Bằng nhiều cách khác nhau, nhưng chỉ sau vài tháng người ta có thể làm cho một cánh rừng thông đang tốt tươi, héo dần rồi chết đứng.
Thông sau khi chết, bị đốn hạ rồi thay vào đó là một mầm cà phê. Sau vài tháng, cánh rừng thông hôm nào, nay đã là một vườn cà phê tốt tươi, được ngang nhiên bán lại với giá chỉ… 20 triệu đồng/sào.
Đó là thực tế vấn đề nhức nhối đang diễn ra tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Vào vai một người đi mua đất, chúng tôi đã tiếp cận với một người dân đang dùng những thủ đoạn để biến đất rừng thành rẫy trồng cà phê. Địa điểm mà người dân này đang phá rừng nằm cách sân bóng xã Đa Nhim vài chục mét.
Nhìn những gốc thông vài năm tuổi bị chặt hạ nằm la liệt, hàng trăm gốc thông khác nhựa đang rỉ từng giọt chúng tôi không thể tin vào mắt mình.
Theo như lời người dân trên nói, thì việc làm cho một cây thông đang tốt tươi trở nên chết đứng là việc không khó, nhưng phải cần một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào những biện pháp khác nhau. Biện pháp đầu tiên anh ta nói đến là “ken cây” – tức là dùng búa, rìu vạc quanh gốc thông cho nhựa thông dồn về gốc, ứa lại, dần dần thông kiệt sức rồi chết.
Theo lời anh này thì thông sau khi bị “ken gốc” 3 tháng sẽ chết hoàn toàn, muốn cây chết nhanh hơn nữa thì sau khi “ken” vài ngày, nhựa thông sẽ ứ đọng lại ở gốc, dùng lửa đốt chỗ đã “ken” thì cây thông sẽ chết nhanh hơn. Chúng tôi đặt vấn đề: “Muốn mua 5 sào đất thì cần phải chờ bao lâu?”.
Anh ta trả lời: “Phải chờ vài tháng, vì đốn thông phải từ từ, chờ cho cây chết rồi mời dám chặt, nếu không kiểm lâm sẽ bắt phạt”. Họ biết rằng kiểm lâm biết là sẽ bị phạt, nhưng tại sao họ vẫn làm? Bởi: “Làm vào lúc 2-3 giờ sáng thì kiểm lâm và xã biết đâu mà phạt!” – một người dân nói.
Tiếp tục đi sâu vào trong ở khu vực trên, chúng tôi gặp hai cha con người dân tộc thiểu số đang lúi húi chất củi “thiêu sống” một cây thông vài năm tuổi. Nhằm mau chóng “hợp pháp hóa” mảnh rừng thông này, hai cha con trên sau khi “ken cây” được vài ngày đã trở lại dùng lửa để cây thông kia mau “lìa đời”.
Đặt vấn đề muốn mua đất, ông bố nói rằng “đã bán hết rồi, giờ đang phá thêm, nếu muốn mua thì năm sau quay lại, phải chặt hết thông đã, rồi bỏ cà phê xuống thì mới dám bán”. Ông ta chỉ miếng đất khoảng 6 sào đã trồng cà phê và được đóng cọc xung quanh nói là vừa bán cho một người với giá 130 triệu.
Làm việc với ông Kơ Đưng Ha Vương – Phó Chủ tịch UBND xã Đa Nhim, lúc đầu ông Ha Vương nói là không có những tình trạng trên, nhưng sau khi xem những bằng chứng của chúng tôi đưa ra ông mới xác nhận là có. Tuy nhiên, ông Vương cho rằng đó là do những hộ dân lén lút phá rừng, điều này thì chính quyền xã chưa nắm được!?
Còn chuyện người dân sau khi phá rừng trồng cà phê rồi sang nhượng lại cho người khác thì chính quyền xã cũng chưa nghe thấy. Ông Ha Vương nói: “Việc người dân lén lút phá rừng rồi trồng cà phê là “không thể tránh khỏi”, lực lượng kiểm tra của xã quá mỏng nên không thể bao quát hết tất cả được.
Chuyện người dân phá rừng, sang nhượng đất trái phép nếu có xảy ra thì chính quyền xã sẽ mau chóng tiến hành kiểm tra, phát hiện vi phạm và có những biện pháp cứng rắn đối với những hộ dân làm trái với quy định”. Như vậy, có thể thấy việc người dân Đa Nhim đang “biến đất rừng thành đất trồng cà phê” đang diễn ra hết sức phức tạp.
Rừng Đa Nhim đang chết từng ngày bởi bàn tay của những kẻ tư lợi, nếu chính quyền xã Đa Nhim không sớm có biện pháp cụ thể thì trong tương lai gần nơi đây rừng sẽ chỉ còn lại là những rẫy cà phê.
Thật tai hại, nếu chính quyền địa phương không nhanh tay vào cuộc thi chỉ vài năm nữa Đa Nhim nói riêng, tp Đà Lạt nói chung còn đâu những cánh rừng thông thơ mộng . Thật đáng tiếc nét đặc trưng riêng của tp ĐàLạt đang mất đi.
Nông dân thì phải có đất. Nếu chính quyền địa phương không can thiệp vào thì không lâu nữa những cánh rừng thông sẽ không còn. Thử nhìn sang tỉnh bạn Daklak xem. Ồ ạt những năm 90-95 diện tích cà phê tăng chóng mặt. Cứ để nông dân tự do thỉ Hỏng ???.
Tôi yêu con người và thiên nhiên Lâm Đồng. Mong những quy hoạch vừa có thể phát triển kinh tế lại vừa mang lại cuộc sống no đủ cho bà con nông dân mình.
Tai sao chính quyền không dùng những biện pháp mạnh để trừng trị răn đe, còn làm gương cho kẻ khác đang có ý định lăm le biến rừng thông thanh tài sản riêng. Nếu ai cũng tàn phá như họ thì đất nước nầy chỉ còn đồi trọc hoang phế. Thiên nhiên cây cỏ là lá phổi của chúng ta, còn gì đẹp hơn một màu xanh bạt ngàn hy vọng đã làm đắm say bao du khách. Tại sao lại có những con người táng tận lương tâm nỡ phá bỏ đi cái mầm xanh đang sống. Hãy sớm ngăn chặn để màu xanh còn xanh mãi
Chính quyền ở đó chắc là mù hết rồi hay sao mà rừng trên địa bàn mình bị phá bao nhiêu năm nay rồi mà bảo là không biết. Mấy ổng đó mà có quán nhậu , mát xa … nào là biết nhanh lắm.
Bác nhầm rồi, mù sao được. Chính quyền ở đó bận trăm công nghìn việc, còn lo đại sự quốc gia chứ. ba cái lẻ tẻ này nhằm nhò gì.
“Công nghệ biến rừng thông thành rẩy cà phê” như các bác nêu là chuyện xưa rồi các bác ơi ! các bác cứ thử suy nghĩ hiện nay Đà Lạt có khoảng 4000ha diện tích trồng cà phê, trong đó có bao nhiêu ha là có giấy tờ hợp pháp, đất này đâu ra ?
XT quê em việc hạ thông mở rộng diện tích trồng cà là cả một sự “đam mê” ! dân thường thì mỗi năm trung bình cũng đạp được một vài sào và chém đôi ba cây cổ thụ, dân có tiền và có quan hệ mỗi năm xơi vài hec – hạ vài trăm em là chuyện thường ngày. Các bác không tin hôm nào có thời gian thử viếng thăm “rừng XT quê em, tháng giêng làm siêng phá rừng, tháng 4 là em xuống giống, vướng thông thì ta cứ hạ ứ khoan họ …… ứ khoan họ ơi ! rừng ta thì ta cứ phá, đất ta là ta xuống cà, dù có biết – là biết lâm nghiệp, tèn … ten …tén là tén …ten …tèn….., tiền là xong hết là hết đất rừng, từn… tưn… tứn là tứn …, tưn từn.”
Vui với các bác vài câu; nói thật các bác năm nay cà nhà em trúng thật, các bác Lâm nghiệp muốn chung bao nhiêu thì em sẵn sàng.
Bài viết nghe có vẻ hot ấy ! còn mấy cái ảnh minh hoạ ấy còn cổ điển quá ! hôm nào anh em cần em Up cho xem cả 1 bộ ảnh và clip “công nghệ phá rừng”.
Hiiiii
Nếu không được ai đó nhắm mắt làm ngơ thì làm sao có kẻ dám phá rừng làm nương rẫy, chỉ tội cho rừng thông khi hấp hối dẫy chết cố kêu cứu trong tuyêt vọng cũng chăng ai nghe, vì họ còn mãi đi đây đi đó. Lương công chức chẳng là bao, mà họ giỏi tiết kiệm xoay sở ghê, nhà nầy nhà nọ, đất chổ nào ngon họ cũng mua được, trong khi có người làm quần quật mấy ha cafe cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, cất được cái nhà là hạnh phúc lắm. Có những vị trang trí nội ngoại thất toàn những thứ gỗ quý hiếm từ a đến z, hỏi làm sao rừng không cạn kiệt.
Nói những câu nầy tôi xin lỗi những vị có lương tâm, liêm chính, còn những vị lương tâm đã bị diều hâu tha mất thì miễn bàn.
Tác giả đã thấy và viết lên đây chỉ là 1phần nhỏ mà từ trước giờ đã hình thành lâu lắm rồi. Ngày xưa theo tôi biết ở “hố tôm hay bãi ổi” rừng thông bạt ngàn rất đẹp! mà giờ còn đâu ??? toàn là vườn làm rau. Đa số là dân “thái phiên” vô phá rừng.
Mà các bác ơi, ai là người làm ra “công nghệ phá rừng” đó ? có phải là thổ địa ở đó không ? Năm xưa nông dân thỏa thuận với thổ địa là 5 hay7 chục chai là được 1 ha đất rừng, cứ ủi ra là hợp pháp, đưa cả xe ủi vào mà mấy ổng không biết…. vì bận họp.. !!!! Còn ai lấy rựa mà phá thông là thổ địa biết liền.
Ở Đăk Nông tôi thấy người ta chặt phá, đốt rừng lấy gỗ về bán ngay giữa ban ngày ban mặt mà có thấy bóng dáng kiểm lâm nào đâu ???
Các Bác có thấy vị lãnh đạo nào của tỉnh Lâm Đồng được sinh ra và lớn lên ở đó không?
Nếu không phải là nơi chôn nhau cắt rốn thì… các Bác tự trả lời!
Rừng thông DaLat, Thanh Thủy, KS Ngọc Lan, đất hồ Tuyền Lâm, Suối Vàng… bây giờ của ai ???
Tôi thấy kiểm lâm bây giờ làm nhà toàn bằng gỗ tốt và đang nằm trong sách đỏ. Vậy ai là người kiểm tra và ngăn chặn nạn phá rừng đây? Khi hỏi đến thì cứ bảo lực lượng không đủ. Muốn dân theo thì phải có gương để mà theo chứ, cái gương bị hoen ố thì lấy gì mà soi vào đó. Mực nước ngầm ngày càng cạn kiệt, mùa mưa đến mới mua có vài trận đã có lũ cuốn, có ai hỏi nguyên nhân do đâu không?
Không riêng gì tỉnh Lâm Đồng mà tất cả các tỉnh thành trên cả nước tình trạng phá rừng tràn lan đang là một vấn nạn không thua gì bệnh truyền nhiễm không có thuốc chữa. Các ban ngành chức năng chưa có một chế tài xử phạt nghiêm minh cho người phá rừng và người tiêu thụ gỗ từ phá rừng mà có thì chỉ ít năm nữa thôi ở Việt Nam sẽ có sa mạc hóa. Cứ đọc mấy bài báo này mà vừa tức vừa buồn cho ý thức của con người và sự chậm trễ của các bác lãnh đạo
Ở Krông Buk DakLak cũng thế các bác ạ! dọc quốc lộ 14 rừng đang bị chảy máu. Tuy nhiên điều đáng nói là rất nhiều quan chức được hưởng lợi từ những việc xử lí “chuyện đã rồi” một cách hợp pháp.
cây cà phê cũng là cây cối cũng phủ xanh đất trống, cũng cải thiện khí hậu, vừa đem lại đời sống ấm no cho người dân vừa làm dân giàu nước mạnh. Tây Nguyên xưa kia vốn là rừng, thì chả lẽ không phá rừng thì làm gì có nền nông nghiệp như hiện nay. Núi đồi vẫn là rừng đấy, còn đất tốt phẳng đẹp phải để cho sx nông nghiệp chứ. Dân sống được là nhờ rừng, nếu vậy bà con hãy cho con cháu đi học làm lâm nghiệp hết đi cho nhà nước nuôi.