Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay diễn ra vào tháng 3, đúng dip kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột, vào những ngày thời thiết khu vực Tây Nguyên đẹp nhất trong năm, hứa hẹn một festival cà phê hấp dẫn.
Thế nhưng, trái với những thông tin về lễ hội được công bố từ trước, người ta thất vọng vì sự thiếu vắng của các cường quốc cà phê trên thế giới.
Không có đại diện nào đến từ Brazil, Colombia, và những người láng giềng như Indonesia, Ấn đô, Lào…và các quốc gia sản xuất cà phê khác. Danh thủ bóng đá lừng lẫy thế giới Pele, dự kiến là đại sứ cho cường quốc số 1 thế giới về cà phê không đến được vì lý do sức khoẻ.
Thay vào đó là các chương trình lạc lõng, nội dung không ăn nhập, có thể nói là ăn theo cà phê như các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn người mẫu và thời trang mà vé vào cửa hạng sang lên đến tiền triệu chỉ dành cho các đại gia nhiều tiền, lắm của.
Người ta nhìn thấy cả chiếc xe hơi sang trọng đắt tiền trưng bày tại khu vực triển lãm các sản phẩm cà phê của Lễ hội, điều đó như cho thấy sự cạn kiệt về ý tưởng marketing sáng tạo và tính hợm hĩnh chơi ngông của kẻ lắm tiền.
Chiếc xe hơi bạc tỷ trưng bày tại Hội chợ triển lãm cà phê
Gọi là Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, nhưng có gian hàng của Đắk Lắk trưng bày cả cà phê Jamaica, Indonesia… Các hoạt động trong khuôn khổ của Lễ hội dù khá nhiều, nhưng không có điểm nhấn nào đặc biệt và hữu ích cho cà phê Việt Nam ngoại trừ các hoạt động có giá trị như khai trương Sàn giao dịch cà phê kỳ hạn, Hội thảo Phát triển cà phê bền vững do UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN và PTNT, Hiệp hội Cà phê Cacao chủ trì, trình diễn Phin cà phê khổng lồ, cuộc thi Người trồng cà phê giỏi, cùng một số hoạt động văn hóa Tây Nguyên như đua voi ở bản Đôn, chương trình biểu diễn nghệ thuật các tỉnh Tây Nguyên.
Người ta kỳ vọng rất nhiều vào những lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột rằng Buôn Ma Thuột không những trở thành thủ phủ của cà phê VN mà còn là của cà phê thế giới.
Người ta mong muốn rằng cả những người thưởng thức cà phê và những người trồng cà phê sẽ bước vào chốn “thiên đường” của sự sung sướng, an lạc, giàu sang.
Thế nhưng sự giàu sang chỉ đến với rất ít người còn đối với số đông, nhất là những người nông dân, viễn cảnh đó còn quá xa vời. Thiên đường cà phê hay quyền lực cà phê không phải là thứ dành cho số đông người dân.
Bà Dar Knul và mẹ trước căn nhà được Nhà nước
cho vay để xây, trị giá 16 triệu đồng
Buôn Mấp, một buôn trồng cà phê thuộc loại khá giả, cách trung tâm Tp. Buôn Mê Thuột chỉ hơn 10 km nhưng hiện có đến 20% là hộ nghèo. Thứ tài sản đáng giá của gia đình được coi là giàu có nơi đây là máy xới, máy bơm nước, máy tách hạt cà phê, những chiếc xe máy đều là các công cụ sản xuất cho cuộc sống mưu sinh.
Như Ban tổ chức thông báo, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra thường kỳ, hai năm một lần. Nhưng với cách thức quảng bá như năm nay, người hiểu biết sẽ tự hỏi chính mình, đến bao giờ cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt Nam nói chung sẽ tìm đúng vị trí của mình trên bản đồ cà phê thế giới?
Bài viết quá hay, quá đúng, quá chính xác, không còn gì để tranh luận thêm. Mỗi lần đi ngang qua lại chiếc xe thể thao trị giá nhiều tỷ bạc, ngắm 2 cô người mẫu đứng cạnh xe, tôi không hiểu nó có tác dụng gì cho bà con trồng cà phê, nhất là đồng bào dân tộc từ buôn làng xa xôi lặn lội tới lễ hội, hay chỉ để ngắm những kẻ làm giàu sang từ cà phê và lợi dụng lễ hội để khuếch trương thương hiệu của mình.
Bạn viết đúng nhưng chưa đủ. Có lẽ bạn ngại ” vạch áo cho người xem lưng”. Mình chỉ là một người khách phương xa đến chơi dịp lễ hội vừa rồi và thấy nhiều chuyện còn phải bàn lắm… Lễ hội này chỉ quảng bá cho vài thương hiệu thôi!
15 tỉ tài trợ được chi vào những khoảng gì? Ai quản lý được khoảng chi đó không?… chiếc xe “Mệt_mũi tên bạc” này có ý nghĩa gì vậy?
Buồn.
Thế là lễ hội trở thành ngày đại gia cho nông dân chiêm ngưỡng mẹc. ( cả bài viết và 2 phản hồi đều coi mẹc là ” trung tâm”)
ơh. Thú vị nhỉ, may mà mình không đi. Có lẽ mấy anh Brasil và một số quốc gia khác không đến cũng vì 2 chữ THỦ PHỦ mà thôi. Chưa được vàng đã lo túi đựng, thật là… xấu hổ chết đi được.!
Lý thuyết “bàn tay vô hình” trong kinh tế của Adam Smith hầu như luôn luôn đúng!
“Mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một “bàn tay vô hình”. Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại.”
Cũng vậy Hội chợ cà phê tại khu vực Biệt Điện là một trong tổng thể lễ hội Cà phê BMT lần 3.
Tất cả các gian hàng tham gia hội chợ đều chắc chắn theo đuổi lợi ích riêng của thương hiệu hoặc sản phẩm mình (đây là chính đáng, không nên phê phán) và bên cạnh đó làm lợi ích cho cộng đồng thông qua việc tiếp cận được các sản phẩm giúp cho việc sản xuất cà phê đối với nông dân, và thưởng thức cà phê đối với người tiêu dùng.
Là một người nông dân làm cà phê trên 25 năm tại ĐăkLăk tôi thấy hội chợ này đã đem lại lợi ích cho tôi và người thân một số lợi ích cụ thể.
Có lẽ tôi là một khách hàng khó tính nhưng năm nay buộc tôi phải chọn một sản phẩm dạng nước để bón cho cà phê trong dịp tưới này (lễ hội trước hầu như không có bất kỳ sản phẩm dạng nước này, nhưng năm này có trên chục sản phẩm gồm vi lượng, chất khích thích rễ hoặc chất tăng trưởng).
Người thân của tôi cũng chọn cho mình chiếc máy vừa xới cỏ vừa xới đất để vét bồn.
Nếu không có hội chợ này thì không phải ai cũng có thể tiếp cận được các sản phẩm này.
Trong một gian hội chợ có dành giới thiệu “văn hóa cách dùng cà phê” của một số quốc gia như Jamaica, Indonesia…thông qua các dụng cụ và cách pha chế. Dù sao cũng rất thú vị khi ta biết sơ lược về một nền văn hóa cà phê ở một quốc gia nào đó, tại sao không?!
Công tâm mà nói, mặc dù ở hội chợ còn có những “hạt sạn” hoặc không được như kỳ vọng, nhưng những lợi ích mang lại cho người nông dân không phải là nhỏ.
Cảm ơn Hội chợ! Chúc Hội chợ lần sau phong phú hơn, bổ ích hơn
Có vậy mà dùng lý thuyết bàn tay vô hình để giải thích thì khác nào giết gà bằng dao mổ trâu. Ngoài việc mua được phân bón và máy móc thì lễ hội lần này còn có tác dụng nữa là nơi thể hiện vốn kiến thức của bác Nông Dân Cà nữa chứ :-)
Hỏi khí không phải, bác Cà giảng giúp tôi về cái xe ô tô đỏ trưng bày tại hội chợ cafe và cái thuyết của ông Tây bác đưa trên đây nó có ăn nhập gì với nhau không bác?
Cám ơn bác trước.
Làm cà phê tự thương lấy mình thôi! Âu cũng là quy luật ” Nội dung quyết định hình thức” mà thôi. Dân làm cà phê cực khổ không chỉ do thời tiết, kỹ thuật canh tác mà cả khâu lưu thông phân phối, ép giá đến cùng dân làm cà phê không đủ điều kiện tái đầu tư làm sao phát triển được sản xuất, bán dần nương dẫn để đi làm thuê. Tương lai người làm cà phê thật khó nói và viễn cảnh lễ hội cũng từ đó mà ra. Mong các nhà chiến lược hãy thương dân từ đó hãy làm các chuyện khác, bởi vì cây còn gốc sẽ còn chồi và ngọn, chứ gốc thối mất rồi ngọn sống ở đâu?
Bài viết quá đúng. Hăm hỡ lễ hội mấy tháng, khi đến lễ hội thấy hụt hẫng. Sao thủ phủ cà phê mà tìm mua một máy rang cà phê cỡ vài ba kg không có. Hay là họ sợ làm ăn nhỏ manh múm cho nên không ai chịu sản xuất. Chính tạo tiên đề cho người dân tự chế biến sản phẩm của mình làm ra thì chất lượng cà phê đi chậm nhưng bền vững.
Lễ hội ư. Quá nhạt nhẽo vì sự nỗ lực, gắng gượng để phô trương nhưng thất bại của nhà tổ chức. Bài viết của Hà Nam nói lên được những điều mà những nhà tổ chức, khi muốn xây dựng một lễ hội cà-phê truyền thống của Việt Nam nói chung và Đaklak nói riêng, cần phải suy nghĩ thật kỹ!
Ý tưởng biến Đaklak trở thành thủ phủ cà-phê toàn cầu, hoặc tạo ra cái gọi “cà-phê đạo” gì đó của Trung Nguyên trên lý thuyết (cũng của Trung Nguyên) thoạt nghe có vẻ thuyết phục – chắc do anh Vũ thuyết pháp quá hay, nhưng trên thực tế nên… bỏ. Vì hữu xạ tự nhiên hương, danh tiếng tự nhiên tới khi cà-phê Việt Nam, cà-phê Tây nguyên thực sự thuyết phục (mẫu mã, chất lượng, đặc trưng). Không nên gượng ép. Và điều đặc biệt quan trọng tôi muốn nói ở đây là: khi nào Tây nguyên, mà Đaklak là trung tâm, trở thành trung tâm dự trữ cà-phê của Việt Nam, có thể điều tiết nguồn cung cà-phê của thế giới và là nơi “làm” giá cà-phê thế giới thì tự nhiên sẽ trở thành thủ phủ cà-phê toàn cầu thôi.
Đôi dòng chia sẻ, có gì các bác bỏ quá cho. Đa tạ.
Tôi đến hội chợ Cà phê này với 2 tư cách: tư cách người nông dân sản xuất cà phê và tư cách là người tiêu dùng cà phê.
1. Tư cách người nông dân sản xuất: Tôi rất thích thú với tất cả các sản phẩm, các mặt hàng giới thiệu liên quan đến trồng trọt cà phê như các loại phân bón hữu cơ và vô cơ, thuốc bảo vệ cây trồng, phân vi lượng phun lá và bón gốc, hệ thống tưới tiết kiệm và một số loại máy nông nghiệp… Dù chưa mua trực tiếp từ hội chợ nhưng chắc chắn các sản phẩm này ít nhiều làm thay đổi tư duy canh tác của nông dân theo hướng nông nghiệp hiện đại.
2. Tư cách người tiêu thụ cà phê: Được nếm thử nhiều loại thức uống cà phê của nhiều thương hiệu, tranh luận với bạn bè về hương vị của từng loại sản phẩm và cũng đóng góp được nhiều ý kiến cho các chủ nhân chế biến về cảm nhận của người dùng. Một ngày được thưởng thức cà phê và được làm giám khảo đương nhiên của một hội chợ nhiều thương hiệu cà phê, không thú vị lắm sao?
Tạm biệt lễ hội! Hẹn gặp lần thứ IV năm 2013.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột cần phải hiểu là diễn ra ở Ban Mê nhưng không chỉ của Ban Mê mà là của Việt Nam; lễ hội phải là dịp quảng bá hình ảnh của Việt Nam và điểm nhấn là cà phê của Việt Nam trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột mà không phải là quảng bá xe hơi. Lễ hội phải tôn vinh giá trị của lao động, của văn hóa, con người Tây Nguyên và con người Việt Nam. Xin các nhà tổ chức hãy suy nghĩ kĩ trước khi tổ chức các lễ hội khác.
Theo ý kiến của riêng tôi, lễ hội cà phê mà không dành cho những người nông dân sản xuất ra cà phê, thì lễ hội chẳng có ý nghĩa gì.
Khâu tổ chức quản lý còn chưa hợp lý, một số gian hàng bán sản phẩm phân bón vi sinh không đạt chất lượng, trên báo cũng có nhắc tới sản phẩm lừa đảo, vậy mà cũng có gian hàng bày bán.
Tôi nghe giới thiệu về sản phẩm mà bực mình, người trong ngành thì không sao, người nông dân không biết mà áp dụng thì thật khốn khổ.
Co loại phân vi sinh nào ? Vừa bón cho cây vừa làm thức ăn cho động vật không?
Đọc nhiều nhưng tôi cho bài viết này rất hay.
Quảng bá cà phê hay quảng bá xe hơi? Tại sao bà con nông dân làm cà phê khổ thế mà không đủ ăn trong khi các đại gia chế biến cà phê lại giàu thế? Chẳng nhẽ từ cà phê nhân chuyển qua bột cà phê mà giá trị gia tăng cao đến mức chỉ có người chế biến giàu còn người làm ra hạt cà phê lại ngèo?
Hà Nam Viết bài thật chí lý.
Bà con rất nên xem quảng bá nhưng đừng nên tin quảng bá vì: Khi quảng bá, quảng cáo không có doanh nghiệp nào nói ra những khiếm khuyết của sản phẩm của họ mà chỉ khuyếch trương những điểm tốt hoặc những điểm mà người nghe không xác định được tốt hay xấu mà thôi.
Buôn me thuột có trở thành thủ phủ cà phê danh tiếng hay không không phải quảng cáo mà có. Muốn là thủ phủ cà phê danh tiếng thì phải làm sao để tự thế giới công nhận mới được.Nói như (Phan Anh): “Hữu xạ tự nhiên hương”. Xin chào!!!
Tôi cũng nghĩ như các bác ở trên, không nên đưa chiếc Mec vào trong lễ hội làm gì. Đây có phải là hội chợ triễn lãm ôtô đâu, hay là dòng xe dài của ai đó chiếm hết cả đường phố, phô trương, không thuyết phục!
Tại lễ hội cũng có một vài thứ đáng để quan tâm như cách trồng cà phê bền vững, chưong trình tư vấn hỗ trợ kỹ thuật trồng cà phê của viện Eakamat, của công ty bayer, …, có nhiều kỹ sư tư vấn cho bà con cách dùng các chế phẩm sinh học, hóa học, … Tuy nhiên tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ thế này:
Nhiều gian hàng đăng ký tại đây không có nguời đủ hiểu biết để huớng dẫn kỹ thuật cho bà con, khi hỏi về các sản phẩm thì họ chỉ nói đọc trên bao bì hay dại loại em không biết, thậm chí còn có gian hàng lừa bà con rằng sản phẩm của họ uống đuợc ( trong khi đó là thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, trên bao bì có ghi rõ để xa tầm tay trẻ em)
Một số gian hàng còn quảng bá sai về sản phẩm của họ cụ thể là gian hàng của công ty Việt Trung, trên báo an ninh có phản ánh rất cụ thể về loại sản phẩm ” vườn sinh thái” của công ty Việt Trung chỉ là phân bón chứ không phải là thức ăn gia súc, gia cầm,.. vậy mà tại hội chợ họ vẫn quảng bá sản phẩm như là một loại ” thuốc tiên” trị bách bệnh cho cả cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm và thúc ăn cho thủy sản.
Nhờ các bác chỉ giùm lễ hội cà phê lần IV chính xác vào năm mấy?
Bế mạc, người đại diện tuyên bố năm 2015 gặp lại. Đọc báo điện tử có người hẹn năm 2013.
Nên nhìn vào những mặt tốt chứ đừng chỉ nhìn vào những “hạt sạn” của nó!!!
trần hồng đọc chưa kỹ bài viết thì phải. Theo tôi, bài viết này hay, có nêu cả mặt tốt và sự kệch cỡm của một anh trọc phú. chỉ cần nhìn 2 bức hình minh họa đã thấy sự đối lập rõ rệt rồi.
Cái xe này đặt bên cạnh gian hàng Trung Nguyên dàn dựng hình thù mô phỏng cái đầu trọc phú. Tội nghiệp mấy em chân dài chùn chân mỏi gối. Cùng là người mẫu, người ta đứng trong showroom mát lạnh, còn mấy em này đứng bêu nắng. Tôi nhìn thấy em trốn ra một góc sau gặm bánh mì chống đói!
Mà các bác thấy có lạ không, Buôn ma Thuột có những người giỏi như Nông dân CÀ, biết cả Adam Smith mà làm sao vẫn còn nhiều người nghèo thế!
1. Trong khối các gian hàng của Tổng công ty cà phê Việt Nam có một gian hàng (kg nhớ tên đơn vị) sau lưng cà phê Biên Hòa không thèm trưng bày triển lãm thứ gì, không có người trực ở đó. Hỏi ra mới biết, họ bất mãn với cái nhà ông Tổng Cty, cóc có thèm Hội chợ Triển lãm gì hết.
2. Bài báo trên có nói buổi Hội thảo phát triển cà phê BMT bền vững là có giá trị hữu ích, tôi thì kg nghĩ như vậy. Đây là một hội thảo “ăn theo”, vẽ vời cho có, chẳng lẽ Lễ hội cafe lại kg có hội thảo về cà phê. Hội thảo gì mà mấy ông tây (toàn chim xanh chim đỏ chim lợn) lên nói thao thao bất tuyệt, mấy ông ta phát biểu trên mây dưới mưa, MC ngơ ngơ ngáo ngáo như cáo vào chuồng gà, diễn giả đang mải thao thao luồng cảm xúc dâng trào thì “em xi” quát tháo lằn nhằn phát cả ra loa 300W: nói ít thôi mất thời gian quá! Hội thảo gì mà chẳng thấy THẢO, giấy mời dự tiệc 11h nhưng 12h kém vẫn chưa thao thao xong. Cánh nhà báo uể oải phàn nàn mệt mỏi với cái hội thảo, có phóng viên nói: như này thì gửi email cho nhanh, mời đến dự làm gì cho mất thời gian.
3. Hai nhà tài trợ của Lễ hội thì: một ông đi ép các đơn vị thành viên phúng viếng tiền của để ông ấy đứng tên nhà tài trợ, một thằng càng ra oai thì càng phơi bày bản chất, hỏi 15 người dân Đăk Lăk thì có đến 14 người rưỡi không ưa/ghét/coi thường.
Xin xem phần lưu ý khi gửi phản hồi ! BQT
May mà “Không có đại diện nào đến từ Brazil, Colombia, và những người láng giềng như Indonesia, Ấn đô, Lào…và các quốc gia sản xuất cà phê khác. Danh thủ bóng đá lừng lẫy thế giới Pele, dự kiến là đại sứ cho cường quốc số 1 thế giới về cà phê không đến được vì lý do sức khoẻ” nếu ko thì mất mặt chết mất. Thiệt là sầu quá đi.
Không biết đến khi nào mới khá lên được.
Xin chào diễn đàn!
Tôi đọc qua hết tất cả các phản hồi cũng như bài viết của Hà Nam. Tôi có vài nhận xét và góp ý sau.
1/ Bài viết của Hà Nam rất hay. Hà Nam phản ánh rõ ràng mặt tốt cũng như xấu của Lễ Hội Cà Phê đứng trên góc độ là người đi tham gia Lễ Hội, và bảo vệ quyền lợi của ngừơi Nông Dân. Khách quan mà nói: Tôi cùng quan điểm với Hà Nam và số đông các ý kiến ở trên.
2/ Bản thân tôi là ngừơi xa xứ và đang làm kinh doanh về Bất Động Sản ở Sài Gòn. Tôi cũng đã từng tham gia nhiều về các buổi tọa đàm của Hiệp Hội BĐS cũng như của Bộ Xây Dựng. đã từng tham gia hội chợ triển lãm định kỳ hàng năm của Vietbuild (Triển lãm của ngành nghề xây dựng). Triển lãm Vietreal ( triển lãm về BĐS). Hai hội chợ này tổ chức qui mô lớn, bài bản… Các sản phẩm đi tham gia hội chợ đều phản ánh đúng với chủ đề của nó. Thiết nghĩ, Lễ hội cà phê nên học hỏi các ngành nghề khác đã từng triển lãm để mình học hỏi kinh nghiệm. Và Lễ hội Cà Phê Hoặc Hiệp Hội Cà Phê Ca cao VN nên có Bộ Nông Nghiệp của Nhà Nứơc hướng dẫn cũng như là ngừơi Cha, ngừơi Mẹ của ngành cà phê đứng lên để bảo vệ quyền lợi của ngừơi Nông Dân. Nông dân sản xuất ra cà phê nhưng không đựợc hưởng lợi từ thành quả của họ. Vì giá mua bị các doanh nghiệp ép giá, trừ giá thành ( do cà phê không đạt chuẩn với hàng ngàn lý do), phân bón tăng, xăng dầu tăng, đại lý kinh doanh dầu ém hàng, hạn hán…. Nói chung ngừơi Nông dân lãnh đủ… Vì vậy, ngành cà phê cần 1 Ông Tổ đứng ra che chở cho ngừơi nông dân. Thử hỏi, Cà phê của ngày 17/3 gía 45.7 nông dân có được mấy người còn cà phê để bán?
3/ Triển lãm cà phê là nơi để hội thảo, truyền kinh nghiệm cũng như hứơng dẫn nông dân công thức bón phân, cách chăm sóc cà phê để có kết quả cao nhất chứ không phải là nơi phơi bày sự giàu sang của những doanh nghiệp.
Triển lãm còn là nơi giới thiệu cũng như duy trì nét văn hóa của dân tộc, của con ngừơi Tây Nguyên. Ban tổ chức nên rút kinh nghiệm cho những lần triển lãm tới thu hút được sự quan tâm, hài lòng của khách tham quan đứng trên nền tảng Bảo Vệ Quyền Lợi của Nông Dân.
Theo dự định tôi sẽ ở lại Daklak vài ngày để theo dõi lễ hội , nhưng sau khi dạo quanh hội chợ một vòng và tận mắt chứng kiến lễ hội diễu hành đường phố với vài chục chiếc xe màu cà phê đặc trưng của một doanh nghiệp… đã cho tôi thấy rằng chả có bóng dáng của người nông dân một nắng, hai sương làm ra hạt cà phê được vinh danh ở Lể hội này. Vì thế tôi đã về ngay tối đó.
Lể hội cà phê ở một nơi được rêu rao là thủ phủ cà phê thế giới mà chả thấy ghi nhận sự cống hiến công sức của họ thì có ý nghĩa gì không ?
Không gian cho lễ hội để thưởng thức hương vị cà phê thì mang đậm tính chất thương mại hóa, không cảm nhận được hồn cà phê … quá chán .
Ban Mê đã 3 lần tổ chức lễ hội cà phê rồi, nhưng không có gì mới, những phản ảnh của các bạn thật sự làm cho những nhà tổ chức và các cơ quan quản lý tổ chức lễ hội cà phê cần có nhiều suy nghĩ cho tổ chức lễ hội lần sau. Bài viết của Hà Nam thật sự là bài viết hay, mong những người có trọng trách suy ngẫm để những lần tổ chức sau được hoàn thiện hơn.
Thử nghĩ nếu ta tổ chức lễ hội này là cơ hội cho những người dân ở Tp Cao nguyên này cùng tham gia, ngoài hội chợ và các lễ hội có bề nỗi, nên chăng có tổ chức những phố đi bộ buôn bán hàng lưu niệm, tổ chức một không gian ẩm thực với nhiều loại ăn uống với nhiều thức ăn đồ uống mang tính dân tộc vì ở Đắk Lắk có hơn 44 dân tộc cùng sinh sống, có phải chăng đây cũng là loại hình đặc biệt thu hút du khách, tổ chức các phố ẩm thực nhà quản lý xây dựng mô hình gian hàng, phân lô cho người dân đấu thầu tham gia tổ chức mua bán, nhưng về giá bán được ban tổ chức lễ hội quy định. Cách thức này sẽ tạo nên một không khí lễ hội 02 năm tổ chức 1 lần mà người dân Ban Mê sẽ rất mong đợi để cùng tham gia lễ hội tạo nên sự tham gia phong phú của cộng đồng các dân tộc.
Đừng vì những lời bàn tán vu vơ mà làm mất hình ảnh lễ hội duy nhất gây được tiếng vang của chúng ta. Các bạn thừa biết sức mạnh của truyền miệng rồi đấy
Để làm được một lễ hội mà mọi người cho là nhạt nhẽo ấy cũng không tốn ít công sức đâu. Các bạn cứ nhìn Bảo tàng caphê và lễ hội đường phố mà xem. Tất nhiên những điều dở mà các bạn nói ở trên không sai, và còn nhiều điều hay cũng chưa được kể ra. Hy vọng trong những lần sau lễ hội sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Và người dân Tây Nguyên mình phải tích cực marketting cho lễ hội, ” tốt khoe, xấu che và từ từ chúng ta cùng chỉnh”. Nếu các bạn rêu rao, đào bới và chê bai rộng rãi vậy, lễ hội sẽ bị chính chúng ta giết chết thương hiệu “festival cà phê bmt” khi nó chưa có cơ hội hoàn thiện
Cái thói “Tốt khoe, xấu che, từ từ chúng ta cùng chỉnh –> y như cũ” chính là nguyên nhân kéo chúng ta thụt lùi so với thế giới đấy bạn ạ!
Đừng dừng lại ở chỗ: “nhìn thẳng vào sự thật” mà phải dám “nói thẳng ra sự thật” và tranh đấu với nó để tiến bộ. Lễ hội cà phê chưa và sẽ không bao giờ có thương hiệu nếu người ta còn lợi dụng một sự kiện để mưu cầu mục đích thiểu số mà lờ tịt đi quyền lợi của số đông là người trồng cà phê. Tôi mà là BTC tôi sẽ thành lập một BGK nông dân đi chấm điểm chất lương sản phẩm của mấy tay nhà giàu kia.
Mình ghét nhất cái kiểu thông tin một chiều, nói toàn điều hay và lấp liếm những cái dở, rồi “tự sướng” với nhau rằng nó hay nó tốt.
Bạn Lan Anh nói lễ hội gây được tiếng vang, cái gì vang vậy bạn?
Tổ chức cái lễ hội này không chỉ tốn nhiều công sức mà còn cả một đống tiền bạc đấy bạn ạ? Tiền ở đâu ra nhỉ? Bạn có biết các quán cà phê ở Ban Mê mỗi quán bị ép phải nộp mấy chục triệu trong cho đợt lễ hội này không? Trong tình hình kinh tế hiện nay thì mấy chục tỷ đồng quả là quá lớn, và còn khổng lồ vô cùng với những người nông dân trồng cà phê.
Gửi Lan Anh!
Bạn Lan Anh à! Câu “tốt khoe, xấu che” là một câu mà người xưa muốn chê bai những người dấu dốt, không cầu tiến đấy bạn ạ. Cho đến bây giờ câu này cũng không phải là câu tốt đâu. Thế nhưng hiện tại câu này lại được rất nhiều người, rất nhiều tổ chức dùng nó như một cậu có tính chất tốt. Vì sao vậy? Vì họ thích được người khác khen chứ không phải họ muốn tốt cho công việc. Theo tôi khi được người khác khen vì “tốt khoe, xấu che” thì đó chỉ là hư danh.
Thân chào bạn!
Hôm đứng xem thấy anh Vũ ngồi trên lưng ngựa vẫy tay chào bà con.
Bà con đứng dưới kẻ quay mặt, người nhíu mày, văng vẳng đâu đó tiếng chửi thề,…
Buồn thay!
Cảm ơn bài viết của tác giả Hà Nam, thấy buồn đến não lòng không biết khi nào đất nước mình những “con người ấy” suy nghĩ và làm được như người Nhật bạn nhỉ. Chắc chỉ có trong mơ thôi, bệnh thành tích, khoa trương, thùng rỗng kêu to bây giờ nó như bệnh ung thư đã sang giai đoạn di căn mất rồi. Đúng chúng ta phải lên tiếng để những kẻ hợm của biết việc của họ làm không phải ai cũng vỗ tay cổ vũ. Để những ngừơi đứng ra tổ chức có 15′ rút kinh nghiệm và tự thấy xấu hổ.
Các nơi tổ chức lễ hội không lẻ mình (daklak) không có, thôi thì mình có cà phê vậy mình tổ chức lễ hội cà phê còn nó ra sao thì ra vậy… thật là buồn!
Các bác ơi rộng lòng cho BTC một cơ hội đi. Tôi thấy bạn Hà Nam nói rất có lí nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy buồn, mình cũng là dân cà phê mà chẳng thấy ai đếm xỉa gì cả. Nhưng thôi hi vọng lần sau máy bác tổ chức chú ý đến cái vi mô thôi cho bà con đỡ khổ
“Thế nhưng sự giàu sang chỉ đến với rất ít người còn đối với số đông, nhất là những người nông dân, viễn cảnh đó còn quá xa vời. Thiên đường cà phê hay quyền lực cà phê không phải là thứ dành cho số đông người dân”. Hay, quá đúng. Mình rất thích câu nói này. Mình ở BMT nhưng mình không đi Lễ hội vì mình nghỉ chắc không có gì hay ho. May mà mình không đi!
Ồ té ra NÔNG DÂN CÀ lại là nhân viên tiếp thị phân bón dạng nước chính hãng chứ đâu phải là nông dân. Xin hỏi bạn: Phân bón dạng nước là loại bổ sung dưỡng chất cho đất hay là loại kích thích cho cây? Nếu là loại bổ sung dưỡng chất cho đất thì công thức thế nào? tác dụng của mỗi thành phần?
Nếu là loại kích thích thì bà con nông dân không nên dùng vì: Trước mắt thì cây cà phê tốt nhưng sau đó cả cây cà phê và đất trồng đều xuống cấp rất nhanh.
chào!
LỄ HỘI CÀ PHÊ trước lễ hội quả thật tôi cũng mường tượng đây là một lễ hội hoành tráng lắm, đem lại lợi ích cho người trồng cà phê lắm. Nhưng qúa thất vọng vì theo tôi tốn tiền quá và phí quá. Tủi cho nông dân trồng cà phê quá, nhà tổ chức đưa trưng bày một chiếc xe đỏ chói nghe đâu giá 8-9 tỷ đó là cách sỉ nhục nông dân một cách đau đớn nhất ! Hỏi thử người trồng ca phê mấy ai có xe hơi bình thường thôi chứ đừng nói mấy cái xe giá khủng đó … Thôi bỏ qua mấy chiêu khoe của của các đại gia, điều làm tôi buồn nhất là khi tham quan gian hàng xe phục vụ nông nghiệp. Nhìn mấy chiếc xe của hãng BÔNG SEN chế tạo mà thấy đau lòng cho dân tôi, các loại xe dược gọi là “độ chế” bị cấm một cách rất gay gắt mà những chiếc xe này an toàn và đẹp gấp mấy lần xe của BÔNG SEN. Đó là chưa kể đến những đặc dụng của loại xe này đường trơn, đường dốc vượt qua hết bơm, dinamo đều được gắn trên xe hết … Thế mà không một ai bênh vực hết, công an giao thông đuổi bắt tận nhà. Nó làm ra hạt cà phê mà lễ hội này tôn vinh đấy các bạn ạ. Đáng lẽ ra nó được trưng bày ở chổ chiếc xe đỏ kia … có lẽ công bằng hơn nhiều.
( he he! )có gì đâu meo mu tin chắc là chẳng hay ho gì đâu mà toàn đầu voi đuôi chuột cả, tốn kém và lãng quên người dân trồng cà phê mà thôi, Ông Trung Nguyên nói gì nhỉ? ( bà con con nhớ hội đền Hùng năm 2010 có hai chai rượu vodka của nhà máy rượu AVINAA ? Ông tiến sĩ Tô Văn Nhật đã vì lợi rồi ) có lẽ lễ hội sẽ là sân chơi của những thương hiệu “rơm?” quảng cáo. chuyến này mà được nghe báo cáo của mấy ông trong ban tổ chức thì hay thôi rồi.
Tôi không đi dự lễ hội, nhưng anh em đi về kể cũng buồn lắm. Có điều Pele không sang Việt Nam ta không phải vì ốm đâu, các bác cứ nói bừa! những ngày diễn ra lễ hội ông ta đang ở Hồng Kông & Singapore cùng Cantona đi tiếp thị. Không tin tôi copy cho các bác xem :
Pele, Cantona và Jones cùng đi “tiếp thị”
Thứ năm, 03/03/2011, 11:38 (GMT+7)
Tất cả Ban lãnh đạo nổi tiếng của CLB nhà nghề Mỹ New York Cosmos bao gồm: “Vua” bóng đá Pele (Chủ tịch danh dự), huyền thoại của Man.United Eric Cantona (Giám đốc bóng đá), cựu ngôi sao tuyển Mỹ Cobi Jones (Phó Giám đốc bóng đá), Chủ tịch Terry Byrne và cấp phó Terry Byrne… đều có mặt trong chuyến du đấu của đội đến châu Á. Dự kiến, nhóm này sẽ có buổi họp báo tại Singapore vào thứ Năm và Hồng Kông vào thứ Hai.
Cantona và Pele.
5 trọng tài cho Euro 2012
Đó là mong muốn của UEFA, Chủ tịch Michel Platini cho biết hôm thứ Ba nhân chuyến thăm Ba Lan (đồng chủ nhà Euro 2012 với Ucraina). Theo Platini, thử nghiệm 5 trọng tài điều khiển tại các Cúp châu Âu mùa này đang thành công và đó là lý do UEFA muốn áp dụng tại các trận đấu tại Euro 2012. Platini nói: “Tôi hài lòng đến 500% với cách mà 5 trọng tài đã làm tại Champions League và Europa League. Kết quả thu được rất tuyệt vời, và trọng tài chính thật sự yên tâm bởi có thêm sự giúp đỡ của 2 đồng nghiệp. Chúng tôi có cuộc họp vào thứ Sáu và thứ Bảy tới tại Xứ Gan và tại đó sẽ đưa thảo luận về vấn đề này”.( Báo TT SGGP)
Pele và Cantona sang châu Á du đấu
Nhằm quảng bá hình ảnh đến gần với châu Á, BLĐ New York Cosmos đã lên kế hoạch du đấu với Pele và Eric Cantona làm “chủ xị”.
Không hài lòng với với thương hiệu như hiện nay, BLĐ New York Cosmos đã đặt ra lộ trình quảng bá thương hiệu của mình ở châu Á. Theo đó, đội bóng thuộc giải nhà nghề Mỹ sẽ có chuyến du đấu tại châu Á trong thời gian tới. Tuy nhiên, điểm dừng chân của New York Cosmos chỉ là những nước có nền kinh tế phát triển và lắm tiền như Singapore hay HongKong.
Được biết, kế hoạch khuyếch trương thương hiệu này được Vua bóng đá Pele và Eric Cantona đề xuất. Theo đó, không chỉ có cầu thủ mới tham gia du đấu mà những thành phần nòng cốt như Pele, Eric Cantona cùng Cobi Jones – chủ tịch Paul Kemlsey và phó chủ tịch Terry Byrne đều tham gia đầy đủ.
“Vua bóng đá” Pele
Phải nói thêm rằng Pele đã từng khoác áo Cosmos từ 1975-1977 và hiện tại Vua bóng đá là chủ tịch danh dự của New York Cosmos, còn Cantona và Jones hiện là phó giám đốc của CLB.
Báo Bóng đá
Nếu thực sự như vậy thì thật là đại bịp !
Văn Minh có thể giúp bà con cái link để xem không?
Cám ơn.
Thông tin thêm về nguồn tin mà bạn Văn Minh đã cung cấp:
Đây là một đoạn nguyên văn trên website chính thức của Câu Lạc Bộ Nhà Nghề New York Cosmos tại website của họ: http://www.nycosmos.com/
March 1, 2011 (New York, NY) – It is announced by The New York Cosmos that soccer legends Pelé, Eric Cantona and Cobi Jones have just touched down in Singapore – officially kicking off The 2011 New York Cosmos Asia Tour. The tour will continue onto Hong Kong starting March 6, 2011 (featuring Pelé only) – and will end on March 9, 2011…
Kinh Vu dịch cho bà con cùng đọc:
Ngày 01/3/2011 (New York, NY) – Được thông báo bởi New York Cosmos rằng những huyền thoại bóng đá Pelé, Eric Cantona và Cobi Jones vừa hạ cánh xuống Singapore – mở đầu một cho tour Châu Á 2011 New York Cosmos. Chuyến đi sẽ tiếp tục đến Hồng Kông bắt đầu từ ngày 06/3/2011 (chỉ có Péle) – và sẽ kết thúc vào ngày 9/3/2011 …(còn dài nữa, nhưng chừng này là quá đủ để hiểu)
Thời buổi ngày nay quả là có quá nhiều kiểu “nói láo lấy được” bà con khi nghe cần đối chiếu nhiều chiểu, thực ra bắp là bắp, cà phê là cà phê hai thứ này trộn vào lừa ai thì được, chứ nông dân thì không khó chi để mà phân biệt.
Kẻ đi lừa nghĩ rằng ” hạ mục vô nhân” chăng?
Xin xem phần bà con lưu ý khi gửi phản hồi! BQT
Vậy là không chỉ mình nông dân cà phê bị lừa mà thôi, mà lừa cả và thiên hạ. Ghê gớm thật!
Hôm em đi chơi hội chợ cà phê ở Biệt Điện có thấy chiếc xe Mẹc đỏ ở gian hàng Trung Nguyên, em xin hỏi ngu bà con trên này chút, Trung Nguyên triển lãm chiếc xe đó ở hội chợ cà phê với ý tưởng sáng tạo gì vậy ạ? Ý tưởng cao siêu quá em không thấy được hay do cạn kiệt ý tưởng tiếp thị sáng tạo như Hà Nam nói trong bài này, Bác nào chỉ cho em vỡ cái óc với!
Khi chương trình lễ hội cafe lần thứ 1&2 thì ko có chương trình đặc biệt nào hơn ngoài lễ hội năm nay, đặc biệt là chương trình duyên dáng Việt Nam (DDVN) mà trên kênh TH DạLak ko truyền hình trực tiếp cho những người dân cafe để coi trong khi đó thì đây là lần đầu tiên chương trình đến với DakLak. Thật là buồn và rất tiếc cho người dân vì họ ko có tiền để đi coi, như vậy thì chỉ còn những người giàu có thì đi mua vé để coi mà chắc gì họ đã hiểu cà phê hơn những người trồng, trong khi đó chương trình DDVN cũng mời những ca sĩ hát về cà phê đấy thôi. Thật là buồn cho những người nông dân làm cà phê mà lại bị xét ra ngoài lễ hội. Xin lỗi ko nhờ họ thì làm sao chúng ta có ly cafe thơm ngon.
Tôi nghe nói về lễ hội này phần đông không thích thú lắm. Chuyện chiếc Mec đứng trong Lễ Hội như khuyến khích dân ta dùng hàng ngoại, hàng có tiếng tăm của thế giới. Ông này đầu không tóc , ý tưởng táo bạo, tôi xem và nghe ông nói về dự tính cho cà phê Việt mà thích (TV kênh FBNC). Nhưng qua lễ hội này tôi không còn tin nữa.
theo meo mu lễ hội không cần phải “siêu tưởng” làm gì miễn là làm cho dân vui, dân hưởng ứng, dân yêu là được rồi. Ngu kiến của mèo mù là tổ chức lễ hội phải bộc lộ được cái tinh túy mà đời thường của người trồng cà phê, cái văn hóa bản sắc tây nguyên, văn hóa thưởng thức ly cà phê Ban Mê cần chi phải đao to búa lớn, niềm vui thực sự luôn bắt nguồn từ cảm nhận, luôn bắt từ tâm hồn. Ban tổ chức “không có” những con người nói lên được khao khát, mong mỏi của người trồng cà phê, âm vang của ly cà phê Ban Mê trong cõi lòng thì làm sao có thể tổ chức được lễ hội cà phê của quần chúng? Người dân rất mong mỏi lễ hội cà phê là sân chơi của quần chúng. Họ được tham gia, được vui chơi và đón nhận lễ hội như được khẳng định chính mình thì chuyện thủ phủ cà phê không phải là chuyện không thể. Phải chăng ban tổ chức muốn lái dân, bắt dân phải theo họ? Ban tổ chức lễ hội đã sai quan điểm này chăng?
Là lễ hội cà phê, mà tôi thấy nó không mang nhiều bản sắc của cái tên mà nó được gắn với. Ý tưởng tổ chức lễ hội phải chăng càng ngày càng nghèo nàn.
Sao lại là nghèo nàn?
Ý tưởng xe Mẹc trưng tại lễ hội cà phê mà là nghèo nàn ư? Bạc tỷ đấy!
Tại đâu co ngu gì mà gánh hết chi phí lễ hội , để người khác lấy tiền của mình gánh bớt , chứ thực ra là ” lễ hội cà phê Trung nguyên BMT ” chứ bộ.
Bài viết hay, thảo luận lại càng thú vị. Nhưng buồn cho Lễ hội cà phê.
Lễ hội cà phê lần này có thể gọi Lễ hội Trung Nguyên.
Mà đã của TN thì ngoài cái sự nổ banh lồng chợ của anh Vũ, lấy đâu ra vui, làm sao có thể là lễ hội của người dân BMT.
Ha ha…các bạn thảo luận cũng chỉ vậy thôi sao? Các bạn càng nói tôi cảm thấy các bạn đang ghanh ghét, đố kỵ đấy! Hãy làm ít nhất được một phần như vậy! Festival cà phê có cấm đoán đơn vị hay tổ chức nào làm hơn Trung Nguyên (Nói thẳng, đừng “úp mở”) không? Tất cả đều có thể làm hơn như vậy mà! Đúng không? Trong gian hàng họ đã đăng ký thì họ có quyền làm, trưng bày những gì mà pháp luật, hay nội quy Festival không cấm! Nếu đơn vị nào đó muốn quảng bá rầm rộ thì hãy tài trợ “vàng” hay tài trợ “bạc” đi. Các bạn đã hiều hết ý nghĩa, mục tiêu của Festival nói chung và Festival Cà phê ở Việt Nam? Các bạn thử đặt câu hỏi mỗi đơn vị tham gia lễ hỗi đều có nét nổi bật riêng ví dụ như để có một ly cà phê cho bạn thưởng thức? Cho mọi người biết thành quả cà phê mang lại? Văn hóa cà phê mỗi quốc gia? Thưởng thức cà phê như thế nào? vv..vv…và nhiều hơn thế nữa thì Festival sẽ thành công như nào?
Hãy góp ý trên tính chất xây dựng!
Hơ ….! bạn thảo luận hay thật là hay. Không khác gì cô út nhà tôi, nó đi thi Vietnam Idol bị vị giám khảo kia chê nó te tua, về nhà nó nói là ông GK ganh tỵ với nó, ông ấy có giỏi thì đứng lên hát xem có bằng nó không <<< Cả nhà chết cười vì câu nói nửa con nít nửa choai choai của nó.
Trở về thảo luận, cá nhân tôi không có làm cà phê, không buôn bán cà phê, công việc của tôi là thổi kèn đám ma, tung hoa đám cưới <<< hoàn toàn không liên quan gì đến cà phê. Vì vậy, tôi chẳng việc gì phải ganh ghét hay đố kỵ, tôi lên diễn đàn này bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Và tôi nghĩ nhiều người trong số thảo luận trên đây cũng giống tôi.
Chiếc xe hơi được trưng bày tại hội chợ triển lãm cà phê đúng là festival không cấm nhưng tôi không hiểu nó mang mục đích gì? thành quả gì? văn hóa gì? …
Nét nổi bật của Trung Nguyên là chơi ngông khác người sao? Ý tưởng sáng tạo siêu phàm đến nỗi chỉ có thuyền mới hiểu, chỉ có người khác người mới hiểu. Kiểu này đến lễ hội cà phê lần 4 Trung Nguyên sẽ trưng bày hòm (quan tài) tại gian hàng của mình chứ chả chơi. Nhỉ!
Chào các anh/chị
Đọc qua diễn đàn, cũng thấy có cả khen và chê. Thấy hơi chạnh lòng, chả biết nông dân thật, người quan tâm đến cà phê thật hay là giả danh …nên mạn phép em được xưng là “học đòi làm nông dân”.
Các anh/chị nếu nhìn, xin hãy nhìn toàn diện, đừng dùng con mắt, tầm nhìn của cá nhân mà nhìn nhận sự việc hoặc hiện tượng mà nói …
Ông Vũ hoặc Trung Nguyên và BTC Lễ hội cũng có nhiều khuyết điểm, song các anh có giỏi thì cùng chung tay vào cho nó bớt khuyết đi? Hay đó là chuyện của ai đó, chê bai thì giỏi, còn đến lúc bắt tay làm thì cũng thì , rằng, là, mà…
Phải nói Trung Nguyên và Nescafe là hai doanh nghiệp đi trước thời một chút khi biết cung cấp khái niệm “không gian cà phê” thay vì chỉ cung cấp 4 cái bức vách…
Các anh/chị nhìn thì xin toàn diện
Nếu có cái nhìn toàn diện, có tầm nhìn vĩ mô, có những thảo luận xác đáng thì họ có thể làm được phóng viên nhà báo bạn ạ.
Nếu họ có ý tưởng và thực hiện được ý tưởng đó để Lễ hội hoàn hảo hơn, ít khuyết hơn Lễ hội lạc lõng kỳ lạ do Trung Nguyên và BTC thực hiện thì họ có thể làm chủ tịch tỉnh hoặc trưởng BTC.
Đây là diễn đàn, diễn đàn của những người nông dân, mỗi người dù có phải nông dân hay không nông dân thì đều có quyền thảo luận, có quyền đưa ra một ý kiến theo một góc nhìn. Vì vậy, bạn nên tôn trọng, chấp nhận và đừng cầu toàn hay đòi hỏi họ phải nhìn, đánh giá toàn diện. Đòi hỏi đó nên dành cho người viết bài báo này thì hợp hơn.
Tôi vượt qua quãng đường hơn 350km để dự lễ hội với mong muốn có được nhiều trải nghiệm từ các cường quốc cà phê trên thế giới. Thế nhưng, thất vọng quá. Lễ hội chỉ là một chuỗi các sự kiện rời rạc, vô nghĩa.
Cảm giác như lễ hội này là sự chơi trội, là chiến dịch PR mạnh của một vài tổ chức lắm tiền nào đó mà thôi. Nếu không phải thế thì phải chăng trình độ tổ chức sự kiện của VN chỉ có thế?
Sau khi dự lễ hội, tôi nghĩ có lẽ các cường quốc cà phê thế giới đã thấy, đã biết về lễ hội này nên không muốn tham gia. Vì nếu tôi là họ thì cũng chẳng tham gia làm gì. Mong muốn của Trung Nguyên tuy To nhưng còn phải làm Dài, và Xa lắm…
Nói đến lễ hội chúng ta phải nghĩ ngay chủ nhân của nó phải là quần chúng là nhân dân. Ở lễ hội cà phê năm nay, đố những ai là người trồng cà phê ở Tây nguyên có được tấm vé để xem đêm khai mạc – bế mạc. Nghĩ mà buồn cho hàng ngàn người đến tham dự lễ hội. Đánh xe vượt cả trăm cây số đến nơi quanh quẩn một tý ở quảng trường rồi đành ra về với nỗi thất vọng tràn đầy.
meo mu nghĩ, chúng ta còn yếu kém nhưng cái yếu kém này là do cơ cấu tổ chức, cơ cấu trong lãnh đạo và trình độ của ta còn hạn chế. Trung Nguyên cũng chỉ là một phần nhỏ của tiến trình này, nếu ban tổ chức giỏi thì hỏi Trung Nguyên có làm chiêng làm trống không? Ngược lại thì đừng đổ lỗi cho Trung nguyên? Cái trì trệ, quan liêu và bảo thủ của ta đâu đã cải tổ được. Nếu thực sự có tâm huyết vì Festival cà phê tại sao chúng ta không mời những tổ chức chuyên nghiệp trong tổ chức các lễ hội trên thế giới để họ tư vấn hay tổ chức cho ta ? Chúng ta đã kém nhưng lại hay chống chế, và sống cái kiểu “chó cậy quyền nhà” tổ tốn kém và kết cục là đi vào ngõ cụt.
@ Mèo Mù:
Ban tổ chức có giỏi bằng trời đi nữa nhưng không có tiền thì vẫn bị kẻ mà ai cũng biết là ai nắm tóc.
Mời đơn vị tổ chức chuyên nghiệp trong nước cũng còn chưa xong huống hồ mời quốc tế.
Theo Phương, đến lễ hội sau UBND tỉnh nên lựa chọn đơn vị nào có chút tâm họ tài trợ. Được vậy, ít nhiều người dân được chút vui với lễ và hội chứ không như lễ hội này chỉ là cơ hội đánh bóng tên tuổi của kẻ cơ hội.
Dọc trên diễn đàn thấy cộng đồng Y5 mình cùng chung chí hướng Minh tôi rất tự hào, bởi vì không ai có thể làm thay chúng ta, không ai có thể hiểu chúng ta bằng chúng ta. Ta luôn tự hào bởi vì, chúng ta là những người yêu đất nước này, yêu dân tộc này ” Dân tộc Việt Nam”. Chỉ trừ những kẻ ” cơm áo, gạo tiền’, đó là văn hoá. Như Ý kiến của bạn mèo mù “lễ hội không cần phải “siêu tưởng” làm gì miễn là làm cho dân vui, dân hưởng ứng, dân yêu là được rồi. Ngu kiến của mèo mù là tổ chức lễ hội phải bộc lộ được cái tinh túy mà đời thường của người trồng cà phê, cái văn hóa bản sắc tây nguyên, văn hóa thưởng thức ly cà phê Ban Mê cần chi phải đao to búa lớn, niềm vui thực sự luôn bắt nguồn từ cảm nhận, luôn bắt từ tâm hồn. Ban tổ chức “không có” những con người nói lên được khao khát, mong mỏi của người trồng cà phê, âm vang của ly cà phê Ban Mê trong cõi lòng thì làm sao có thể tổ chức được lễ hội cà phê của quần chúng? Người dân rất mong mỏi lễ hội cà phê là sân chơi của quần chúng. Họ được tham gia, được vui chơi và đón nhận lễ hội như được khẳng định chính mình thì chuyện thủ phủ cà phê không phải là chuyện không thể. Phải chăng ban tổ chức muốn lái dân, bắt dân phải theo họ? Ban tổ chức lễ hội đã sai quan điểm này chăng?
Hơn 1 giờ đọc ý kiến phản hồi của các bác về lễ hội cà phê Ban Mê mà thấy rối như canh hẹ. Các bác làm ban tổ chức không đau đầu thì cũng đột quỵ mà chết.
Lần sau ban tổ chức nên có một chương trình hẳn hoi và lấy ý kiến các bác, sau đó cứ thế mà tổ chức chắc là ổn nhỉ?
@ Thanh phương:
Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Cảm ơn Y5 !!!.
@ Mèo Mù:
đúng đấy, 3 cây chụm lại là LÊN được núi
Người nông dân có tinh thần đoàn kết, các doanh nghiệp chế biến kinh doanh cà phê có tinh thần đoàn kết,… là giấc mộng thủ phủ cà phê thành hiện thực, LÊN được hẳn thiên đường. Bạn ha!
Còn cái kiểu chơi ngông, chơi nổi, chơi trội, trọc phú thì có mà mọt kiếp.
Tạ ơn Y5!!!
Sáng nay meo mu mới ăn ốc ( thể loại @ ) và bị đau bụng chắc tại mấy thằng cha mò. Bây giờ có nhức nhối cũng chỉ biết nói vậy thôi, nói cho nó đỡ đau ấy mà chứ meo mu không mò được. Bạn Thanh Phương ơi meo hay len Y5, nhờ Y5 mà nhà mình bán được giá cà phê rất đỉnh giá 48,5 ( hì_ nhưng vẫn nghèo ) đó. Qua Y5 mình rất muôn làm quen cùng bạn.
Bức ảnh và bài viết này nói lên chân lí của thời đại : có thể bạn không cao nhưng người khác phải ngước nhìn! hội này ô tô chất men làm đau khổ. Hết!
@ Mèo: đây là diễn đàn về cà phê, chúng ta có thể làm quen nhau hay kết bạn với nhau ở 4rum khác, hy vọng bạn cũng cùng q điểm với tôi.
Trở lại thảo luận:
1. Không biết BTC đã báo cáo tổng kết và rút kinh nghiệm xong chưa ha?
2. Không biết có bao nhiêu thương hiệu cafe hoặc liên quan đến cafe quảng bá thành công hình ảnh qua lễ hội ha?
3. Không biết lễ hội này ngốn hết bao nhiêu tỷ VND ha?
4. Không biết khoảng bao nhiêu khách được uống cà phê miễn phí ở các quán lớn tại BMT ha
5. Không biết khoảng mấy nghìn nông dân cà được vui cùng lễ hội của họ ha?
6. Không biết có bao nhiêu chiếc xe gắn máy bị mất do gửi ở các điểm giữ xe tự phát ha?
7. Không biết… ha?
Bác nào có link bài báo nào nói về số liệu tổng kết của BTC lễ hội vui lòng sâu hàng cho bà con nhờ ha.
Lễ hội đã kết thúc có lẽ chúng ta không nên quên những gì của lễ hội, nhưng chúng ta nên khép lại để thấy yêu những gì ta đang có.
“Sóng võ tràng giang buồn điệp điệp
con thuyền xuôi mái nước song song
thuyền đi nước lại sầu trăm ngã
củi một cành khô lạc mấy giòng”
(Huy Cận)
Bi quan quá phải không các bạn!!!
làm trai cho đáng lên trai
chai thì nửa lít chai thì sáu năm
…vung dao chém nước nước càng chảy mạnh
nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm!!
@ Học đòi giả nông dân: Bạn thấy bao nhiêu % khen và bao nhiêu % chê?
Hãy đọc và ngẫm, đừng lên đây dạy bảo ai phải thế này, phải thế kia. Đến Bác Hồ, đến thánh, phật còn bị kẻ dè bỉu huống hồ ông Vũ Trung Nguyên. Dẫu rằng Y5Cafe không mạnh được bằng các báo đài như VTV, Tuổi trẻ, …, những thảo luận tại Y5Cafe không phải là chân lý nhưng những người tham gia thảo luận họ phần nào hiểu sâu về cà phê Đắk Lắk, ngành cà phê Việt Nam.
Cái không gian cà phê nó là cái con khỉ khô gì vậy? cứ chân phương hạt cà, máy tưới, ly cà phê đi cho người trồng cà phê, người thưởng thức cà phê dễ đọc dễ hiểu. Dùng những mĩ từ thấy bày đặt lắm, “cởi truồng thắt dây nịt”.
Mạo muội vài lời, chúc bạn tuần mới sáng tạo. Chúc bà con nhà Cà vui vẻ, hạnh phúc.
đọc hết tất cả những phản hồi của mọi người tôi thấy VŨ và trung nguyên rất giỏi, vì sao,/ bởi vì tất cả những sự kiện họ làm,những lời họ nói dù hay,hay dở, cũng làm chúng ta bàn tán,tranh cải rất sôi nổi thậm chí công kích lẫn nhau ,và tôi cho đó cũng là thành công của họ. chấm hêt.
10 bình luận hết 9 cái là không tốt, vậy thì giỏi cái kiểu gì vậy ko bít.
10 người hết 9 người rưỡi ghét thì …..
Cứ làm cho người ta bàn tán, tranh cãi sôi nổi…dù hay, hay dở !
Ô hô, bia miệng ngàn năm !
Ai tai !
Tôi ko tham gia lễ hội cà fê, nhưng qua các ý kiến tranh luận tôi thấy Trung nguyên đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cũa họ .Bởi vì qua lễ hội nhiều người biết đến trung nguyên hơn.Còn chúng ta đòi hỏi một doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền ra làm lể hội phải này nọ thì hơi khó .Một VICOFA của nhà nước đó trải qua bao năm tháng , ta thấy có làm được gì đâu.Làm dâu trăm họ là vậy.Các bạn thấy đấy 1 ca sĩ , diễn viên ko nổi tiếng , ngày mai họ mặc áo ,quần ko cài khuy cho nó phơi “ĐỒ NGHỀ ” ra ngoài thế là nổi như cồn .Trăm phương ngàn kế để đánh bóng tên tuổi .Một bác sĩ ĐẶNG bỏ nghề về làm cà fê ,một thợ cắt tóc họ ĐÀM bỏ nghề về làm ca sỉ ,anh nào cũng” nổ” như bom .Thế nhưng anh VŨ bị chê , mà anh “HƯNG” được khen trong khi hát dở ,nổ hơn bom.Qua đây tôi muốn nhắn nhủ bà con ta hảy rộng lượng mà bỏ qua các khuyết điểm , nhìn nhận những cái được mà lễ hội đem lại .Cùng nhau xây dựng và phát triển nghành cà fê càng lớn mạnh .Xin chào.