông tin thêm, tất cả các công việc trên đều đã có sẵn, đã thực hiện. Nhân giống để bán giống thì có nguồn thu vậy làm gì mà phải đầu tư dzữ vậy?
– Vấn đề cấp thiết là quản lý giống thì không có nói. Để giống trôi nổi như hiện nay, thì dự án chết yểu là cái chắc. Mà nếu có thực hiện thì cũng chỉ là để cho có việc làm mà thôi.
– Trong khi những tiêu chuẩn như Utz Certified, 4C,… là tiêu chuẩn quốc tế, đã có thương hiệu trên Thế Giới. Vậy mà riêng Việt Nam lại cứ muốn xây dựng tiêu chuẩn riêng cho mình như Cà phê VieetGAP. Có khác nào tự mình thắt cổ mình?