Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội càphê, cacao Việt Nam (Vicofa) rà soát lại hoạt động thu mua và xuất khẩu nông, lâm sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông, lâm sản.
Xem thêm: Tổ chức mạng lưới thu mua cà phê: Việc làm trái pháp luật của các DN nước ngoài
Công văn này được đưa ra sau khi Bộ Công Thương nhận được phản ánh từ Vicofa về hiện tượng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu mua càphê để xuất khẩu vượt quá phạm vi quy định của Nhà nước, đồng thời một số văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có hoạt động thúc đẩy, xúc tiến việc thu mua càphê xuất khẩu vượt quá chức năng quy định.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị trước ngày 30/4 tới, các cơ quan quản lý Nhà nước rà soát và báo cáo lại tình hình cấp phép và thực hiện quyền xuất khẩu nông, lâm sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm danh sách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu nông, lâm sản; đánh giá tình hình các doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu nông sản.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp thu mua nông, lâm sản để sản xuất, chế biến sản phẩm tiêu thụ tại Việt Nam, Bộ Công Thương cũng đề nghị có báo cáo rõ tỷ trọng giữa hàng hóa, nguyên liệu thu mua để xuất khẩu và hàng hóa, nguyên liệu thu mua để sản xuất tại Việt Nam.
Hy vọng qua việc rà soát lần này, Bộ Công Thương sẽ thấy được bất cập trong việc hạn chế quyền thu mua của DN nước ngoài, từ đó sẽ có công văn mới cho phép DN nước ngoài thực hiện các quyền kinh doanh của mình một cách bình đẳng theo quy luật thị trường, bảo đảm lợi ích bền vững của người nông dân, nhất là xóa được độc quyền mua của các DN trong nước.
Đề nghị Bộ Công Thương quan tâm nhiều hơn nữa đến quyền lợi của người nông dân trồng cà phê, không nên chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của các DN trong nước. Đặc biệt Bộ Công Thương nên đề cao cảnh giác trước các nhóm lợi ích cục bộ doanh nghiệp, chi phối đến chính sách của Bộ, biến Bộ thành nơi hợp thức hóa các lợi ích tiêu cực của họ (quá khứ đã có nhiều kinh nghiệm cay đắng trong nhiều lĩnh vực rồi!)
Trước khi Bộ ban hành chính sách nên tham khảo đến các đối tượng sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách đó, nhất là nông dân (thành phần yếm thế và dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập kinh tế) và dành một thời gian nhất định để công bố dự thảo chính sách, giúp cho các đối tượng liên quan có ý kiến phản hồi trước khi đi đến ban hành chính sách đó. Bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên, tránh xung đột lợi ích!
NÔNG DÂN CÀ.viết rất hay .
Chã lẻ lại không có động tĩnh gì ! Việc xảy ra đã 2 tháng, nay mới có được cái công văn là đã thấy rõ ý của bộ Công Thương rồi. Biết làm sao hơn.
Tôi thực sự chưa đọc công văn này. Mà công văn như thế thì chưa thực hiện được đâu, chưa có gì cụ thể cả. Phải chờ thêm vài cái thông tư hướng dẫn nữa thì mấy ông ở dưới mới hiểu và làm. Mà làm cũng không theo tinh thân công văn thì cấp trên cũng không kiểm soát được. Cái tồn tại như thế còn dài dài. Bà con trải qua nhiều phen ắc có kinh nghiệm nhất.
Mấy ông doanh nghiệp nước ngoài không ngồi yên đâu.
Tôi thấy tại Lâm Đồng các DNNN chỉ toàn mua cà phê thông qua các đại lý có hoá đơn chứng từ đầy đủ chứ không có DN nào mua trực tiếp từ nông dân đâu. Như vậy thì họ không phạm luật đâu nhé.
Thực trang hiện nay của việc mua bán cà phê có nhiều điều phức tạp, có những DN ra giá rất cao so với thị trường, nhưng thực chất là họ phá hoại việc nông dân ta biết được giá thực. VD thế này trong khi mặt bằng chung của giá cà phê hôm nay là 47.700 nhưng có một vài DN phát giá 48.500 -48.700 sau khi phát giá xong, cha con nhà bọn hắn liền tắt hết mọi liên lạc, nếu có để điện thoại thì cũng chẳng nghe, hoặc có nghe thì bảo là xin lỗi đang bận họp…. khiến cho bà con ta hoang mang không bán được hàng, mà lại mất uy tín với các Đại lý, doanh nghiệp cũ đã buôn bán từ trước… ta cứ ngỡ họ bắt chẹt ta để mua giá thấp, ta tìm tới chổ phát giá cao hơn nhưng liên lạc bị cắt đứt và thế là phải quay về bán lại chổ cũ mà thấy quê làm sao, quê với bạn hàng, quê với sự hiểu biết của ta và quê với lòng tham…
Qua bài học này Nông dân tui muốn chia sẻ cũng các bác để có thêm chút kinh nghiệm trong việc tìm hiểu thông tin giá cả thị trường, đừng để mấy tên lợi dụng phá hoại việc mua bán của chúng ta. Bởi hiện nay có một vài doanh nghiệp đặc biệt là DNNN họ không có nhu cầu mua hàng nhưng vẫn phát giá cao khiến cho nông dân ta khó bán hàng vì cứ sợ mấy doanh nghiệp kia mua thấp, ông này mua cao…
Sao bác không nêu đích danh ngày giờ, nơi chốn cụ thể DNNN nào phát giá bừa bãi để bà con kiểm chứng và xác thực? Cũng không nên nói mơ hồ thế mới dễ gây hoang mang đó bác ạ.
Tôi thầy mấy công ty NN khi có đợt giá nên thì họ mua rất chậm, có khi đóng cửa luôn, khi chu kỳ xuống, họ mới mua. Tôi thấy tình trạng này xuất hiện khoảng từ Tết đến giờ. Mấy DNNN ở Gia Lai họ hoạt động có tính toán rõ ràng .
Tôi không phải là nông dân trồng ca phê, nhưng lại là người ưa thích uống cà phê. Hiện tôi vẫ tự rang cà phê tại nhà để uống chứ không mua ca phê rang sẵn. Được nhiều dịp ra nước ngoài. Tôi thấy người ta làm ăn rất khoa học. Tất cả hàng hóa do người dân làm ra đểu được đưa lên sàn đấu giá ( ở đây, tôi không nói đến các chính sách trợ giá nông sạn của chính phủ các nước).Cá tôm vừa đánh bắt, đưa lên sàn, cà phê: đưa lên sàn, lúa gạo; đưa lên sàn… Hàng tốt, được trả giá cao, hàng xấu, giá thấp. Người mua cũng không cần thăm dò giá cả, người bán, bán được hàng giá đúng công sức. Cả hai đàng được lợi. Tại sao VN không thấy áp dụng Sàn đấu giá. Khỏi tranh cãi, khỏi mệt đầu mọi người. Gia tăng sản suất và chất lượng hàng hóa, tạo thương hiệu cho sản phẩm!!!?