Giải mã tại sao giá hạt tiêu đã bớt nóng

Sáng hôm nay 16/4, giá hạt tiêu đen xô tại Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp tục xuống ở mức 110.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ mới hơn 2 ngày giá tiêu xô rớt mất 12.000 đồng/kg, có nghĩa là nhà vườn đã mất 12 triệu đồng/tấn, mức giảm khá mạnh.

Trong suốt 3 tuần qua, trên sàn giao dịch hạt tiêu thế giới, sàn Kochi-Ấn Độ, giá hạt tiêu tăng trưởng liên tục không ngừng. Tính kể từ ngày 25/3, giá hạt tiêu kỳ hạn giao tháng 5 ở mức tương đương 5.338 đôla Mỹ/tấn, cho đến ngày 15/4, trong vòng 3 tuần qua, tăng lên 5.990 đôla Mỹ/tấn, mức tăng chiếm 12,2%.

Giá hạt tiêu kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch Kochi - Ấn Độ
Giá hạt tiêu kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch Kochi – Ấn Độ

Giá hạt tiêu xô trong nước cùng thời gian cũng từ 95.000 đồng tăng lên 112.000 đồng/kg, mức tăng chiếm 17,9%. Mức tăng của giá hạt tiêu trong nước đã cao hơn mức tăng của thế giới 5,7% trong cùng thời gian, một sự chênh lệch không hợp lý.

Để lý giải điều này không ngoài sự suy giảm sức mua của đồng nội tệ so với các ngoại tệ mạnh khác và mức độ lạm phát trong nước tăng nhanh đã ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa nói chung trong đó có các mặt hàng nông sản. Bên cạnh đó còn là sự đẩy giá của các nhà đầu cơ trong nước khi có thông tin nguồn cung hạt tiêu thế giới năm nay thiếu hụt nhiều.

Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, giá hạt tiêu giao dịch trên sàn Kochi – Ấn Độ đã chững lại và có xu hướng giảm nhẹ, kéo theo sự quay đầu mạnh mẽ của giá hạt tiêu trong nước.

Theo các nhà phân tích trên sàn, đã có một số công ty của Việt Nam đã bán khống vì cho rằng sau tháng 3 giá sẽ giảm và sẽ không có người mua hàng nhiều trong khi giá của sàn kỳ hạn quá cao so với hàng thực và các nhà nhập khẩu đang đẩy mạnh việc mua vào nhằm rút ngắn khoảng cách giữa hai thị trường.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của nước ta đã thấy rõ giá hạt tiêu tăng liên tục trong 3 tuần gần đây làm họ khó tìm mua được hàng so với mọi năm.

Dự kiến trong năm nay thế giới thiếu hạt tiêu vì nguồn cung vốn không đủ cầu, lại thêm các nước sản xuất chính bị mất mùa nên không có gì bù đắp được. Riêng Việt Nam năm nay, với kế hoạch xuất khẩu 125.000 tấn, chiếm vị trí số 1 về xuất khẩu hạt tiêu, cũng không làm giảm bớt nổi lo nguồn cung.

Một báo cáo của các thương nhân Việt Nam trong tuần qua nhận định, trong tình hình giá cao hiện nay, nông dân của các nước sản xuất chỉ cần bán ra 30-40% sản lượng vụ mùa này của họ cũng đủ để trang trải các chi phí và cho đầu tư trở lại.

Nông dân Việt Nam hiện đã biết giữ hàng để chờ giá cao, và họ không còn phải lo lắng ồ ạt bán hàng ra như mọi năm, vì giá cả các loại nông sản tăng cao giúp cho đời sống của họ vững vàng hơn.

Ấn Độ, nước có giá hạt tiêu cạnh tranh trên thế giới năm nay cũng thắt chặt nguồn cung, mặc dù hàng năm Ấn Độ cũng nhập về khoảng 10.000 tấn để tái xuất.

Sản lượng năm nay dự kiến sụt giảm của các nước chủ lực – theo Reuters.
Sản lượng năm nay dự kiến sụt giảm của các nước chủ lực – theo Reuters.

Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự kiến, sản lượng Ấn Độ năm nay chỉ ở mức 48.000 tấn, giảm 2.000 tấn so với vụ trước. Sản lượng Brazil, Indonesia cũng giảm nhẹ còn sản lượng Trung Quốc năm nay vẫn không đổi.

Trong khi đó, Reuters dự báo, năm nay các nước sản xuất chủ lực, trừ Việt Nam, đều sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, sự gia tăng mức tiêu thụ của các nước lớn sẽ gây sức ép lên nguồn cung vốn đã thiếu hụt.

Hiện các nhà giao dịch đang chú ý giá cả từ phía Việt Nam đưa ra. Các thương nhân xuất khẩu Việt Nam đang đẩy giá hạt tiêu loại 500 Gr/l lên mức 5.900 đôla Mỹ/tấn (FOB), vẫn rẻ hơn giá tiêu Ấn Độ từ 150 – 200 đô la Mỹ/tấn.

Các nhà đầu cơ hàng hóa nông sản trong nước cũng cho biết, họ đang tìm mua tiêu loại Asta của Ấn Độ.

Theo quan sát của tác giả, vào ngày gày 4/4, đã ghi nhận được: Nông dân vùng Tamataka và Kerala, vùng trồng tiêu trọng điểm của Ấn Độ, bán ra với giá tiêu xô 140 Rupi/kg, tức chỉ hơn 3 đôl a Mỹ/kg. Ở Indonesia, giá tiêu xô tại vùng Lampung và Sarawak, nông dân cũng bán ra ở mức giá 38.500 Rupiah/kg , tức khoảng 4.450 đô la Mỹ/tấn. Tại Brazil cùng thời điểm, giá tiêu xô trong nước vững ở 7,75 Real/kg, tức khoảng 4.800 đô la Mỹ/tấn.

Trong khi đó, tại Chư Sê, Gia Lai có giá 101.000 đồng/kg và tại Bà Rịa-Vũng Tàu là 103.000 đồng/kg. Chứng tỏ giá thị trường nội địa Việt Nam nóng hơn nhiều.

Liên quan:

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nguyen Thi My Nga

    Cho tôi hỏi, liệu bây giờ đã phải là thời điểm tốt để bán tiêu, vì mặc dù giảm 12 triệu/tấn nhưng vì tôi mua với giá thấp nên vẫn có lời, dù không lời nhiều thôi. Mong nhận hồi âm
    Trân trọng cám ơn.

    1. Quoc Vinh

      Đây là thời điểm bán tốt đấy bạn ạ. Hiện nay hồ tiêu Việt Nam đang vào thu hoạch rộ nên áp lực cung sẽ giảm. Từ trước đến nay bà con nông dân có tâm lý chung là: Khi giá lên thì chờ chứ không bán, nhưng khi giá xuống thì bán gần như ào ạt (tâm lý đám đông). Các phiên giao dịch ngày 15;16;18 đều giảm cả ngắn hạn và trung hạn. Theo suy đoán của bản thân tôi thì mặt bằng giá hồ tiêu Việt Nam nằm ở mức 110.000đ đến 115.000VNĐ.

  2. nguyễn hữu tiến

    các cô chú cho cháu hỏi là giá hồ tiêu ngày 18/4 tại đaklak là bao nhiêu được không ạ? (vnd/1kg)

  3. Doanqtkd_pro

    Các bác cho em hỏi? ông bà già ở GiaLai đang còn 3 tấn tiêu- mấy hôm nay giá đang giảm- theo các bác thì giá tiêu còn tăng nữa không??? đang lo nó lại giảm nữa- mong các bác tư vấn thêm!

    1. phuceadar

      Nhân định giá tiêu năm nay như ban Quốc Vinh là hợp lý đấy , vì năm nay tiêu Việt Nam được giá cao, nên dân mình chỉ cần bán lai rai là đủ tiền xài , ko sợ xuống mạnh như mọi năm đâu ? và hãy bình tĩnh đừng bán tháo, kẻo ko lại mất ăn đấy ???

    2. asiafood2000

      Giá khó giảm sâu

      Theo thông tin chúng tôi có được thì Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự kiến sản lượng tiêu ở hầu hết các quốc gia sản xuất sẽ giảm trong năm nay, trừ Việt Nam và Trung Quốc. Kết quả là sản lượng tiêu toàn cầu năm 2011 sẽ giảm khoảng 2% xuống 309.952 tấn tấn. Dự trữ cũng sẽ giảm mạnh từ 95.422 tấn xuống 94.582 tấn.

      Dự báo về sản lượng của Ấn Độ trước đây đưa ra là 48.000 tấn, song nay đã được các thương gia và nhà chức trách ngành tiêu nước này điều chỉnh xuống 45.000 tấn, thậm chí một số người còn cho rằng sẽ chỉ đạt 40.000 tấn (so với 50.000 tấn của vụ trước).

      Trong bối cảnh đó, kế hoạch xuất khẩu 125.000 tấn, chiếm vị trí số 1 về xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam cũng sẽ không giải quyết được khó khăn về nguồn cung trên toàn cầu năm nay. Tuy nhiên trong tuần này, thị trường tiêu sẽ tiếp tục ế ẩm, tác động tới xu hướng giá, bởi các khách hàng Mỹ và Châu Âu trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh.

      Do vậy, bây giờ giá giảm nhưng tương lai trung và dài hạn, giá vẫn ở mức cao. Đồng tình với phân tích của tác giả bài viết này. (gui ban tham khao nhe)

Tin đã đăng