Thợ đào giếng: Mưu sinh chốn… “âm phủ”

Gia Lai là một trong nhưng nơi trồng nhiều cà phê nhất cả nước, khi mùa khô tới lượng nước lại thiếu trầm trọng, để khắc phục người dân ở đây chọn biện pháp là đào giếng để lấy nước tưới. Vì thế, vào mùa này thợ đào giếng rất… đắt sô.

Một chiếc giếng sâu từ 25-30m, nhưng chỉ được làm hoàn toàn thủ công, với dụng cụ chỉ là xà beng, cuốc, xẻng và một bộ tời quay tay. Mỗi tổ đào giếng từ 5-7 người, có hai thợ chính thay nhau ở dưới đào đất, những người còn lại dùng tời quay lấy đất từ dưới giếng lên. Đồ bảo hộ là những manh áo vải, có người may mắn thì có được chiếc mũ bảo hiểm của công nhân xây dựng.

đào giếng tưới cà phê
Ba thợ đào giếng đang quay tời đất.

Anh Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi) cho biết: “Nghề đào giếng này cực nhọc, vất vả lắm, cứ mỗi lần đu dây từ dưới giếng lên tôi cứ nghĩ quẩn chẳng may đứt dây rơi xuống thì chỉ có mất mạng, nghề này không giành cho người hậu đậu, yếu tim”.

Được biết tiền công cho mỗi m đất từ 600.000 đồng đến1,5 triệu đồng tùy theo từng loại giếng, mỗi ngày đào được 2-3 mét. Ông Trương Thôi (52 tuổi) là thợ cả của một nhóm mới từ dưới đất chui lên tâm sự: “Với hơn hai mươi năm kinh nghiệm đào giếng như tôi mà còn lạnh sống lưng mỗi lần xuống giếng, lỡ mà gặp bom mìn, hay đất đá rơi vào đầu thì không biết thế nào. Nhất là khi xuống giếng cũ, tôi phải đem theo bình ôxy để thở chứ nguy hiểm lắm”.

Thợ đào giếng
Bác thợ cả Trương Thôi “từ dưới đất chui lên”.

Năm 2007 tại xã An Phú (thành phố Pleiku) xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 6 người thiệt mạng và hai người khác phải vào viện cấp cứu vì bị ngạt khí metan dưới giếng. Nhưng trong vòng xoáy mưu sinh thì những thợ đào giếng vẫn đang từng ngày bất chấp nguy hiểm để mò xuống “âm phủ”… kiếm cơm. Anh Hùng tâm sự : “Cái nghề làm việc trần gian, ăn cơm âm phủ này mình cũng sợ lắm chứ, nhưng vì không có đất canh tác, mình phải đi làm kiếm tiềm mua được mảnh đất rồi mới chuyển nghề được”.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Cư Kuin

    Chuyện xưa như trái đất!
    Mối ngày đào được 2-3 mét là đào hầm rút chứ chưa phải là đào giếng.
    Dưới giếng đào mà có thể gặp bom mìn? lạ nhỉ?
    Sâu 25-30 mét, kinh khủng thật.
    Nói chung, có thì đọc cho vui.

    1. tanenter

      Không biết bạn nghĩ như thế nào, chứ riêng tôi nghĩ chuyện đào 2-3 mét đất/ngày là chuyện không thường gặp nhưng vẫn có gặp, chuyện đào phải bom mìn cũng như vậy thôi. Còn sâu 20-30m là chuyện hiếm gặp ở đồng bằng thôi, chứ lên vùng cao thì quá ư bình thường.
      Cuối cùng thì đọc cho vui thật, chứ sự thực thì còn chả vui như thế.

  2. Nông dân một nửa

    Đọc bài viết mình cũng thấy buồn cười chả hiểu biết gì về công việc đào giếng cả, những người ” ăn cơm trần gian làm việc âm phủ” phải nói là nguy hiểm thật. Nhưng Gia lai mà là nơi trồng nhiều cà phê nhất đất nước thì người viết càng không hiểu nốt. Giếng đào 25-30m thì nhằm nhò gì ở chỗ mình Cư Mgar- Đăk Lăk giếng đào thủ công có nơi hơn 50 mét cơ, từ mặt nước trở xuống nếu giếng tưới thời điểm này là 2 triệu đ/m còn giếng đá phải đánh mìn thì tùy từ 3- 5 triệu đồng/m.

  3. bò tót đực

    Tựa đề hoàn toàn đúng, hồi nhà mình mới vào bố mình cùng chú mình đi đào giếng thuê rất nguy hiểm. Có lần gàu đất rơi từ mặt giếng xuống may mà không trúng, giờ đọc và nghĩ lại thấy hãi quá.

  4. DATDIT

    Đọc bài báo làm tôi hồi tưởng lại vào những năm 91-95. Bản thân tôi trực tiếp đào giếng rồi, độ sâu từ 40m -60 m mà cũng chẳng thấy nước đâu cả (khu rẫy lô 7,8,9 của xã Dray Bhăng- Cư Kuin) là chuyện thường; ngạt mìn có, rắn cắn có, đá rơi có…Nay còn ngồi cùng với Y5Cafe là hạnh phúc lắm rồi đó!

  5. Phan Duy Ngọc

    Kể ra thì nghề đào giếng là nguy hiểm thật, tai nạn luôn rình rập. Cũng vì miếng, cơm manh áo cả thôi. Mình đã từng chứng kiến có cái giếng tử nạn tới 3 người vì đào giếng tưới gặp khí metan, có người leo xuống giếng rơi trúng đầu bơm tử nạn tại chổ. Uh! Trong hạt cà phê, hạt tiêu có cả nước mắt và máu của người nông dân đó bác ạ, được giá, được mùa thì cũng đỡ nhưng mất mùa, giá thấp thì cực lắm. Tây Nguyên mình giếng sâu 20-30m là chuyện bình thường, hồi còn đi học cấp 3 mình cũng đi đào giếng, kể cả gặp đá lớn thì tự nổ mìn kể ra thì liều thật. Y5Cafe có thị sát, gần gũi chia sẻ với nông dân là tốt rồi

Tin đã đăng

Tin mới nhất

90