Người dân trồng cà phê Tây Nguyên đang phải gánh chịu 2 đợt đại hạn: hạn thiếu xăng dầu hạn gây thiếu nước trầm trọng, tác động xấu đến năng suất và chất lượng cà phê niên vụ 2011 và những năm tiếp theo.
Nguy cơ tiếp tục mất mùa
Nông hộ ở Tây Nguyên, đang tất bật tưới nước cho cây cà phê. Có nông hộ chỉ mới bắt đầu tưới đợt một để kích thích cây cà phê ra hoa và đậu quả, nhưng khả năng thiếu nước tưới trong mùa khô năm nay là rất lớn. Ông Trần Văn Diên (ở phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) lo lắng: “Năm ngoái, giếng khoan nhà tôi tưới cho vườn cà phê đến đợt 3 mới có hiện tượng thiếu nước.
Bây giờ mới tưới được một vài ha thì nước trong giếng đã cạn. Nếu trời không mưa, 3 đợt tưới còn lại không biết lấy ở đâu”. Ngoài các giếng khoan sắp cạn hết nước, nguồn nước tưới cà phê ở các công trình thủy lợi nhỏ đều đang nằm trong tình trạng báo động đỏ. Tại khối 8 và khối 9 phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột hàng chục ha cà phê ở đây chỉ trông mong vào 3 hồ thủy lợi.
Vậy mà 3 hồ này cũng đang cạn dần tới đáy trong khi người dân mới tưới được nửa diện tích cà phê của khối. Không riêng gì ở đây, nhiều nơi trong tỉnh Đăk Lăk như huyện Cư Mgar, Krông Buk, Krông Păk… cũng gặp tình cảnh tương tự.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Chi cục Thủy lợi Đăk Lăk cho biết: Công trình thủy lợi của tỉnh chỉ tưới tiêu khoảng 36.000ha cà phê toàn tỉnh, khoảng hơn 150.000ha cà phê còn lại được người dân tưới từ các giếng khoan, suối và hồ đập nhân tạo. Vì thế, năm nào tỉnh cũng thiếu nước tưới cà phê vào mùa khô.
Các nông hộ trồng cà phê ở các huyện Đắk Đoa, Chư Sê, Mang Yang… của tỉnh Gia Lai, cũng đang rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì thiếu nước tưới cho cây cà phê. Hàng chục hộ dân trồng cà phê ở khu vực đồi tranh (xã Ia Băng, huyện Đắk Đoa) cũng đang phải chịu một thảm cảnh éo le về nguồn nước. Vụ tưới năm 2010, một giếng khoan(khoan thủ công) ở khu vực đồi tranh, một đợt tưới có thể tưới liên tục cho 3ha cà phê không nghĩ; các hộ thuê tưới cũng chỉ mất khoảng 50 nghìn đồng cho một tiếng đồng hồ.
Trong khi mới bước vào vụ tưới đầu tiên của năm 2011, thì gần chục giếng khoan ở đồi tranh đã không có nước. Để tưới xong 1ha cà phê, người dân ở đây phải thức trắng 1 tuần (cả ngày lẫn đêm), vì tưới 1 tiếng phải nghỉ vài tiếng đợi nước. Để kịp nước cho cây cà phê nở hoa, người dân ở đây phải chấp nhận giá thuê tưới 1 tiếng từ 130 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng.
Ông Nê Y Kiên- Phó Trưởng phòng NN và PTNT huyện Chư Pah (Gia Lai) cho biết: “Trên địa bàn huyện có gần 7.000ha cà phê. Từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới. Nhưng năm nay tại một số xã trên địa bàn như Ia Nhin, Ia Ka người dân phản ánh mới đầu vụ tưới đã bị thiếu nước, mực nước tại các giếng bị khô cạn”. Ở các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Kon Tum, người trồng cà phê hiện cũng gặp cảnh tương tự.
Nước ngầm giảm sút
Theo Thạc sĩ Đinh Công Trí (Trung tâm nghiên cứu cà phê Tây Nguyên): Mùa mưa năm 2010, có nhiều đột biến so với thông thường nhiều năm. Mưa ít, mưa thưa, không có những đợt mưa dầm kéo dài nhiều ngày với lượng mưa lớn; trong mùa mưa có xen những đợt nắng nóng, gây tiểu hạn…
Theo khảo sát của Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 704 (Đăk Lăk) vào cuối năm 2010, nguồn nước ngầm của Tây Nguyên hiện đã giảm sút nghiêm trọng. Ông Lê Ngọc Đỉnh – Trưởng đoàn, cho biết: Trước đây giếng khoan ở nhiều điểm thuộc khu vực Tây Nguyên đạt công suất 600.000 m³/ngày, nhưng nay chỉ còn khoảng 400.000 m³/ngày.
So với năm 2006, mực nước ngầm trong khu vực đã sụt xuống khoảng 3 – 5m. Với độ sâu 30m, giếng khoan của nông dân trước đây có thể cung cấp đủ nước tưới cho 2 đến 3ha cà phê, nhưng bây giờ lượng nước này không đủ tưới cho 1ha. Nguồn nước ngầm giảm sút chủ yếu là do lượng mưa hàng năm ngày càng ít, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhà nông tưới tiêu lãng phí nước…
Đăk Lăk: Gần 1.500ha cây trồng bị khô hạn
Theo số liệu thống kê ngày 24.2 của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đăk Lăk, hiện đã có 1.460ha cây trồng các loại của tỉnh bị khô hạn. Trong đó, đã có 58ha lúa nước mất trắng, 536ha lúa, 683ha ngô và 241ha các loại đậu đỗ không có nước tưới. Theo đánh giá của Ban này thì tình hình khô hạn sẽ có những diễn biến phức tạp, hạn hán có thể kéo dài.
Nhu cầu nước tưới cho mùa khô năm này chắc chắn gay gắt, vì lượng mưa của năm qua rất thấp không đủ tích lũy cho nước ngầm.
Mới tưới đợt 1 nhưng nước ngầm đã khan hiếm, đành phải chia nhau tưới nên việc chờ nhau sẽ bị trễ theo lịch, việc này ảnh hưởng đến năng suất là điều không thể tránh khỏi.
Giá cà phê còn lên thêm nữa, bà con cứ yên tâm đừng có bán vội, theo kinh nghiệm của tôi thì năm nay giá cà sẽ lên tới 60.000đ/kg.
Không biết giá cafe khi nào nên đỉnh điểm vậy các bác? Không biết sang tuần tới giá có nên không?
Nguy cơ mất mùa tiếp theo thì có, nguy cơ mất trắng ở khu vực tui ko có. Rẫy cà phê là sự sống còn của nhiều gia đình nên tất cả đều tìm cách tốt nhất để chống hạn.
Ai cũng chuẩn bị sẵn sàng ứng phó vấn đề này từ lúc bắt đầu thu hoạch, khi phát hiện giếng tưới hàng năm ko đủ nước sinh hoạt hàng ngày. Vì thế máy móc, ống áng, phân tro, dầu đèn… đã thảo luận theo từng nhóm chu đáo. Tết vừa qua tui có về nhà ăn tết đâu mà phải ở rẫy. Chiều 30 tết mới tưới xong. Thậm chí có “chiến hữu” nổ máy tưới cả sáng mồng một tết. Ai trực tiếp cầm ống tưới mới thấm thía nỗi nhọc nhằn của dân cà phê… Hôm nay tưới xong đợt 2 rồi nên cũng thở phào nhẹ nhõm. ông trời thương mưa sớm thì còn đợt 3, ko thương thì tiếp đợt 4.
Quanh khu vực bán kính 20 km cũng thế, đa phần tưới xong đợt 2. Ở IA HLốp, IA Co, IA Vê… đều mua nước hồ IA GLai, 1 ha 1200.000đ/ đợt. Giá thành mỗi ha tuy nâng lên nhưng nước tưới ngập tràn là hạnh phúc quá rồi.
Các bạn hãy thông tin nơi khu vực mình về nước tưới xem số liệu thống kê của họ chính xác đến mức độ nào nhé.
Năm nay hạn hán giá phân bón + vật tư chăm sóc cây cafe sẽ cao. Là một người nông dân tui khuyên nên đầu tư phân hợp lý, không nên thấy giá cafe lên cao mà đầu tư phân ồ ạt dẫn đến tình trạng các đại lý phân + vật tư tăng giá ầm ầm. Nếu đầu tư hợp lý năm sau năng suất cafe kém nhưng với giá khoảng 30.000đ/ 1kg mình vẫn có lời được một chút. Mong bà con hãy là những người nông dân thông thái.
Ở nhà em hiện có một ha cà phê ở Thắng Lợi – Pleiku giờ cũng đang thiếu nước trầm trọng. Suối lớn giờ đây nước chỉ chảy róc rách không đủ nước cung cấp cho đồng ruộng nữa chứ đừng nói là cà phê. Với tình hình này thì năm tới lại mất mùa nữa rồi, vừa rồi về nhà thấy cà phê nhà nào cũng xanh hoa rất nhiều cứ tưởng năm nay lại được mùa không ngờ lại thiếu nước trầm trọng như thế.
Ai có thể cho em biết mỗi năm Việt Nam xuất khẩu cà phê được chia làm bao nhiêu đợt và cụ thể là vào tháng nào nhé? Em xin cảm ơn nhiều.
Tháng nào cũng xuất khẩu cà phê bạn ạ. Bạn cần số liệu chi tiết thì email : hangnt@giacaphe.com. Mình có đủ số liệu xuất khẩu cà phê từ năm 2005 đến nay.
Chị Nguyễn Hằng có thể cho em xin giá cả của 3 năm trước, từng tháng hoặc tùng ngày càng tốt chị nhá, và số liệu xuất khẩu từng tháng của 3 năm trước được không a chị. Em cám ơn trước.
Em cám ơn chị Nguyễn Hằng nhiều nhé chúc chị sức khẻo, thành đạt và luôn luôn may mắn trong cuộc sống .mà chị ở tĩnh nào vậy em hơi tò mò nhé hihi
Cảm ơn bạn quan tâm và hỏi thăm. Mình ở Hà Nội. Dù gia đình không có cà phê, bản thân không thích uống cà phê, nhưng lại yêu giacaphe.com, thích tìm hiểu về cà phê, và có duyên với cà phê.
Mong trời mưa sớm !
Tác giả của bài hình như nói hơi quá lời rồi, làm gì có chuyện nguy cơ trắng tay. Năm nay nông dân mình vừa trúng mùa, trúng giá. Ông trời mới hạn có chút xíu mà đã nói như vậy rồi … ông trời còn ở không vừa lòng người nữa là.
Năm nay thì chưa thể nói trước được vì hiện nay tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, đến nay đã hết tháng Giêng (Â.L) rồi mà vẫn còn rẫy chưa tưới được đợt 1 đó. Còn năm 2010 thì đã được khẳng định là mất mùa rồi. Trách trời mà làm gì, mọi hậu quả đều do con người gây ra đó bạn thanhtrungcaphe à!
bạn thanhtrung hình như vẫn chưa nắm bắt hết được tình hình vụ mùa năm vừa rồi. đúng là giá có lên ở mức cao từ trước đến giờ nhưng bạn lấy cơ sở gì nói năm nay bà con trúng mùa,năm nay mới hạn chút xíu,nếu được mùa thì lượng cung sẻ không thiếu mà đẩy giá lên cao như thế này đâu và hiện nay ở 1 số nơi đang thiếu nước trầm trọng trong khi giá dầu ,phân đang ở mức rất cao.vì thế chi phí cũng sấp xĩ với doanh thu.bà con được lợi gì nào.
Thân gửi anh Phạm Ngọc Tuấn – PleiKu
Theo số liệu tôi tổng hợp được tình hình xuất khẩu cà phê trong năm 2010 và 2 tháng đầu năm 2011:
Tháng 01/2010 : Xuất khẩu 141 nghìn tấn.
Tháng 02/2010 : Xuất khẩu 79 nghìn tấn.
Tháng 03/2010 : Xuất khẩu 125 nghìn tấn.
Tháng 04/2010 : Xuất khẩu 130 nghìn tấn.
Tháng 05/2010 : Xuất khẩu 95 nghìn tấn.
Tháng 06/2010 : Xuất khẩu 90 nghìn tấn.
Tháng 07/2010 : Xuất khẩu 90 nghìn tấn.
Tháng 08/2010 : Xuất khẩu 78 nghìn tấn.
Tháng 09/2010 : Xuất khẩu 56 nghìn tấn.
Tháng 10/2010 : Xuất khẩu 57 nghìn tấn.
Tháng 11/2010 : Xuất khẩu 80 nghìn tấn.
Tháng 12/2010 : Xuất khẩu 93 nghìn tấn.
Tháng 01/2011 : Xuất khẩu 140 nghìn tấn.
Tháng 02/2011 : Xuất khẩu 90 nghìn tấn.
Theo đó ta thấy xuất khẩu nhiều nhất vào 4 tháng đầu năm và xuất khẩu giảm dần từ tháng 5 cho đến tháng 10, sau đó xuất khầu tăng dần vào 2 tháng cuối năm cho đến đầu năm sau.
Tổng năm 2010: Xuất khẩu 1,114 triệu tấn.
(Trước đó theo dự báo tổng năm 2010 là 1,671 triệu tấn, như vậy giảm 557 ngàn tấn so với dự báo )
Thân chào!
Em cám ơn anh Phạm Thanh Bình nhiều đã cho em biết rất chi tiết về câu hỏi của em . Em chúc anh thành đạt trong cuộc sống nhé.
Giảm là giảm thế nào? Hơn 500 ngàn tấn đâu phải là ít?
Caphe được giá mà lại mất mùa thì … Gía xăng dầu, nhân công phân bón lên quá trời, giá caphe 45~50 cũng là hợp lý . Nếu thấp hơn thì coi như thua trắng rồi. Đi làm cty sướng hơn. Đầu tháng 3 cuối tháng 4 giá caphe chắn nằm khoảng 48~50 đó.
Gía xăng dầu, nhân công phân bón lên quá trời, sao bạn không nghĩ đến việc đi cuốc cỏ cà phê cho bà con mà đi làm cty.
Đi làm cty sướng hơn. Thế thì chắc tiền lương thấp hơn đi làm cà phê, làm cà phê mệt hơn nhiều.
Vậy nhân công lên là đúng rồi.
Mong cà phê lên giá cho nông dân thoát khỏi đói nghèo.
Mình ở Đak Đoa Gia lai. Nơi đây tình hình nước tưới cũng khó khăn hơn các năm trước nhiều. Các năm trước 7-8 máy cùng lúc nổ ầm ầm, năm nay chỉ 1 máy thôi nên đa số bà con thuê máy đào hồ khoan giếng nhưng không phải ai cũng làm được. Tôi muốn bạn Chuotdong tư vấn giúp tôi thế này : Rẫy nhà tôi cách suối lớn1500 mét, độ dốc hơn 10% và kéo daì cả 1500 mét, chưa có điện vẫn dùng máy nổ. Hiện tôi chưa tưới theo hướng này vì vẫn còn dùng nước hồ nhưng khả năng cạn kiệt rất lớn nên nhờ chị tư vấn nếu đầu tư đường ống, dùng bao nhiêu máy chuyền cho độ dài, độ dốc đó mà vẫn đưa được nước về bồn cafe. Cảm ơn chị và các bạn.
dinhnhuong ơi, rẫy nhà bạn sao giống chỗ tui thế. Tui cách hồ nơi độ sâu nhất là 2 km nhưng vừa qua hồ mở cống cho mấy công ty hiệp đồng mua nước tưới mỗi đợt 10 ngày nên nước rút ghê gớm. Rẫy tui đầu nguồn tưới chuyền 2 máy tổng cộng 20,5 cuộn dây. Đợt 3 trở đi có lẽ ta múc hồ sẽ giảm chi phí và khỏe người hơn tưới chuyền 3 máy bạn ạ. Tui hình dung ra địa thế của bạn rồi, bạn cùng tui ta tự tính chi phí tưới 1 đợt nếu chuyền 3 máy so với múc hồ để tưới 1 máy nhé:
1-Chuyền 3 máy với độ dài như trên hết 30 cuộn ống, luôn có ít nhất 2 người trực máy để xử lý sự cố vì chuyền 3 máy ăn khớp nhau trong vận hành k hề đơn giản chút nào. 3 máy hút, xả k đều là dứt cả hơi chứ chưa nói đến sự cố hư hỏng một mắt xích.
-Mỗi giờ trung bình là 7l dầu nên: 18,6 x 7 = 130,200đ.
– Mỗi ha tưới trung bình 35 giờ x 130,200 = 4557 000đ.
-Tiền công: 800 000đ(cầm vòi tưới) + 200 000đ(trực vận hành) = 1000000đ.
– tiền mua thêm ống: 20 cuộn x 1500 000/cuộn = 30 000 000đ.
Tổng cộng : 35 557 000đ.
2-Múc hồ: Để múc hồ với độ sâu 9 mét rộng 500m2 cần 3 ca máy.
– Mỗi ca 5 000 000đ chi phí hết 15 000 000đ.
– Một máy mỗi giờ tưới hết 2,5 l dầu nên 2,5 x 18,6 x 35 giờ = 1 627 500đ/ha.
– Tiền công : 900 000đ.
Tổng cộng: 17 527 500đ.
Tui đặt bút tính và suy nghĩ nát óc về vấn đề này rồi, mặc dù đã chuẩn bì sẵn 10 phi dầu hôm giá 14 900đ/l nhưng có lẽ thực hiện theo cách 2.
Gỉa sử cách 2 k thực hiện được vì k có đất múc hồ chẳng hạn thì cách 1 nhưng 3 nhà gần nhau hợp tác lại hay hơn. Tui có mấy đứa em đợt 2 đã chung chi như thế đó. Tuy xa nhưng nước ngập lô là vui lắm rồi bạn nhỉ.
Chào bạn nhé.
Tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, chúng ta đừng trách tại trời nhưng hãy nhìn vào việc mình làm có đúng không.Tôi đưa ra một ví dụ trước đây các vùng đất sình, ruộng hoang hai bên bờ các con suối không ai khai thác múc vượt, tới mùa nắng hạn suối còn đầy nước nhưng khi nguồn đất ít đi, diện tích cafe bành trướng theo thời giá bất chấp cảnh báo của các nhà khoa học và điều dễ nhận ra dấu hiệu thịnh nộ của thiên nhiên là lũ lụt, hạn hán ngày càng tăng và phức tạp. Tôi ở vùng cao nguyên Lâm Đồng hai mươi năm về trước cứ mỗi buổi sáng sương mù dày đặc tới tám chín giờ đổ đèo xe còn phải bật đèn, cafe vùng Bảo Lộc ít có năm nào phải tưới nay thì chịu chung số phận, Các bạn có dịp nào đi ngang Bảo Lộc sẽ thấy núi đồi bị phá trọc tới đỉnh thay vào đó là cafe,tr .Còn khí hậu thì khỏi phải nói vào mùa hè tối ngủ cũng phải mở quạt phành phạch điều mà nhiều năm về trước không hề có. Âu cũng là cái giá phải trả cho những cố chấp của con người .
dinhnhuong thân mến! Theo như bạn nói rẫy nhà bạn cách suối lớn1500 mét, độ dốc hơn 10% và kéo daì cả 1500 mét. Ý bạn là sẽ dùng máy nổ để bơm chuyền. Thì theo kinh nghiệm của Văn Dân bạn chỉ cần dùng 2 máy nổ, mỗi máy chịu tải 750m, khoảng 15 cuộn (mỗi cuộn thường 50m), nhưng bạn lưu ý đường ống tải có đường kính càng to càng tốt nó thoát nước. Văn Dân tôi thường dùng ống tải có đường kính 60mm trở lên. Từ máy thứ nhất bơm lên ở cuối cùng của máy này nối ngay vào đầu hút của máy thứ 2, cách này thì khi nước ở máy thứ nhất vừa tới máy thứ 2 là bạn phải nổ máy 2 ngay để đẩy nước đi tiếp, cách này gọi máy 2 là bơm “tống”. Còn một cách nữa là cuối cùng của máy nhất bạn đào một hố chứa được khoảng nửa khối nước, rồi bơm đổ vào đó. Cho vòi hút của máy 2 vào hố nước tiếp tục bơm đi, cách này gọi máy 2 là bơm “trung chuyển”. Nếu bạn không muốn đào hố thì xem cạnh đó có rẫy cà phê người ta , dùng bạt nilon buộc cao bốn góc bạt vào bốn gốc cà phê làm bồn chứa.
Chúc bạn chống hạn thành công.
Mình xin chia sẻ nổi lo thiếu nước của các bạn nhưng cách tốt nhất bây giờ là tiết kiệm nước. Hãy cùng động viên nhau tưới đúng tưới đủ thôi, không nên lãng phí nước. Hàng năm chỉ cần trung bình 1780m2 nước cho 1ha cà phê KD là đủ (đối với cà phê KTCB chỉ cần từ 200- 300lit/gốc là đủ còn cà phê KD chi cần 400-500 lít/gốc là đủ). Hãy cùng nhau chia sẻ nguồn nước nhé.
Hiện nay trang trại của tôi còn nhiều ha cà phê không còn tưới được đợt 1 vì suối không còn có nước nữa. Nhìn hoa cà phê chương lên mà không có nước tướí, lại phải mất mùa năm nay thôi, giếng khoan cũng cạn. Có ai có sáng kiến gì không ? chỉ giùm tôi với.
Dak Doa kêu cứu vì hạn hán vô cùng khốc liệt !!!
Đã có hàng trăm ha cafe không có nước tưới đợt 1 rồi. Hoa cafe đã ngã sang màu tím và đang khô dần, trong lúc hồ suối không còn giọt nước nào nữa. huhuhu…
Theo tôi, tình hình nắng hạn kéo dài ở tây nguyên làm ảnh hưởng đến sự ra hoa kết trái của cây cafe. Hiện nay, cafe ở tây nguyên đang cần nước tưới nhưng ở các hồ và suối đã cạn trong khi đó giá dầu tăng cao khiến cho chi phí tăng theo, là nỗi lo lớn của người nông dân.
Khoảng tháng rưỡi nữa bắt đầu có mưa cục bộ, tháng 20 ngày trở lên là có mưa tập trung đó bà con à.
thông tin hạn hán mất mùa sẽ ảnh hưởng tới giá cafe !! mong rằng giá cà sẽ tiếp tục tăng cao !
Phải nói rằng hơn lúc nào hết người nông dân chúng tôi đã và đang đứng bên bờ vực thẳm. Nguy cơ đói nghèo đang chờ sẵn nếu như nhà nước không có chủ trương hỗ trợ nông dân lúc này như giãn nợ, giảm lãi suất ngân hàng, đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn để cứu vườn cây, không thì mất mùa và có nơi mất trắng là điều hiển nhiên. Bởi hậu quả của niên vụ vừa qua sản lượng giảm 1/3 so với nhiều vụ trước, đó là do hậu quả của cơn bão số 9 năm 2009 tàn phá nặng nề, đó là lượng mưa năm 2010 chỉ bằng 1/5 lượng mưa hàng năm. Vậy nên việc thiếu nước đã được dự báo trước, nhưng không ngờ nó còn tồi tệ hơn nhiều so với dự báo.
Nhiều người đang phải chạy đôn chạy đáo chi phí hàng mấy chục triệu đồng để đào thêm, khoan thêm giếng để mong cứu vãn vườn càphê, chứ chưa mong sản lượng năm sau. Một cái khó nữa đó là chi phí vật tư như xăng dầu, điện, phân bón tăng chóng mặt. Tôi cũng như hàng vạn nông hộ làm cà phê tha thiết đề nghị nhà nước ra tay giúp đỡ để nông dân chúng tôi có điều kiện đầu tư sản xuất, góp phần nâng cao đời sống, xây dựng xã hội. Nếu như không được sự cưu mang của ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC thì liệu nông dân làm càphê rồi sẽ ra sao?
Tôi thật sự cảm kích và chân thành cảm ơn bạn chuotdong và bạn Nông văn Dân đã tư vấn giúp tôi. Hy vọng qua sự giúp đỡ này tôi sẽ chọn được phương án chống hạn tốt nhất. Một lần nữa mình cảm ơn các bạn và mong muốn nhận được nhiều thông tin bổ ích từ diễn đàn Y5cafe.
Hạc tôi mới hóng hớt được rằng tuần tới nhà máy cà phê Biên Hòa sẽ ủng hộ bà con nông dân nghèo trồng cà phê tại Đăk Lăk tiền mua phân bón, xăng dầu tưới.
Chẳng biết thực hư ra sao, mấy ông doanh nghiệp chế biến cà phê là hay nổ lắm, nổ tách bách, nổ banh lồng chợ. Thôi đành chờ vậy các bác nhỉ!
Mấy ngày nay do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bảo Lâm mưa lớn. Tình hình này có lẽ chúng mình được sớm tạm biệt dây, ống ,máy móc. Vùng các bạn ra sao ? Đăng tin cho biết với. Hôm nay tại Bảo Lộc, cà fê giá 45.000đ/kg.
Vùng tôi ở được cái là thiên nhiên ưu đãi, chỉ việc đóng một ống típ 60 xuống khoảng 30m là nước tưới vô kể không bao giờ hết, hai người đóng mất một ngày là xong một giếng.