Sản lượng cà phê thế giới niên vụ tới sẽ đạt kỷ lục 139,7 triệu bao

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa đưa ra dự báo mới nhất về sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2010/11.

Theo đó, sản lượng cà phê của Braxin sẽ đạt kỷ lục 55,3 triệu bao, tăng 10,5% so với niên vụ trước đó. Sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ đạt 18,7 triệu bao, tăng 1,2 triệu bao. Sản lượng của Indonesia sẽ đạt 9,6 triệu bao, tăng 450.000 bao. Và sản lượng của Colombia sẽ ở mức 9 triệu bao, so với 8,2 triệu bao của niên vụ 2009/10.

USDA cho rằng, bởi Braxin là nước trồng cà phê lớn nhất thế giới, nên sự gia tăng về sản lượng của nước này sẽ giúp sản lượng thế giới đạt kỷ lục 139,7 triệu bao trong niên vụ tới, tăng 14 triệu bao so với niên vụ 2009/10.

Trước đó, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã dự báo, Braxin có thể sản xuất 47 – 50 triệu bao cà phê trong niên vụ 2010/11.

USDA dự báo, xuất khẩu cà phê thế giới sẽ ở mức 103,4 triệu bao trong vụ 2010/11, tăng 5,1 triệu bao so với vụ trước đó.

Trong tháng 5, Neumann Kaffee Gruppe dự báo sản lượng cà phê thế giới sẽ đạt 147,9 triệu bao, từ mức 124,1 triệu bao của vụ trước đó, nhưng lưu ý rằng sản lượng của Colombia vẫn ở mức thấp.

Fortis Bank Nederland and VM cũng đã đưa ra dự báo tình hình sản lượng cà phê thế giới vụ tới giống với dự báo của USDA khi cho rằng thế giới sẽ sản xuất 139,68 triệu bao cà phê, với sản lượng kỷ lục của Braxin là 52,28 triệu bao, tăng so với 47,27 triệu bao vụ trước đó.

Còn các nhà phân tích của CoffeeNetwork dự báo thế giới sẽ đạt sản lượng kỷ lục 139,8 triệu bao cà phê trong niên vụ 2010/11.

Dưới đây là dự báo của USDA về tình hình cung cầu cà phê thế giới niên vụ 2009/10 và 2010/11 đưa ra ngày 18/6 vừa qua

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. dan ca phe

    dự báo cũng chỉ là dự báo, dọc cho vui thôi các bác ơi.Bộ nông nghiệp Mĩ mà cũng biết sản lượng cà phê Việt Nam ah.
    ở đâu thi tôi không biết những ở tây nguyên chúng tôi, sản lượng sẽ giảm rất mạnh trong niên vụ tới vì thời tiến khô hạn nên trái rụng gần hết rồi. làm gì mà sản lượng tăng đến 1.2 triệu bao.Nhưng nếu được vậy thì chúng tôi mừng quá.

  2. chuot dong

    anh Dân Cà Phê nói đúng quá, bà con đừng tin, mừng gì tin vịt chứ. Dự với chả báo, nhìn vườn cà phê của mình suy ra của người thôi.

  3. chibinh

    trời trời theo như bạn nói thì tác giả của những bài đăng trên đây là nói zdoc hả? tôi là dân miền tây cũng chế biến cape , và đang theo dõi giá cả ,bây giờ nên nghe lời ai đây? biet ở đâu chỉ dùm

  4. hungeadar

    Đúng là thằng mỹ nó có vệ tinh nhân tạo , nó soi từng xăn ti mét của vùng cà phê mình đấy, nó có thể đếm được từng trái cà phê trên cành , nhưng nó tung hỏa mù ghê gớm lắm đó khi nó nhận định năm tới sản lượng thế gới tăng ,đầu năm việt nam ta tung ra bán nó ôm hết bi chừ nó tung ra bán hốt bộn bạc. nên bà con còn cà phê nên tỉnh táo chớ có tham mà thâm đấy.hiện nay chĩ thiếu cà phê trong ngắn hạn thôi ???

  5. càng rang

    Mình cũng có vệ tinh nhân tạo đó hungeadar ơi! VINASAT 1 và chuẩn bị VINASAT 2!
    Sao mình không soi Nhà Trắng xem chúng nghĩ gì, nói gì??
    Không dám đâu bạn ạ, bọn nước ngoài nó hay lên cà phê từng vùng khảo sát hoài à, chỉ cần thăm vườn, hỏi tình hình và ngắm nghía.
    Sau đó gởi tài liệu tứng vùng về rồi thống kê, đánh giá thôi. Hỏng có VĨ MÔ dữ vậy đâu bạn ạ. Vùng mình ở thỉnh thoảng nó cũng lên, mà người Việt mình không à. Hỏng có Obama đâu, đừng quan trọng quá vậy.
    Còn phân tích, đánh giá, tung hỏa mù v.v… là sản phẩm của trí tuệ thôi.
    Mà chưa chắc các công ty doanh nghiệp không biết, có điều họ cứ âm u như thế để hưởng lợi. Ông bà mình đã ví von từ xưa:
    – Cậy gió bẻ măng
    – Tát nước theo mưa
    – Giả đui nhìn “LON”(chử này không thể bỏ dấu, Thịnh hỉ?)
    Có điều người lãnh đủ là CHÚNG TA!
    Hahaha!

  6. phamminh thanh

    xét theo quy luật giá cả lên xuống là do quan hệ cung cầu. Cung tăng thì giá giảm,
    cung thiếu thì giá tăng. Nhưng năm nay ngay từ đầu năm dự báo thiếu hụt 10 triệu bao, các nhà thống kê tổng cung thế giới là 123 triệu bao, tổng cầu tiêu thụ là 134 triệu bao. Nhưng giá không tăng mà giảm do giới đầu cơ chi phối thị trường. Bởi giới tài phiệt đầu cơ nưóc ngoài họ biết dân ta nghèo không có tiền để dự trữ cà phê được. cho nên sản xuất ra phải bán ngay, rẻ mấy cũng phải bán để thanh toán đầu tư, trả nợ vay….vv. Nhà nước ta cũng quá nghèo nên không giúp gì cho dân được. đã vậy lại còn thắt chặt tín dụng quá sớm. Thắt luôn bao tử người nông dân nghèo túng. Ngân hàng bắt dân phải trả nợ ngay sau vụ thu hoạch. Không cho giải ngân vay vốn mới. Các doanh nghiệp cũng không vay được tiền để thu mua. do đó phải ứng trước tiền của nước ngoài và ký hợp đồng giao xa. Thế là nước ngoài tha hồ thao túng , nó ép giá xuống để buộc các nhà doanh nghiệp phải bán hàng rẻ cho nó. nếu đến kỳ hạn giao hàng không giao đợi giá tăng thì nó phạt hợp đồng hoặc trừ tiếp 20 đô/tán(tùy theo hợp đồng thời hạn giao hàng). Đến khi dân hết cà rồi thì nó đẩy giá lên, bởi các hợp đồng nó đã cầm trong tay. Tất cả hàng còn trong dân hoặc trong kho đều là của nó vì hợp đồng đã ký, tiền đã ứng. Các doanh nghiệp phải lo vét đủ hàng để giao. Đến lúc này chính phủ mới cho mua tạm trữ thì cà đâu còn mà tạm trữ. và cà tăng giá rồi thì tạm trữ làm gì? ta có mua tạm trữ song thì nó lại hạ giá xuống. Theo tôi là vậy đó. Ta nghèo thành ra hèn, của ta bị người ngoài vào thao túng, ta sản xuất ra không được làm chủ sản phẩm của ta. không được quyết định giá bán mặc dù biết giá đó là dưói giá thành sản xuất. Muốn thoát nghèo, muốn không chảy máu đô la. muốn có lợi nhuận dân giàu nước mạnh phải trông chờ vào chính sách của chính phủ. chính sách đúng và kịp thời sẽ có lợi cho dân cho nước. Chính sách như vừa qua làm thiệt hại nền kinh tế, suy giảm nguồn lực của dân. Thắt chặt tín dụng làm tê liệt nhiều ngành sản xuất trong nước. làm người dân khốn khổ nhọc nhằn, đói lại càng đói. Hãy mau cứu người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long hiện nay đang dư 1 triệu tấn lúa không tiêu thụ được cần đẩy nhanh thu mua tạm trữ. Đừng như mua tạm trữ cà phê mà dân ta lại không có gạo ăn nếu tới đây cả nước mất mùa vì hạn hán và lụt lội, vì làm ra hạt lúa thua lỗ dẫn đến bỏ ruộng không sản xuất như dân cà phê đã từng chặt cà phê… Cám ơn anh thịnh đã cho tôi bày tỏ để mọi người chia sẻ.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

84