Chưa bao giờ giá cà phê tăng như hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp cà phê đang phải xây dựng những chiến lược cạnh tranh rốt ráo với doanh nghiệp ngoại vì theo cam kết WTO, 2011 cũng là năm các doanh nghiệp ngoại được kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam.
Theo Vicofa, năm 2010, cả nước xuất khẩu được hơn 1,1 triệu tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 1,7 tỷ USD. Năm nay thị trường cà phê tốt, giá tăng cao… dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 2 tỷ USD.
Giá tăng, người được hưởng lợi đầu tiên là nông dân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước đang cho rằng những doanh nghiệp nước ngoài tự ý tổ chức mạng lưới thu gom cà phê trực tiếp trong dân đã gây bất ổn cho ngành là vi phạm pháp luật VN.
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nnam – VICOFA VN mở cửa thị trường cà phê và thực thi cam kết WTO theo đó mặt hàng cà phê không thuộc bộ tính hạn chế quyền XK. Quyền XK là quyền mua hàng hóa tại VN để XK, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại VN để XK. Chỉ có điều ngành cà phê VN lại đang tồn tại nghịch lý nhiều người bán, quá ít người mua nên tình trạng doanh nghiệp nước ngoài tổ chức mạng lưới mua gom khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng.
Cả nước hiện có trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp này tổ chức thu mua và xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc cơ quan đại diện tại VN. Nhưng theo ông Lương Văn Tự – Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao VN, chúng ta có quá nhiều người mua cạnh tranh nhau để bán cho 20 nhà nhập khẩu nước ngoài. Các nhà nhập khẩu này bán lại cho 8 nhà rang xay cà phê lớn trên thế giới.
Theo nhiều chuyên gia luật pháp, việc các doanh nghiệp nước ngoài tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cà phê trong dân là trái với quy định của pháp luật VN. Cụ thể, tại Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 của Bộ Công Thương đã nêu rất rõ: “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền XK không được lập cơ sở để thu mua hàng XK”.
Theo một nguồn tin, hiện có khoảng 10 doanh nghiệp lớn nước ngoài đang lập các đại lý thu mua trực tiếp của nông dân ở các địa bàn cà phê trọng điểm như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai. Trong giai đoạn này họ đang tổ chức thu mua khoảng 60% lượng cà phê của nước ta và đem về kho dự trữ.
Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài sau khi thu gom cà phê tại VN đều tự chế biến, kiểm định và XK. về mặt nhà nước phía VN không biết và không nắm được chất lượng như thế nào, có ảnh hưởng đến uy tín của cà phê VN hay không.
Cà phê là mặt hàng thu hoạch một vụ nhưng bán quanh năm. Để phát triển bền vững ngành cà phê, theo ông Lương Văn Tự, hàng năm vào đầu vụ các doanh nghiệp nên mua tạm trữ từ 200.000 – 300.000 tấn cà phê. Làm được điều này, các ngân hàng cần cung ứng đủ nguồn vốn với thời hạn vay từ 6 – 9 tháng.
Mặt khác, người trồng cà phê nên liên kết lại để có điều kiện áp dụng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở xay và chế biến nhằm giảm bớt phụ thuộc vào thời tiết khi vào vụ thu hoạch. Liên kết để tăng nguồn vốn, nâng chất lượng và nâng giá cà phê tăng lên.
Hơn nữa, với việc sớm đưa hai sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và Triệu Phong vào hoạt động và kết nối với thị trường thế giới hi vọng thời gian tới ngành cà phê VN sẽ giải được bài toán khó này.
“Đặc biệt, hầu hết các DN nước ngoài sau khi thu gom cà phê tại VN đều tự chế biến, kiểm định và XK. Về mặt nhà nước phía VN không biết và không nắm được chất lượng như thế nào, có ảnh hưởng đến uy tín của cà phê VN hay không.”
Nhà báo viết mà chưa chịu tìm hiểu hoặc không hiểu gì về nghiệp vụ XNK … Chán nhất là cái vụ này .
Tèo
Các doanh nghiệp nước ngoài lập mạng lưới thu mua trực tiếp Cafee từ người nông dân là vi phạm PL Việt Nam (Vicofa đã thông báo). Sao chưa thấy xử lý vậy nhỉ? Là người nghiện cafee, tôi mong giá hạ chút ít để dự trữ uống cho 1 năm. Nhưng nghĩ cũng tội cho người nông dân là nếu giá không tăng thì người làm cà phê không biết xoay sở ra sao khi: xăng, dầu, điện, phân bón … cao ngút trời. Ở địa phương tôi, cách đây một năm giá công lao động từ 50-60 ngàn/công và hiện nay 100-120/ công làm cỏ, tưới cafee…/.
Làm sao xử lý được. Nói các DNNN lập mạng lưới thu mua trực tiếp cà phê từ nông dân vậy thôi chứ tôi tấy có DNNN nào mua trực tiếp từ dân đâu. Họ toàn mua qua các cty, DNTN có đầy đủ hóa đơn chứng từ mà đâu phải mua từ dân đâu (vì mua trực tiếp từ dân thì không có hóa đơn). Làm sao mà kiện họ được, họ đang làm đúng luật đó chứ.
Tôi cần nhập cà phê, xin các bác chào giá và sản phẩm. Cafe thô. Nơi cà chuyển đến Thailand. Xin tính luôn cả chi phí cửa khẩu và xe sang đến giao hàng tại cửa khẩu CHOMMEK, Thái. Gần Paxsé, Lào. Khối lượng yêu cầu : 60 tấn/tháng. thanks anh chị em giúp đỡ. Theo số điện thoại 0066.881145266, mail : tuanan.vietnam@hotmail.com
Nhà báo bảo thủ quá, tại sao các DN ngoại lại mua với giá cao hơn các DN nội? Giá cao thì nên dân được nhờ: nhà báo không biết là : Dân giàu nước mới mạnh àh, nếu ép giá như các DN nội thì bà con trồng cafe khốn khổ như thế nào lâu nay bác không biết sao? Cạnh tranh công bằng, DN ngoại có ăn cướp đâu.
DN ngoại cùng mua cùng chế biến và xuất khẩu như DN nội nhưng mua cafe thô với giá cao hơn mà họ vẫn lợi nhuận, thế các DN nội mua bằng giá DN ngoại là sẽ thua lỗ sao?
Tại sao các DN nước ngoài lại không được thu mua cà phê chứ, nếu DN nước ngoài được phép mua sẽ làm cho giá cà phê tăng. Các DN trong nước sẽ phải phụ thuộc giá cả của thị trường và như vậy không thể tự hạ giá cà phê để làm lợi cho mình. Khi Việt Nam vào nhập WTO thì thị trường Việt Nam sẽ là thị trường mở khi đó DN nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước bình đẳng kinh doanh chứ. Tôi ủng hộ DN nước ngoài vào thu mua cà phê tại Việt Nam, vì như thế người dân sẽ có lợi hơn.
Các năm trước tôi chỉ nghe trừ lùi 100 USD /tấn có khi còn 50-60 đô thôi. Năm nay nhờ các DNNN nên trừ lùi 150-160 USD chăng?
“Đặc biệt, hầu hết các DN nước ngoài sau khi thu gom cà phê tại VN đều tự chế biến, kiểm định và xuất khẩu. Về mặt nhà nước phía VN không biết và không nắm được chất lượng như thế nào, có ảnh hưởng đến uy tín của cà phê VN hay không.”
Viết kiểu này chẳng khác nào nói mấy DNNN là thế lực gì gì đó đang có âm mưu phá hoại uy tín của ngành cà phê Việt Nam… một kiểu chụp mũ! Xin nhắc lại mấy ông DN nội nên chứng minh việc mình làm để nông dân tin cậy chứ đừng giở trò “hèn” làm chi tội lắm nha mấy vị. Thua người ta trên sân nhà, thua cả khán giả nhà thì tự xem lại mình.
“hoang thang ” những lòi bình của bạn mang tính chất rất cay nghiệt đối với những doanh nghiệp nội địa, tôi không nghĩ bạn là một người nhìn thấu vấn đề đâu. kẻ xuyên tạc chính là bạn đấy.
Các doanh nghiệp VN ít khi xuất cà phê 24%-30% đen vỡ, nhưng các DN nước ngoài thì có đấy, nếu không các thải loại ra của nhà máy của họ đổ đi đâu ? 100% các nhà máy của DNNN đều như vậy.
Sau khi đọc bài toán khó của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tôi là nông tri điền chỉ biết rằng cặm cụi quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để chăm sóc cà phê mong sao mùa được bội thu, giá bán cao để trả nợ nần, chi phí đầu tư. Thế mà những năm qua chẳng được doanh nghiệp VN mua cao. Nhưng khi có doanh nghiệp nước ngoài mua thì lập tức người dân có lợi, tôi nghĩ nhà nước cứ để cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh nhau lành mạnh thì HY VỌNG người làm cà phê mói thở phào nhẹ nhỏm.
Doanh nghiệp nước ngoài tổ chức thu mua trực tiếp nhanh chóng, thuận tiện và đặc biệt giá cao hơn doanh nghiệp trong nước, điều này người nông dân hưởng lợi, tại sao lại nói họ phạm pháp nhỉ? Xin nhắn nhủ với các doanh nghiệp trong nước đừng trông chờ bầu sữa mẹ là vốn ngân sách là cơ chế và chính sách bảo hộ nữa, mẹ già vú teo rồi! Hãy bước ra sân chơi WTO mà thi đấu, nhớ đừng mặc áo có dòng chữ kinh tế thị trường có đuôi định hướng… mang đuôi nặng lắm chạy không nỗi đâu!