Niên vụ 2010-2011, giá cà phê liên tục tăng, mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Các chuyên gia cho rằng, đây chính là kết quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ngày càng sâu hơn vào thị trường cà phê Việt Nam theo lộ trình gia nhập WTO.
Xem thêm: > Rà soát thu mua nông sản của DN có vốn nước ngoài
Thế nhưng, cũng không ít ý kiến lo ngại các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế tài chính, kinh nghiệm và thị trường không chóng thì chầy sẽ “bức tử” các doanh nghiệp Việt Nam và khi chiếm được vị trí “một mình một chợ” họ sẽ lũng đoạn, thao túng thị trường và quay lại ép giá nông dân.
Một lãnh đạo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA) cho hay, chỉ mới 3 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu cà phê đã mang lại hơn 1 tỷ USD, so với năm 2010 lợi nhuận từ cà phê rất lớn. Song, theo ông phần lớn lợi nhuận ấy lại nằm trong túi các công ty nước ngoài. Họ có nhiều vốn nên đã bỏ ra thu mua đến tận nông dân, còn các doanh nghiệp Việt Nam biết là giá tăng nhưng cũng chỉ đứng nhìn. Trên thực tế, sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài đã tác động tích cực lên giá thu mua cà phê nội địa.
Vấn đề là trong khi người trồng cà phê vui mừng vì được giá thì các doanh nghiệp trong nước lại cùng nhau khiếu nại các doanh nghiệp nước ngoài vi phạm luật pháp Việt Nam. VICOFA giải thích, mở cửa thị trường cà phê và thực thi cam kết WTO, theo đó mặt hàng cà phê không thuộc bộ tính hạn chế quyền xuất khẩu. Quyền xuất khẩu là quyền được mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm cả quyền đứng tên trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo VICOFA, quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu. Do vậy, việc các doanh nghiệp nước ngoài “phá rào” tổ chức mạng lưới thu mua cà phê trong dân được VICOFA cho rằng là vi phạm pháp luật và gây bất ổn cho thị trường cà phê Việt Nam. Bởi tham chiếu Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 15-7-2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), tại khoản 2.2: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu không được lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu”.
Điều bất ngờ là cũng Thông tư này, tại điểm c, khoản 2.1 lại cho phép các doanh nghiệp nước ngoài: “Được trực tiếp mua hàng hoá của thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối hàng hoá đó để xuất khẩu”.
Như vậy, về pháp lý rõ ràng là có vấn đề ở ngay chính cơ quan ban hành quy định pháp luật. Các chuyên gia nhận xét, đây cũng là sự cố thường gặp trong các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật ở Việt Nam, có không ít quy định vừa trùng nhau lại vừa đá nhau, không biết đâu mà lần! Nếu căn cứ vào điểm c, khoản 2.1 của Thông tư thì việc các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập mạng lưới thu mua hàng hoá để xuất khẩu không thể coi là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Hơn nữa, nếu không được phép lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu thì họ đến Việt Nam để làm gì? Trong khi theo cam kết gia nhập WTO, quyền xuất khẩu được định nghĩa là quyền được mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.
Có vẻ như các doanh nghiệp Việt Nam muốn duy trì lâu dài một “rào cản” để giành thế độc quyền trong việc tổ chức mạng lưới thu mua cà phê từ nông dân. Vì đây cũng chính là siêu lợi nhuận mà nhiều năm qua các doanh nghiệp trong nước đã thụ hưởng rất lớn từ các chính sách thu mua bất lợi cho người trồng cà phê, và cũng để tiếp tục duy trì được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ nông dân của Nhà nước mà họ luôn là trung gian. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn tham gia sân chơi, thì chỉ có thể thông qua các doanh nghiệp trong nước, và đương nhiên phải lệ thuộc vào “luật chơi” theo kiểu “nhập gia tùy tục”.
Ngược lại với mong muốn của các doanh nghiệp trong nước, trên diễn đàn của những người trồng cà phê, rất nhiều ý kiến mong muốn có sự cạnh tranh bình đẳng trong thu mua cà phê giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Có người còn so sánh, việc cấm doanh nghiệp nước ngoài tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cũng chẳng khác gì chuyện mua vé xe đò hai giá trước đây (giá cho người nước ngoài cao hơn giá cho người Việt Nam). Một sân chơi bình đẳng, một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích chính đáng hơn cho chính những người trồng cà phê, điều mà bất cứ nông dân nào cũng ao ước. Rõ ràng việc các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường cà phê đã mang lại cho người nông dân những lợi ích chưa từng có, được thanh toán ngay lập tức 100%, không còn gặp khó khăn về vốn và tránh phải trả chi phí lãi vay do nợ kéo dài. Phương thức thu mua cũng hết sức chuyên nghiệp, thuận tiện cho người nông dân, việc mà các doanh nghiệp trong nước trước đây chưa từng làm được.
Nó cảnh báo cho các doanh nghiệp thụ động trong nước rằng, hoặc là phải cạnh tranh hết sức, hoặc là phải bị đào thải. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam thực lòng vì lợi ích của đa số người trồng cà phê cũng như vì lợi ích chung của đất nước thì điều mà họ lẽ ra phải làm trong “cuộc chơi” này là tập trung giải quyết ngay các bài toán nội tại để có thể đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Trong dài hạn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm ra cách để chiến thắng trong cạnh tranh và ngành công nghiệp cà phê Việt Nam sẽ phải có bước phát triển mới về chất sau khi tiếp thu các chiêu thức kinh doanh, tiến tới cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Làm được như vậy thì lợi ích của doanh nghiệp, của người nông dân và của đất nước sẽ thật sự là một khối thống nhất.
Muốn các doanh nghiệp cà phê Việt Nam lớn mạnh, theo các chuyên gia, Nhà nước phải điều hành bằng biện pháp kinh tế, phải sàng lọc các doanh nghiệp, hỗ trợ vốn vay ít nhất là 40% tổng giá trị cà phê xuất khẩu bằng phương thức ưu đãi ngắn hạn trong lúc giá cà phê lên cao và cho vay ưu đãi dài hạn trong lúc giá cà phê xuống thấp, đồng thời kiên quyết loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém nợ nần.
Chúng ta không thể ngồi yên và chỉ trích doanh nghiệp nước ngoài mà cần phải bắt tay để tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước thành một tập đoàn lớn. Để doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài cũng cần quan tâm đến việc tổ chức các liên minh doanh nghiệp và nông dân tạo thành một khối đoàn kết thống nhất giữa “ba nhà”: Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và Nhà nước. Doanh nghiệp nào đảm bảo được các lợi ích chính đáng của người trồng cà phê thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó có nhiều cơ hội tồn tại, phát triển đồng hành cùng với sự lớn mạnh của ngành cà phê Việt Nam.
Tôi là nông dân, sống rất thực tế. Bây giờ DN có vốn nước ngòai mua cao ta cứ dể cho họ mua cho nông dân bán dược giá cao cho nông dân dở khổ. Nếu DN trong nước nào có khả năng, có thực tài cứ cạnh tranh mà tồn tại. ( mà bớt dược các DN yếu kém làm ăn thua lỗ vỡ nợ người dân còn thiệt thòi hơn nhiều) còn khi nào họ chiếm lĩnh thị trường họ ép giá ta lại tiếp tục cạnh tranh? khi họ ép giá thì sau lưng nông dân, sau DN trong nước còn có nhà nước, còn có chính sách hỗ trợ cho DN trong nước dể cạnh tranh. Còn cứ dành mọi ưu dãi cho DN trong nước thì nông dân được gì?
Vote 1 phiếu cho bạn. Nói rất hay, phải vậy nông dân mới bớt khổ.
Mấy năm vừa qua không có doanh nghiêp NN mấy ông doanh nghiêp trong nước ăn dày. Còn năm nay có doanh nghiêp NN mấy ông doanh nghiêp trong nước không ăn thua gì nên la thế, chứ cứ để các ông là chết dân chúng tôi. Còn như bài báo nói hay lắm và đúng nữa. Doanh nghiêp trong nước nào không có năng lực hoăc yếu kém thì cần phải xem xét. Cứ để kinh doanh kiểu đó họ vỡ nợ, chết dân.
Sân chơi WTO không dành cho kẻ yếu. Các doanh nghiệp của ta sống dưới lớp vỏ bọc của nhà nước. Mãi vẫn không lớn nổi… Thế mà kêu to.
Đúng quá rồi. Nếu không có doanh nghiệp nươc ngoài vào mua liệu dân mình có bán được cà với giá cao vậy không?
Vì lợi ích số đông! Nên hiểu thế nào cho đúng? Trong khi kinh doanh, ai cũng muốn lợi nhuận, người sản xuất cũng cần lợi nhuận để tái đầu tư sản xuất. Vậy chẳng phải khi có một cơ cấu gọn nhẹ & chuyên nghiệp thì sẽ có lợi nhất ư? Có cách khác xin vui lòng cho biết!
Còn riêng với cá nhân tôi, dù là doanh nghiệp nước nào thì họ cũng là con người, do vậy nên được xem trọng như nhau. Có ai làm kinh tế mà không phải bỏ vốn chủ sở hữu, nói là họ có lợi nhờ đồng dollars sao chúng ta không xem xét nâng giá tiền đồng?
Ai mua cao tôi bán, bất luận là người vùng này hay người vùng khác, bất luận thuộc quốc gia này hay quốc gia khác!
Thương trường là chiến trường mà. Mấy ông doanh nghiệp trong nước mới bị thương có chút xíu mà la om xòm rồi. Chứ mấy năm nay toàn nông dân bị thương ko, mấy ông DNTN đâu có biết gì.
Ông bà ta có nói : “nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột” là vậy đó bạn nông dân.
Có một điều tôi băn khoăn mãi. Khi DNNN vào VN cạnh tranh thu mua với DNTN mà tại sao lại có chuyện giá tháng 5 thì lại áp dụng giá của tháng 7 để mua nhỉ ? ai sẽ là người đứng ra bảo vệ quyền lợi của bà con nông dân chúng ta; hiệp hội cà phê, bộ công thương hay BTC nhỉ ?(ai biết xin chỉ giúp)
Giá như khi lợi ích của người nd khi bị o ép như thế mà các ban ngành có chức năng ra tay như đã từng đứng ra bênh vực cho các DNTN thì hay biết mấy các bác nhỉ…
Binh vực cho nông dân thì các bác ấy được gì? cho nên bạn cũng đừng băn khoăn làm gì!
Một lãnh đạo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (VICOFA), theo ông phần lớn lợi nhuận từ xuất khẩu cà phê lại nằm trong túi các công ty nước ngoài. Họ có nhiều vốn nên đã bỏ ra thu mua đến tận nông dân, còn các doanh nghiệp Việt Nam biết là giá tăng nhưng cũng chỉ đứng nhìn. Vị lãnh ạo này nói sai bét, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường cà phê đã mang lại cho người nông dân những lợi ích chưa từng có, và họ cũng phải đóng thuế cho nhà nước, còn lãi thì họ bỏ túi là đương nhiên rồi, nếu nói như vị lãnh đạo Hiệp hội Cà Phê Việt Nam thì DN trong nước lợi nhuận chia cho nông dân chắc? nếu không có DNNN vào thì DN trong nước một mình đá một sân, ép cho nông dân ra bã ấy chứ, sự thật là mấy chục năm nay đã thấy rõ, trong khi đó DN trong nước còn kêu gọi nhà nước hỗ trợ nào vốn, lãi suất ưu đãi… các nhà DN trong nước đúng là : “ăn thì cúi cổ, khổ thì kêu trời”. Bài báo nói rất hay!
Nói lại đi. DN trong nước là ai? xin nhắc Nông Văn Dân, chủ yếu là cán bộ nhà nước đấy nhé!
Có ai nói DN trong nước là của người dân đâu ( nếu là của người dân thì nông dân đỡ khổ )
Các DNTN có lẽ đã được bảo bọc quá kỹ nên …
Với các bậc phụ huynh, khi các vị có con được đánh giá cao về thể trạng và trí tuệ, các vị cứ ẵm bồng con trên tay cho đến khi chúng 10 tuổi rồi thả chúng xuống đất, tôi sẽ chắc rằng chúng không thể đi được như một bé 5 tuổi bình thường. Nếu có ai chê chúng dỡ. Chúng sẽ nói gì???
DNTN có phải được ẵm quá kỹ không? Chỉ TRỜI MỚI BIẾT!
Nếu để Doanh Nghiệp Việt Nam một mình một chợ không biết có mua được hết cà phê trong dân không cà ?
Người nông dân cần là sản phẩm mình làm ra phải có người tiêu thụ. Yếu mà cứ tìm mọi cách che cái yếu của mình.
Khi có ông lãnh đạo nào đứng ra dự đoán cái gì đó thì có vấn đề đấy.
Bà con đùng quan tâm chuyện này mà hao tâm tổn sức. Thị trường hôm nay đi xuống bà ơi !
Sao lại không hết. Khi đó nông dân sẽ là nhà dự trữ, DN sẽ mua từ từ từ, đỡ phải vay vốn tín dụng, khỏi phải trả lãi, khỏe re, có ai tranh đâu mà vội ! Mua giá bao nhiêu? bán giá bao nhiêu? sao mà giống thời bao cấp, xếp hàng để tranh bán vậy bà con.
Biến nông dân thành kẻ coi kho không công cho mình, và chờ đợi được ban phát ân huệ bằng cách tiêu thụ cho, nếu không thì nông dân có uống cà phê thay cơm được không? đó có phải là mong muốn của VICOFA khi tìm cách đuổi DNNN không? Bà con nghĩ coi.
Cả năm qua ông Vicofa làm được gì khi giá cao thì tập trung vào xuất khẩu nhưng không biết mình còn bao nhiêu cà phê. Té ra DN nước ngoài đã mua hết trong dân. “Của nhà mình mà cũng không nắm “. Nếu không có Doanh nghiệp nước ngoài thì sao .
Gần 1 tỉ USD nông dân đã bán ra hết, điều này thực sự là nhu cầu bán trang trải chi phí. Nhờ nước ngoài mua nên ông Vicofa không hề giải quyết vấn đề bao tiêu sản phẩm cho bà con. Chứ nếu không ổng cũng đi vay mà mua với giá bèo hơn nước ngoài ấy chứ. Đây là cách mấy ổng lí giải để che đậy cho yếu kém của ổng, không biết xu hướng thị trường nên cái ngon nước ngoài vớt hết.
Có bà con nào không hài lòng với mức giá mình bán ngay tại thời điểm giao tiền không !
DNNN “Khi chiếm được vị trí một mình một chợ họ sẽ lũng đoạn thao túng thị trường và quay lại ép giá nông dân” đây rõ ràng là suy bụng ta ra bụng người. Cứ nhìn vào ngành điện, xăng dầu mà báo chí trong nước từng đưa tin thì ta đã biết….
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” DNNN thôn tính DNTN đâu chưa thấy chỉ thấy Những “bộ óc vĩ mô” của chúng ta đã tự đưa mình vào chỗ chết khi ban hành những văn bản quy định, thông tư … có tầm nhìn ngay trước lỗ mũi…
Muốn cho người dân bớt khổ… “Dân giàu nước mạnh” thì vấn đề đầu tiên hiện nay là: Trọng dụng những người có thực tâm, có “óc” và điều kiện tiên quyết là không hô hào, lý thuyết suông – Mong lắm thay khi còn chưa muộn…
Các vị nói vui thật, “biết là giá cao nhưng không có tiền để mua” và “DN nước ngoài mua tới 60-70% lượng cà phê trên thị trường Việt Nam”, ngu như nông dân tui đây cũng suy ra được là: may mà có DNNN nhảy vào mua, chứ không bây giờ khoảng 60-70% lượng cà phê Nông dân làm ra chắc phải đánh nhau để mà dành quyền bán cho DN trong nước… ha ha ha, vui quá đúng là nói quàng xiên quen thói mất rồi.
Các bác nói đều đúng cả, nhưng phải nghĩ rộng ra một chút nữa, nếu DN nội làm ẩu, không hiệu quả, chèn ép nông dân … liệu 1 mình họ có đủ sức làm không, đó là hậu quả của một dãy phản ứng, nhưng họ trực tiếp khâu này, trực tiếp với nông dân nên các bác thấy rõ, họ oan, … đó là …
Cuba luận nghe chí phải. Cái này đúng là:”ai cũng hiểu , chỉ… 1 người không hiểu”!!!
Giá cả lên xuống không phải do DNNN vào mua mà giá cao, chủ yếu do cung cầu thế giới và sự làm giá (không phải lúc nào cũng làm) của các nhà đầu cơ lớn ở nước ngoài. Còn đã là doanh nghiệp trong hay ngoài nước thì mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu, trông chờ gì ở họ mà bàn cãi. Người nông dân chỉ hưởng lợi lâu bền khi các chính sách vĩ mô của nhà nước là thiết thực và có tầm nhìn!
Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn balme, năm nay nếu không có DNNN vào mua giá cà phê vẫn cao vì những lý do như bạn đã nói.
Nông dân chúng ta lao động vất vả, cực khổ nên rất thực tế. Tôi rất thích và đồng tình với các thông tin phân tích của bài báo. Thời nay là thời internet chứ không con là thời đưa thư báo bằng xe đạp lộc cộc nữa, mong các vị VIFOCA tính kỹ trước khi có ý kiến gì động đến lợi ích thực tế của dân trồng cafe và nên hiểu thương trường là chiến trường.
Tôi đọc bài báo Đại Đoàn Kết và đọc qua hai mươi mấy ý kiến thảo luận của các đọc giả tôi cảm thấy quá khâm phục ,Bài báo viết về một vấn đề, phân tích quá thực tế không đứng nghiêng về bên nào nên được các đọc giả thảo luận rất và rất hay không còn gì để bàn cải. Tôi chỉ có một ý kiến nhỏ thôi, các báo đăng tin trên mặt báo hoặc trên mạng hãy nên đi sâu ,đi sát thực tế một vấn đề ,để thiết phục bạn đọc nhiều hơn , góp phần nâng cao giá trị và chất lượng của bài báo mình lên.Tôi rất hoan nghênh báo Đại Đoàn Kết bạn xuống tận nơi ,tận chốn đi sâu, đi sát nắm bắt được nội dung và vấn đề mà mình muốn đăng ,còn những bài báo làm biếng nhác ngồi một chổ mà muốn kiếm tiền ,chỉ nghe tin hành lan là đăng ngay thì tốt nhất nên nghĩ việc cho xong ,vì bài báo ấy đã không được đọc giả ủng hộ mà mà còn bị lên án nguyền rủa.
Thông tin kinh tế “thật thật ảo ảo”, nên tin ai? Chuyện đời, phàm những gì mình trông đợi và thích nghe thì khi nghe được tư nhiên cảm thấy thỏa mãn, thấy đúng nhưng “ĐÓ LÀ CÁI BẪY”.
Là con nông dân, mình chỉ muốn nói một câu “TÀI SẢN CỦA TA THÌ TỰ TA QUYẾT ĐỊNH, ĐỪNG NGHE NGƯỜI KHÁC XÚI BẬY MÀ THIỆT THÂN”
Mong nông dân luôn được mùa và quyết định bán với giá tốt nhất có thể!
Lợi ích số đông! Bây giờ giá giao tháng 9 là 42 USD ngày mai các công ty phát giá tháng 9 xem sao? tháng trước đáng phát giá tháng 5, giá lên chuyển qua phát giá tháng 7 chứng minh xem nào! đừng để chúng tôi thất vọng.
Công nhận mỗi lần có bài viết về DNNN thu mua bất hợp pháp là Y5Cafe bàn sôi nổi mà phản ứng với các quan chức quyết liệt. Không biết mấy quan có nghe thấy không? Nhưng đó là biểu hiện của “lòng tin” của nông dân với những người có trách nhiệm, hy vọng những phản ứng này cũng lay chuyển được các “Quan”.