Nhà nông được gì từ lễ hội cà phê?

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3/2011 đã bế mạc vào tối 15/3. Cũng như 2 lần trước, người ta vẫn băn khoăn với câu hỏi: Nhà nông được gì từ lễ hội này?

Xem thêm: Có một lễ hội “kỳ lạ”, lạc lõng ở cao nguyên

Khai mạc lễ hội cà phê 2011
Khai mạc lễ hội cà phê 2011

Mặc dù Ban tổ chức chưa công bố, nhưng tiền tài trợ hơn 10 tỷ đồng đã cho biết chắc chắn kinh phí tổ chức lễ hội này sẽ không dưới 10 tỷ đồng. Tổng số tiền tổ chức lớn, nhiều chương trình (11 chương trình) liên quan đến cà phê nhưng không có một chương trình nào dành cho nhà sản xuất cà phê – Nhà nông?

Khai mạc và bế mạc dành cho khách mời, hội chợ – triển lãm chuyên ngành cà phê bán vé, uống cà phê miễn phí ở 20 quán cà phê cũng phải có vé… Nói chung, nhà nông muốn tham gia lễ hội thì phải mua vé hoặc xin giấy mời của một người quen nào đó!

Còn việc khai trương sàn giao dịch cà phê có kỳ hạn tại Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột thì chỉ có lãnh đạo và doanh nghiệp tham gia, còn nhà nông (chiếm hơn 80% diện tích cà phê Đắk Lắk) không được mời tham gia. Thử hỏi, làm sao sàn giao dịch này có khách hàng nông dân?

16 năm trước, giá cà phê nhân xô đạt đỉnh 40.000 đồng/kg. Ngày đó, nhà nông xây được nhà lầu, mua được xe hơi… từ việc trồng cà phê. Bây giờ giá cà phê đạt đỉnh 49.000 đồng/kg nhưng họ vẫn gặp muôn vàn khó khăn. Giá cà phê tăng một thì giá phân, giá dầu, giá điện, giá mặt hàng tiêu dùng… tăng đến 4-5 lần. Thành ra, giá trị một kilôgam cà phê ngày ấy cao hơn bây giờ và nhà nông vẫn phải uống “cà phê đắng”.

Không thể phủ nhận rằng, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã góp gần quảng bá mạnh mẽ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung ra thế giới, từ đó giúp nhà nông bán được giá cà phê cao hơn. Nhưng khi tổ chức sự kiện này, xin hãy nhớ tới vai trò nhà nông như một nhà sản xuất cà phê, chứ không phải để họ “đứng ngoài cuộc” như thế?

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. hoang thang

    Trung nguyên và các nhà tổ chức lễ hội có lẽ mục đích lớn nhất mà họ muốn là PR cho doanh nghiệp cho cá nhân họ nhằm kiếm lợi ích cho riêng họ thôi.chứ cái thiên đường họ vẽ ra không hơn không kém đó chỉ là cái bánh vẽ!Đặc biệt là ông chủ trung nguyên nổ thì to nhưng không làm gì được lợi cho những nông dân những ông chủ của cái bánh vẽ này.

    Những trò thủ đoạn để bóc lột nông dân những ngày tháng qua thì ta đã thấy rõ mà.Ôi cái thiên đường mà những người đang vẽ ra toàn là thu phí ,bảo hiểm,quỹ phòng chống rủi ro….. và nếu có rủi ro thì cao chạy xa bay sống chết mặc bay,chỉ cần một năm hoặc năm bảy tháng nữa khi giá caphe hạ xuống thì thấy ngay thôi mà.Thôi thì mạnh ai người đó sống thôi đừng cầu mong gì khi họ đối xử với chúng ta như vậy

    1. smile

      Lễ hội cafe nhằm quảng bá cho thương hiệu cafe chứ người dân cũng có được bao nhiêu đâu. Ai biết được cafe sẽ hạ lúc nào . Nên đề phòng là vừa. Mấy người này cũng rãnh tiền ghê. Để tiền giúp ngươi nghèo có ơn hơn.

  2. nguyễn thị kêu ca

    sat 18, 2011
    Tôi cũng có tham gia lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột từ 10 – 15/03/2011 với tư cách doanh nghiệp tham gia, xin bày tỏ vài ý kiến như sau:
    1. về mặt ý tưởng, đây là nâng tầm cà phê Việt Nam ra thế giới với tư cách là nhà xuất khẩu robusta đứng thứ đầu thế giới, nhưng khi trực tiếp tham gia tôi thấy lễ hội này mới chỉ dừng ở mức ý tưởng, một mình Đặng Lê Nguyên Vũ không thể xoay chuyển được nhận thức một sớm một chiều. Cần có sự chung tay chung sức của tất cả các doanh nghiệp đang sống và được nuôi dỡởng từ cây cà phê.
    2. và cũng như bài viết từ CAND, tôi chắc rằng người nông dân vẫn chưa được đặt là trung tâm. Họ đến lễ hội để mua sắm và xem ca nhạc. Tôi có trực tiếp nói chuyện với một số người dân khi họ ghé thăm quầy hàng của chúng tôi thì họ không biết lễ hội cà phê mục đích là gì? cho dù đã được tổ chức lần thứ ba.

    1. Nguyen Van Giai Thich

      Xin thưa, ý tưởng làm Lễ hội cà phê là của đồng chí Nguyễn Văn Lạng. Và thời đ/c ấy làm, lễ hội hay hơn nhiều.

  3. van tung

    Đành rằng cơ chế thị trường thì trời cho sao dân được vậy được giá mất mùa ,được mùa mất giá. Thời kỳ trước cà fe 40nghìn đồng ký giá vàng 450đồng chỉ ,con học Sài gòn chỉ cần 500đồng tháng bây giờ giá 49 nghìn giá vượt lên vàng 3800đồng chỉ còn các loai khác chưa nói. Đúng dân cà phê giàu thiệt, cầm bạc triệu trong tay là chuyện thường, nhưng bạc triệu bây giờ còn lo ngay ngáy về cái ăn và đầu tư sắp tới còn lễ hội vui cho mấy ổng không trồng cà phê mà chỉ làm công việc sau thu hoạch.

  4. Người ngoài cuộc

    Ơi Nông dân, hỡi nông dân.
    Hãy mở mắt nhìn, mở tai nghe và suy nghĩ trước khi hành động, kẻo bị ăn bánh vẽ đó.
    Báo nào cũng nói cà phê tăng giá, nông dân được lợi nhưng thật tình mà nói suất sinh lợi từ mặt hàng cà phê so với trước và giảm. Giá đầu vào [phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…] tăng chóng mặt, giá các mặt hàng lương thực thiết yếu cứ rủ nhau lập những đỉnh cao mới và…
    Than vãn chẳng giải quyết được gì, bà con hãy gắng sức làm và nghe ngóng giá cả và bán với suất sinh lợi chấp nhận được. Tôi cứ nghĩ khi có thị trường giao sau thì nhà nông sẽ giảm bớt được rủi ro khi vào mùa vụ, ai dè… chỉ một nhóm nhỏ mới tham gia được thị trường giao sau thôi (quy định lô giao dịch giao sau là quá cao so với mặt bằng chung).
    Thôi đành, ta về ta tắm ao ta thôi. Cứ đà này, không khéo sàn làm việc không hiệu quả nên cấm Doanh nghiệp nước ngoài thu mua, lúc đó thì “nỗi khổ trả lại cho ai hỡi người”!

Tin đã đăng