Ngân hàng Mizuho hỗ trợ 20 triệu USD thu mua cà phê vụ 2011-2012

Việc ký kết hỗ trợ vốn sẽ góp phần quan trọng để các doanh nghiệp chủ động trong việc thu mua và dự trữ được nguồn hàng với khối lượng lớn.

Sáng 13/06/2011, tại thành phố Buôn Ma Thuột đã diễn ra lễ ký kết hỗ trợ vốn thu mua cà phê niên vụ 2011-2012, giữa Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) chi nhánh tại Hà Nội và Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên.

thu mua cà phê
Ngân hàng Mizuho hỗ trợ 20 triệu USD thu mua cà phê vụ 2011-2012

Theo ký kết, niên vụ cà phê 2011- 2012, Ngân hàng Mizuho chi nhánh tại Hà Nội sẽ tăng nguồn vốn đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên từ 10 triệu USD lên 20 triệu USD. Từ năm 2008, chi nhánh Ngân hàng Mizuho tại Hà Nội đã thường xuyên hỗ trợ vốn giúp Công ty chủ động trong việc thu mua và xuất khẩu cà phê .

Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê lớn của Việt Nam. Chỉ riêng Đắk Lắk, mỗi năm đã sản xuất trên 400.000 tấn cà phê nhân.

Trong tình hình thị trường tài chính và giá cả các mặt hàng nông sản, nhất là cà phê có nhiều biến động như hiện nay thì việc ký kết hỗ trợ vốn của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tài chính sẽ góp phần quan trọng để các doanh nghiệp chủ động trong việc thu mua và dữ trữ được nguồn hàng với khối lượng lớn, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, khan hiếm hàng, góp phần bình ổn giá cà phê trong khu vực.

>> Đắk Lắk: Dành 7.805 tỷ đồng cho vay thu mua cà phê trong vụ mới

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Dân cafe

    Góp phần bình ổn giá cà phê trong khu vực, nghe nó mỹ miều làm sao!
    Không lẻ giá cà phê xuống thấp thì các bác mua giá cao lên? Sao không đợi nhà nước cho vay để mua tạm trữ.
    Đã là doanh nghiệp thì nghĩ đến lợi nhuận, phàm là ngân hàng thì tính đến lãi suất của đồng vốn cho vay. Việc của các bác thì các bác cứ làm.

    1. Chung - Bảo Lộc

      phàm là kinh doanh thì phải đặt cái đồng tiền lên trên đầu mà nghĩ.
      1,2 năm gần đây các dn cà phê sống dỡ chết dỡ vì đói vốn, vì thiếu đc sự quan tâm của ngân hàng. việc ngân hàng Mizuho hỗ trợ vốn vay cho ineximdaklak có thể nói là một cứu cánh. khi mà doanh nghiệp này mấy năm trở lại đây gần như im bặt trên thương trường.

      1. Cafe con

        Bạn nhầm với Công ty Đầu tư XNK Đak Lak, tức là Công ty Ngoại Thương cũ. Đây là công ty Vinacafe BMT, còn có tên nữa là Đầu tư XNK Cà phê Tây Nguyên.

      2. Công nhân caosu

        Sao mà một công ty lại có 2 tên, mà 2 tên này không ăn nhập gì với nhau cả?

      3. LDC KCS

        Tên Vinacafe Buôn Ma Thuột là tên trước đây, sau này đổi tên thành Cà phê Tây Nguyên.

  2. nói leo

    Khôn thế! ăn xổi thế! đầu tư công nghệ đi. Giá trị của cà phê Việt Nam mà anh Vũ- Trung Nguyên nói trên FBNC không phải là 2-3 tỉ USD/năm đâu mà là 100 tỉ USD/năm đấy. Bán cà phê thế này thì dễ ẹc!

  3. LDC KCS

    Dù có hỗ trợ 2 tỉ USD đầu tư vào ngành cà phê (hiện nay) cũng không đạt kết quả.
    -Thứ nhất , mượn vốn của các ngân hàng để đầu tư thu mua cà phê xô rồi chế biến thành cà phê nhân xuất bán cho các nhà rang xay thế giới ; thua lỗ là chính.
    -Thứ hai, các doanh nghiệp nước ngoài (như Amajaro, Luis,…) nhảy vào thu mua cà phê nhân với ngồn vốn dồi dào thì các doanh nghiệp Việt Nam đâu cạnh tranh mua nổi (vd: DNVN mua giá 50.000đ thì DN nước ngoài mua giá 50.200đ ..)
    -Thứ ba, cách thức điều hành cũng như mua bán của Doanh nghiệp kém. Đơn cử như 1 DN bán cho DN Nước ngoài thời điểm giá thấp, sau đó lại mua lại của DN nước ngoài giá cao (sau khi xuất ồ ạt khi thấy giá xuống ; thiếu hàng giao)
    Tốt nhất là nên đầu tư vào công nghệ rang xay đi, có như vậy thì ngành cà phê mới phát triển được.

  4. Nông dân cà phê

    Muốn vay vốn trung dài hạn để xây dựng nhà máy rang xay cà phê, có đi gõ cửa cả trăm ngân hàng cũng không ai cho vay (chắc vì nặng vốn hơn so với đầu tư nhà máy chế biến cà phê nhân).
    Tôi mới “vẽ” được một phương án xây dựng nhà máy cà phê hoà tan, phương án rất khả thi, 1 vốn 4 lời, vậy mà đi gõ cửa rất nhiều ngân hàng nhưng vẫn không được vay, rõ khổ.

    1. LDC KCS

      Bạn có thấy mô hình của Vinacafe Biên Hòa không ?
      Trước đây cũng thu mua cà phê nhân để xuất khẩu sau này thu mua cà phê nhân để rang xay, tạo ra thương hiệu đặc trưng của cà phê Việt.

    2. cafeculi

      Phương án xây dựng nhà máy thì rất khả thi, điều này thì tôi biết, khi có tiền là ta làm thôi. Nhưng đầu ra của sản phẩm có khả thi không lại là điều quan trọng nhất. Ngân hàng họ sợ nhất điều này, xây dựng nhà máy xong sản phẩm không bán được, nợ một cục đòi không được, bán nhà máy không ai mua, cà phê hòa tan moment của vinamil là một ví dụ…nhỏ. Vì vậy bạn nên mua nguyên liệu của các hãng về đấu trộn theo công thức của mình. Đóng bao bì nhãn mác thương hiệu của bạn vào nếu bán chạy thì ngân hàng họ sẽ cho vay thôi.

      1. Chính Trung GL

        Hình như theo tôi bạn cafeculi chưa phân biệt ró cà phê hòa tan thành phẩm (Moment của Vinamilk) vói cà phê hòa tan nguyên liệu mà bác nông dân cà phê muốn sản xuất.
        Ai muốn sản xuất phải đi tìm đầu ra trước như bạn nói thì chẳng ai dám sản xuất.

  5. nguyen duy liem

    Lúc trước cà phê G7 cũng làm như bạn culi nói, Trung Nguyên mua nguyên liệu cà phê hòa tan của INDO về đấu trộn theo công thức riêng đưa ra thị trường một thời gian rồi mới làm nhà máy. Cách này là để thăm dò thị trường nếu được chấp nhận mới đầu tư,tránh rủi ro. Không hiểu bác nông dân cà phê muốn nói đến loại cà phê hòa tan nào. Nếu như làm cà phê hòa tan nguyên liệu thì rất ít kênh đầu ra.

    1. Nông dân cà phê

      Phương án của tôi là xây dựng nhà máy rang xay, chế biến cà phê, như cà phê bột để pha phin, cà phê hoà tan thành phẩm và cà phê hoà tan nguyên liệu, miễn là không xuất khẩu nhân xô. Công thức pha chế thì ngon tuyệt vời rồi (gu của người nước ngoài, Việt Nam đều uống được), ai có nhu cầu gì thì tôi sẽ cung cấp thứ đó đặc biệt là cà phê hoà tan thành phẩm.
      Thị trường đầu ra là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu ngân hàng sợ điều này thì ta phải đi khảo sát thị trường bằng cách mua cà phê thành phẩm của Trung Nguyên hay Vinacafe rồi về thay tên đổi họ (dĩ nhiên là phải tăng thêm ít đường hay mối gì cũng được), đóng gói lại cứ thế mà đi thăm dò, thị trường Việt Nam thì chỗ nào cũng ok. Vậy mà vẫn chẳng ngân hàng nào cho vay.

      1. cafeculi

        Việc thăm dò thị trường là công việc của chúng ta bạn nông dân cà phê ạ, ngân hàng họ không rỗi đi làm thay cho mình đâu. Tôi nghĩ nếu như bạn nói thị trường chỗ nào cũng ok thì theo tôi trước tiên bạn cứ mua nguyên liệu về đấu trộn và mở rộng thị trừơng đi, trước mắt mình lời 1-1 cái đã. Khi nào doanh số của bạn khoảng vài trăm kí một ngày thì bạn chẳng cần vay ngân hàng mà sẽ có người muốn hợp tác đầu tư ngay ấy mà. Chỉ sợ lúc đó bạn lại kén cá chọn canh.

    1. nguyen duy liem

      Nói chung tụi tui là nông dân nên kiến thức kinh doanh còn hạn chế lắm, vấn đề này nếu bạn hiểu rõ hơn thì xin chỉ giáo. Cảm ơn.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

91