Sàn giao dịch hàng hóa Việt kém hấp dẫn

Việt Nam xuất khẩu mạnh về gạo, cà phê, chè, tiêu, hạt điều, cao su,… nhưng việc giao dịch nông sản qua sàn rất hạn chế.

Sàn giao dịch hàng hóa là một loại hình đặc biệt đã được sớm hình thành và phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Sàn phát huy được những thế mạnh trong nền kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển, qua đó, giúp giao thương, kết nối mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

[ Thị trường hàng hóa phái sinh là gì? ]

Ra đời sau sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán giao sau trong thương mại điện tử, sự ra đời này hứa hẹn sẽ thúc đẩy giao thương nhằm tiêu thụ hàng hóa mang lại lợi ích cho người nông dân và doanh nghiệp. Vậy sàn giao dịch hàng hóa là gì? đến nay, ở Việt Nam vẫn ít người biết đến.

Theo tìm hiểu, sàn giao dịch hàng hóa là một loại hình đặc biệt đã được sớm hình thành và phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Sàn phát huy được những thế mạnh trong nền kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển, qua đó, giúp giao thương, kết nối mang lại nhiều lợi ích kinh tế.

Vậy thực chất sàn giao dịch hàng hóa là gì? theo nhiều chuyên gia, đó là một loại thị trường đặc biệt, là hình thức mua bán giao sau, nó có thể được xem như là chợ thương mại hoặc chợ tài chính, việc mua bán thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, đáp ứng cung cầu các loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng loại, phẩm chất có thể thay thế được cho nhau.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho hay, sàn giao dịch hàng hóa không phải mới trên thế giới và cũng đã có thời gian tồn tại lâu và nó cũng đã chứng tỏ ưu thế điều hòa được thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản.

Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước xuất khẩu nguyên liệu với trữ lượng lớn của thế giới, như: xuất khẩu gạo, cà phê, chè, tiêu, hạt điều, cao su,… Tuy vậy, sàn giao dịch hàng hóa ở chúng ta mới được ra đời trong vài năm trở lại đây nhưng rõ ràng sự phát triển của nó vẫn đang còn rất hạn chế… ông Ánh cho biết thêm.

Nhiều người cho rằng, với cách thức thu mua hàng nông sản trên thị trường như hiện nay, không mang lại lợi ích cho người nông dân, cho doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu, giá cả tăng cao khi đến tay người tiêu dùng là do phải qua quá nhiều khâu trung gian trong chuỗi cung ứng.

Mặt khác, các khâu trung gian này còn là khởi nguồn gây ra việc đầu cơ, ép giá nhằm thao túng, làm lũng đoạn thị trường… hệ thống thu mua cũng chưa có kho dự trữ, chưa có trung tâm cân đối tại các vùng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa sản phẩm… Nếu so với hội nhập, buôn bán theo thông lệ quốc tế, việc mua bán đó đã dần trở nên lạc hậu.

Do đó, theo các chuyên gia với giới doanh nghiệp, việc thành lập các sàn giao dịch hàng hóa là cần thiết nhằm thúc đẩy thương mại nội địa và liên thông với xuất khẩu. Thông qua sàn giao dịch, người sản xuất ký hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng, qua đó, tạo điều kiện cho việc triển khai kế hoạch, cũng như định hướng sản xuất.

Qua đó, sẽ giảm tối đa chuyện “được mùa, mất giá” và cũng không để tình trạng giá nhảy vọt cao do đầu cơ khi “mất mùa”, tránh được rủi ro, biến động giá và giữ được giá ổn định. Các doanh nghiệp khi ký được hợp đồng cũng sẽ dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa.

Đặc biệt, việc giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa, tạo điều kiện tăng giá bán hàng nông sản qua kênh xuất khẩu nhờ kết nối được với thị trường quốc tế.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cà phê Hùng Yến cho biết: Việc có sàn giao dịch hàng hóa sẽ giúp chúng ta xây dựng được một chuẩn thống nhất về chất lượng. Đồng thời tạo dựng được thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm nông sản Việt Nam trực tiếp với thế giới. Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm được mức giá tối ưu nhất cho sản phẩm… Nếu vận dụng tốt công cụ này, không những nông dân mà doanh nghiệp kinh doanh luôn đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế rủi ro
Thực tế, ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện nhiều sàn giao dịch như: cà phê, cao su, gạo, thép, hạt điều đã được thành lập. Trên các trang mạng, các sàn như: Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam – VNX, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, sàn giao dịch hàng hóa Sơn Tín…

Giám đốc một sàn giao dịch cho hay: Sàn giao dịch hàng hóa ra đời, dựa trên quy định pháp luật và thông lệ quốc tế, đưa ra các quy chế dựa trên quyền lợi của các thành viên tham gia giao dịch. Ngoài vai trò là trung gian hòa giải khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sàn, sàn còn giám sát các hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm việc phối hợp với các trung tâm kiểm định hàng hóa, hệ thống kho hậu cần để đảm bảo chất lượng hàng hóa giao dịch theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế cùng trung tâm thanh toán bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán của các bên tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, cho đến nay, các sàn giao dịch hàng hóa ở Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, việc chưa đạt chuẩn, cùng với sự lỏng lẻo về cơ sở pháp lý, các sàn giao dịch đang vắng bóng khách hàng và hoạt động èo uột, nguyên nhân vì sao?

>> Ưu nhược điểm và rủi ro khi giao dịch hàng hóa phái sinh

(Thời báo ngân hàng)

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

73