Không chỉ sản xuất, chăn nuôi giỏi, anh Nguyễn Xuân Bình ở thôn Đồng Thanh, xã Thiệu Tâm (Thiệu Hoá – Thanh Hoá) còn được biết đến với thành tích là người đầu tiên trồng thành công cà phê trên đất pha cát. Thành công của anh đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở dải đất bồi ven sông Chu.
Để có được vườn cà phê xanh tốt, cho năng suất cao như hiện nay, anh Xuân Bình đã phải đánh đổi nhiều thứ: công việc, tiền bạc, thậm chí cả danh dự của mình. Nhưng với sự đam mê cây cà phê đến quên ăn, quên ngủ, Bình bất chấp tất cả và anh đã thành công khi “dám” đưa cà phê từ Tây Nguyên về trồng trên đất cát quê mình.
Trước khi quyết định trồng cà phê, Bình đã học hỏi kinh nghiệm qua sách, báo, đài…, không những thế, khi có điều kiện, anh lại “khăn gói” vào Đắk Lắk để tận mắt chứng kiến cách thức trồng và chăm sóc cà phê của bà con nơi đây. Ròng rã 8 năm trời (từ năm 1998 đến năm 2006), năm nào anh cũng 2 lần vào Tây Nguyên để học hỏi kinh nghiệm. Anh tâm sự: “Đọc báo, xem tivi thấy có nhiều người giàu lên nhờ cây cà phê, tôi tự nhủ họ trồng được, tại sao mình lại không. Khi đã có kiến thức vững, tôi quyết định đưa loại cây cho hiệu quả kinh tế cao này về trồng trên quê hương”.
Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công của Bình không hề đơn giản. Biết anh có ý định xin đất trồng cà phê, chính quyền xã Thiệu Tâm phản đối kịch liệt. Nhiều người cho rằng anh bị… hâm mới đưa loại cây chỉ ưa khí hậu Tây Nguyên ra đây trồng. “Nhưng thấy tôi kiên quyết, UBND xã đã nhượng bộ cho tôi thuê 1ha đất ven sông Chu. Tuy nhiều người nói ra nói vào nhưng rất may tôi được vợ con ủng hộ”, anh Bình chia sẻ.
Khi đã có đất, Bình bỏ ra 8 triệu đồng mua trên 1.000 gốc cà phê về trồng. Nhờ nắm chắc kỹ thuật nên trong quá trình trồng và chăm bón, anh đã có nhiều thuận lợi, đất đai ở ven sông Chu lại màu mỡ, gần nguồn nước tưới nên cây phát triển rất nhanh. “Khi cà phê bắt đầu sinh trưởng và quen với khí hậu ở Thanh Hóa thì hai trận nắng lịch sử của năm 2009 và 2010 cũng làm vườn cà phê của tôi bị ảnh hưởng phần nào. Lúc đó rất nhiều người xì xào, bàn tán, có người còn khuyên tôi chặt về làm “củi” đun. Bỏ ngoài tai tất cả, tôi mang máy bơm ra sông Chu, bơm nước tưới liên tục cho cây, nhờ vậy mà cà phê mới chống chọi được những trận nắng nóng như thiêu đốt. Sau đợt ấy, chúng như “nắng hạn gặp mưa rào”, lớn bùng lên và nhanh chóng đơm hoa kết trái”, anh Bình hồ hởi khoe.
Năm 2010, năm đầu tiên cà phê cho thu hoạch, gia đình anh đã thu về 2 tấn, bán được trên 70 triệu đồng. Trước thành công này, nhiều người mới “phục” việc làm táo bạo của anh. Đặc biệt là chính quyền xã Thiệu Tâm, khi được chứng kiến những cây cà phê chín đỏ, trĩu cành, đã rất vui mừng bởi tìm được hướng phát triển mới.
Trò chuyện với chúng tôi, Bình cho biết, sắp tới anh sẽ trồng thêm 5ha nữa, nâng tổng diện tích cà phê lên 6ha; phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích cà phê lên 15ha. Không dừng lại ở đó, anh còn dự kiến mở công ty chuyên sản xuất và chế biến cà phê. “Khó khăn nhất của tôi hiện nay chính là không có đất để mở rộng diện tích, hiện xã đã đồng ý cho tôi thuê thêm 5ha nữa, nhưng như vậy cũng chưa đủ. Tôi chỉ mong trong thời gian tới được chính quyền xã quan tâm, cho thuê thêm đất để tôi có thể mở rộng, phát triển cây cà phê trên đất Thiệu Hoá”.
Việc Nguyễn Xuân Bình trồng thành công cà phê trên đất pha cát thực sự là hướng đi mới, giúp cà phê đứng vững trên mảnh đất pha cát xứ Thanh.
Thu bói mà 2tấn/ha là đạt năng suất cao đó, Tây nguyên chưa chắc đã đạt năng suất như vậy, vùng đất Thanh Hoá mà cây cà phê rô cho năng suất cao như vậy thì trên cả tuyệt vời, nhưng chưa biết chi phí như thế nào nữa?
Hoan hô anh Bình!
Với hướng đi như vậy, sẽ mở đầu cho việc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho đồng bào mình ngay tại trên chính quê hương.
Chắc chắn chính quyền địa phương, hội nông dân và khuyến nông sở tại sẽ ủng hộ anh.
Anh cố gắng giúp bà con mình muốn được làm giàu như anh nhé!
Chúc anh Bình Thành công!
Thật khâm phục ý chí của Anh Bình! anh hãy cố lên rồi đây chắc chắn miền trung sẽ không còn phải đói nghèo nữa.
Tôi không thể tin và không bao giờ tin được 1ha cà phê thu bói ở vùng đất thanh hóa mà thu tới 2 tấn cà phê nhân . Vậy đến khi cà phê vào kinh doanh thì thu chắc là khủng khiếp lắm nhỉ ? Lúc đó chắc bà con ở tây nguyên mình phải ra thanh hóa học hỏi anh bình thôi … Đúng là bài viết này thổi phồng sự thật kinh khủng qúa . Tác giả này chắc vừa mơ ngủ vừa viết qúa
Tôi nghĩ cây cà phê rất khó cho năng suất ổn định ở vùng đất cát pha bởi cấu tượng của đất không thích hợp để trồng cây cà phê, ngay cả trên vùng đất Tây Nguyên nhiều nơi cũng không thích hợp cho cây cà phê. Bởi cà phê thích hợp nhất là đất đỏ Ba zan còn về năng suất 2 tấn nếu là vỏ thì có lý nhưng 2 tấn vỏ thì không được 70 triệu được. Theo tôi anh Bình không nên mở rộng diện tích nhiều mà nên tăng lên 1 ha và theo dõi năng suất cây cà phê và xem nó có thích hợp trồng trên đất cát không rồi mở rộng diện tích cũng chưa muộn, nếu không rất dễ trắng tay
Cà fê năm 4 mà bói gì nữa ,trồng 2006 mà. Chẳng qua điển hình nông thôn thì nhà báo nói hộ thêm vào cho nó khí thế mà . Nếu đất cát thật thì năm thứ 7 chỉ có chặt về làm củi thôi .
Hai bên bờ sông Chu mà là đất cát ? nhà báo này kém môn địa lý lắm đây!
Ủa mà sao chính nhà báo lại viết : đất đai ở ven sông Chu lại màu mỡ, … nên cây phát triển rất nhanh.
Vậy là đất gì bà con?
Đúng vậy! tui nghe thấy mà nghi nghi sao ấy. Đất cát thì chỉ mơ trồng khoai thôi. Như Anh Đồng nói đúng đất cát thì chừng vài năm thì chỉ có chặt về làm củi thôi. Với lại hạn hán như vậy, thì phải tốn hết mấy ngàn lít dầu trời. Tui nghĩ anh ta chưa chi mà muốn mở rộng 15ha thi chỉ có phá sản thôi.
Nhìn cây cà trong bức ảnh thì một cây cho ko quá 2 kg quả tươi , chắc cho khoảng 2 tấn tươi là đúng. Nhưng chắc người viết nghe đài báo nói cà phê giá ba mấy ngàn /kg vào thời điểm cuối năm 2010, nên tính vội tính vàng là hơn 70 triệu đồng , chứ có biết là họ nói giá cà nhân đâu.
Hãy bằng lòng với bài viết của tác giả đi cafe chim ạ. Bạn làm tui bật cười và liên tưởng đến bài hát
” Cánh chim báo tin vui” của nhạc sĩ Đàm Thanh nói về con chim Pơrơtốc ở Tây Nguyên có đoạn: “Giờ chim bay về Miền Bắc, báo tin vui đến Bác Hồ… Rằng người Tây Nguyên ta, thiết tha mong Người về thăm”… Trong khi nhạc sĩ chưa hề tưởng tượng ra con chim này như thế nào, có bay được ko mà dám viết như thật. Khi vào Tây Nguyên được hỏi nhạc sĩ mới vỡ nhẽ: Pơrơtốc là loại chim câu xanh, chỉ chuyền cành này sang cành khác, ko bay xa được… Vì ko biết, nhạc sĩ sáng tác ra bài hát rất có lý phải ko nào? (Bạn mở bài hát này nghe đi và nhâm nhi ly càfe bây giờ tuyệt lắm nghe bạn).
Hy vọng cà phê bạn Bình khi vào kinh doanh đừng chặt làm củi mà giữ được sản lượng bình quân 2 tấn/ vụ là quá tốt rồi.
chuotdong bạn có hướng dẫn sử dụng agri fos 400 trị bệnh cho tiêu rất cụ thể, bạn có kinh nghiệm về sầu siêng mõn thoong kg? nhà mình sr xì mủ cũng do nấm phytophthora mình cũng trị bằng agrifos 400 cộng với mancozeb kg biết hiệu quả thế nào? bạn có kinh nghiệm cho mình ý kiến , cám ơn
Dân văn nghệ văn gừng khi sáng tác họ có thể tưởng tượng, mơ mộng ,lãng mạn này nọ được, chứ làm kinh tế nói chung và làm cà phê nói riêng mà bạn khuyên hãy bằng lòng với những sự mơ mộng đó. Lỡ dân huyện NGA SƠN quê tôi thấy cà phê có giá lại tin vào sự tưởng tượng của nhà báo mà đổ xô đi chặt hết cây lác dệt chiếu để trồng cà phê thì khổ.
Nhìn cây cà phê mẫu còi quặt như thế (lá to, mỏng, thưa đốt, lác đác vài chùm hoa) làm gì có chuyện cho thu bói 2 tấn/ha. Nhà báo và nhà nông này hình như đang bị bệnh hoang tưởng thì phải.
Hôm nay thế giới có thêm ngày nói dối, cũng đều trong tháng 4 ấy mà!
lòng kiên nhẫn để vươn lên của anh Bình thật đáng phục, nhưng bài viết của PV nào đó thì cần xem lại, không khéo thì tuyên truyền cho nông dân Thanh Hóa trồng cafe khi chưa có 1 kết luận chính xác thì tội cho nông dân . Vùng đất khó khăn càng khó khăn hơn .
Xin chào các bác trên diễn đàn.
Qua bức tranh tôi thấy cây cà có mấy cành ,cành cấp thì ko có, lấy đâu ra 2t/vụ. Nhà báo này viết ko chính xác rồi. Cà phê như vậy mà phát triển 15ha. Chắc vài năm nữa bán nhà trả nợ thôi.
Tôi cũng xin góp ý: xứ Thanh lạnh nhất miền Trung lại kéo dài chứ không như Tây Nguyên, vậy làm sao cà phê vối chịu nổi mà cho năng suất cao được.
Con cũng nghĩ như các cô chú, vì cây cà phê là loại cây chỉ thích hợp với tính chất của đất bazan nên bài báo này có vẻ như có phần phóng đại quá.
Nhìn cây cafe trong hình đã thấy vàng lá rồi mà tốt cái nổi gì mà tốt ! đó là chưa nói vài năm nữa sẻ biết ! hết đất rồi mới đem cafe trổng trên cát … đúng là sáng tạo ! giống như 2 anh ở Tây Ninh lấy xe máy cày chế thành máy bay trực thăng rồi đòi bay trên trời.
Qua đây mình thấy nông dân mình giờ đây rất am hiểu và tốt bụng không chỉ lo cho bản thân gia đình mình và lo cho cộng đồng nữa. Đó là bản chất thật thà chất phác của người nông dân bao đời nay không hề thay đổi, nên giữ gìn và phát huy. Chỉ một chủ đề cây cà phê trồng trên đất cát bên bờ sông Chu mà rất nhiều người tham gia góp ý kiến, không biết anh Bình có tham gia diễn đàn không nhỉ, nếu tham gia thì những lời góp ý chân thành này rất hữu ích cho bản thân anh.
Theo tôi trong nông nghiệp khí hậu quan trong nhất, còn đất đai có thể điều chỉnh( thiếu chất gì bổ sung chất đó) trong nông nghiệp kỹ thuật cao người ta còn dùng dung dịch thuỷ canh. Trong bài viết và hình ảnh thì nhà báo cũng hơi quá, tuy vậy đối với nông dân phía bắc sản xuất nông nghiệp mỗi năm có thêm 10 triệu cũng là vấn đề
1. Đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt
2. Tập quán canh tác lạc hậu, chỉ biết trồng xuống nhưng không chiu đầu tư
Tuy vậy vẫn còn không làm gì, cố gắng lên chúng tôi ủng hộ anh.
Theo tôi việc trồng cây gì trên đất cát cũng được tuy nhiên nó có phù hợp hay không mới quan trọng. Vì trên đất cát dinh dưỡng kém, chất hữu cơ thấp, v.v… nói chung điều kiện thổ nhưỡng (đất và dinh dưỡng) không thể nào sánh được với đất đỏ Bazan. Tuy nhiên, năng suất có thể cao hoặc cao hơn với đất đỏ bazan nhưng anh phải đầu tư phân bón, chăm sóc, vv.. như thế nào để năng suất cao hơn trên đất đỏ. Chỉ tính riêng đó, liệu lợi nhuận đem lại và hiệu quả có tốt không. Nếu đảm bảo được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao thì không có gì phải bàn nữa.
– Lấy ví dụ: Tại sao dân ta trồng rau, quả trên nền đất rất dinh dưỡng nhưng hiệu quả lại không bằng bên Isarel người ta trồng trên cát mà nông nghiệp của ta vẫn phát triển!
Nếu tôi không nhầm, khí hậu ở chỗ anh hơi khắc nhiệt nên không thuận lợi cho sản xuất cà phê.
vì vậy, xét tổng thể anh không nên trồng diện tích lớn. Còn nếu muốn thì tốt nhất tìm vùng đất thuận lợi hơn, hoặc vào Tây Nguyên mua đất trồng.
Tóm lại, chúng ta lên thành lập vùng chuyên canh cây trồng. Bài toán về quy hoạch mà chúng ta mãi vẫn không thực hiện được chỉ vì chưa có sự quy hoạch cây trồng thành công, bài bản cả, đôi khi chỉ vì tự phát.
Nên học người Pháp, họ đã quy hoạch nông nghiệp mà cách đây hơn 100 năm khi họ đô hộ mình.
Thân gửi nongdancafe.
Mình k trồng độc canh mà chỉ xen vài chục cây trước là che gió sau lấy trái ăn. chắc thổ nhưỡng vùng rẫy mình k hợp, cũng có thể chọn nhầm giống quả chẳng ra gì. cây to lớn , chặt thấy uổng nên mình đốn hết cành rồi thả tiêu thôi.
K riêng cây sầu riêng mà các lọai cây như mít, muồng… sử dụng làm nọc tiêu chặt cành nhiều đều bị bệnh xì mủ. Là nọc thôi nhưng thả “cây tiền tỷ” ấy vào mà chết nọc thì toi rồi, vì thế mình mua sách tham khảo và đã thử nghiệm nên cũng trao đổi bạn áp dụng xem sao.
Hiện nay, hai loại thuốc được xem là đặc trị bệnh xì mủ thối gốc là Aliette và Ridomil nhưng nó chỉ có hiệu quả khi điều trị sớm và đúng cách.
Cách 1 : -Cạo sạch vết bệnh rồi bôi lên với liều lượng 10gr/1 lít nước.Cũng có thể trị bằng cách dùng Aliette 80 wp từ 15 đến 20gr/ lít nước phun ướt toàn cây.
Cách 2 : -Có thể dùng nấm đối kháng với nấm Phytophthora spp là nấm Trichoderma ha dia num điều trị. Trộn 1 kg mấm Trichoderma với 40 kg phân chuồng rải xung quanh tán lá với liều lượng 2 đến 3 kg hỗn hợp trên cho cây nhỏ hơn 5 tuổi còn 5kg cho cây 5 tuổi trở lên.. Khi sử dụng nấm đối kháng này nên giữ đất luôn ẩm, độ PH khoảng 6,5 (đất ít phèn).
Có một số công ty họ đảm bảo rằng bị bệnh này chỉ cần 3 – 4 ngày làm theo cách của họ là khỏi bạn gọi điện xem nếu các loại thuốc trên k có nhé. họ chỉ nói rằng tên thuốc là ” CẮT ĐỨT XÌ MỦ” nhưng mình hỏi tiệm thuốc họ cười và nói chả có tên loại thuốc ấy đâu. SĐT: 0914182655 hoặc bạn đến số nhà 44- đường Phù Đổng -Ban Mê Thuột mua chế phẩm sinh học về điều trị cũng tốt nếu bạn ở gần.SĐT :0975321777 .
Các bạn ơi, khi tiêu chưa bị bệnh, tốt nhất các bạn nên dùng thuốc đổ gốc trị bệnh tiêu chết nhanh Agri fos 400 để phòng các loại nấm là tốt nhất. một điều cần lưu ý khi trồng tiêu chỉ đào bồn năm thứ nhất, nhì k ảnh hưởng đến bộ rễ tiêu ít nhiễm bệnh. Hạn chế dùng phân hóa học càng nhiều càng tốt. không có phân bò ta dùng vi sinh…
Phân bò hiện nay đa phần là đểu , nó sử dụng mùn cưa và đất sét đưa vào máy đùn đem đi bán làm chết hết cây trồng thôi. Mình vốn đa nghi nên mua phân bò cũng dùng chế phẩm men sinh học ủ sau 3 tháng mới đưa vào sử dụng.
Hai hôm nay tiêu lại lên 12 giá rồi đấy. Mình nói có sai đâu. Đến lúc cà phê rồi cũng vậy. Nguồn cung thắt chặt nhu cầu cao nên bà con yên tâm đi.
cám ơn chuotđong nhiều, mình đang sử dụng agri fos 400 + mancozeb thử xem thế nào ( ridomil bạn hướng dẫn nó cũng có họat chất mancozeb + metalaxyl) vì agri fos 400 nó đở độc hại , còn nấm trichoderma mình cũng đang chờ bỏ gốc vào mùa mưa nầy
Đúng thế.Agri-fos 400 do công ty phát triển công nghệ sinh học (Donothchno) nhập khẩu nên đỡ độc hại. bạn kết hợp nấm Trichoderma kết hợp bỏ gốc chắc chắn là được.