Trong tuần trước, cá biệt có một công ty ở Đăk Lăk giao hàng cho đối tác của Mỹ với giá cộng 540 USD/tấn so với giá tại London (cà phê loại R1).
Trong những ngày qua, giá cà phê nước ta liên tục được lợi nhờ nguồn hàng cạn kiệt, bất chấp giá thế giới giảm mạnh vì đầu cơ và đồng USD tăng.
Thị trường cà phê London vừa chứng kiến 1 tuần giao dịch ì ạch và 3 phiên giảm sâu sau đó bởi hoạt động đầu cơ và đồng USD yếu. Đặc biệt hai phiên gần đây, giá giảm tổng cộng gần 150 USD/tấn, tương đương 6,3%, do nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo trước tâm lý lo sợ giá sẽ giảm hơn nữa. Thị trường tuy nhiên bật lại 40 USD, tương đương 1,72% trong phiên 13/7 lên 2.331 USD/tấn nhờ đồng USD yếu và tâm lý bắt đáy của nhà rang xay cùng một số nhà đầu tư lão luyện.
Ở trong nước, thị trường cà phê lại “nóng” hơn nhờ nhu cầu săn hàng của các nhà nhập khẩu. Trong những ngày đầu tháng 7, đã có một công ty giao hàng cho đối tác của Mỹ với giá cộng 540 USD/tấn so với giá tại London (cà phê loại R1). Các công ty khác giao hàng cho đối tác Hà Lan, Thái Lan, Đức, Tây Ban Nha, Pháp…, loại R1, có giá phổ biến cộng 160 – 240 USD/tấn so với giá tháng 9 tại London. Khối lượng mỗi đợt giao chỉ vài chục đến trên dưới 100 tấn nhưng cũng đủ thấy nguồn hàng khan hiếm như thế nào.
Với cà phê R2, các công ty xuất khẩu nước ta cũng chào bán với giá lên đến cộng hơn 200 USD/tấn. Theo số liệu Hải quan, trong tuần qua đã có vài lô hàng R2 đóng bao xuất qua cửa khẩu Chi cục HQ Long Bình Tân lên tới 2.520 USD/tấn, tức là cộng hơn 200 USD.
Tuy nhiên cũng không ít các công ty ký hợp đồng từ trước (chủ yếu là từ tháng 3 trở về trước), giao hàng tháng 7, vẫn chịu mức trừ lùi 180 – 100 USD/tấn.
Không chỉ cà phê xuất khẩu, giá chào mua chào bán giữa các công ty nội địa với nhau cũng được đẩy lên cao hơn khoảng 200 USD/tấn so với giá thế giới. Phía phải mua chủ yếu phục vụ các hợp đồng đã ký đến hạn giao hàng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng cao, giúp cà phê nhân xô trong nước được đẩy lên và tách dần xu hướng thế giới. Hiện tại các công ty niêm yết giá mua phổ biến ở mức 49,1 triệu đồng/tấn, cá biệt có vài doanh nghiệp mua của nông dân tới 51 triệu đồng/tấn.
Dù giá được đẩy lên mạnh nhưng giao dịch hầu như rất hiếm. Cà phê hiện chỉ có trong tay các đại lý nhỏ hoặc các hộ gia đình có điều kiện kinh tế. Các hộ này vẫn chưa muốn bán ra vì hy vọng giá sẽ lên đến 55 triệu đồng/tấn trong tình hình hiện nay.
Cà phê trong dân vẫn còn nhưng bà con vẫn chưa muốn bán với giá này. Nếu cho là giá đã thỏa mãn thì bà con đã bán lâu rồi, từ khi giá mới lên 50. Còn đến nay bà con chưa chịu bán là vẫn chưa chịu giá dưới 55. Nói như chị Hằng là đúng. Bà con đã nhất quyết để thì không bao giờ chịu thua cuộc. Hẹn gặp nhau ở mức giá 55. Các bác đừng nói là bà con non gan. Những năm rớt giá bà con để cà phê qua vài năm là chuyện thành quen rồi. Suy cho cùng bà con vẫn còn cà phê ở nhà mà, đã mất đi đâu mà lo.
1 kg cà phê bằng 4 kg gạo thì cao cái nổi gì !
Lẽ ra các công ty- doanh nghiệp thu mua cafe trong nước nên tỉnh táo ký bán theo khả năng thu gom hàng thật tới đâu bán tới đó thì may ra giá cafe Việt Nam mới có thương hiệu trên thị trường thế giới được. Năm tới nhà mình sản lượng tuy có giảm đôi chút vì bị nấm bệnh nhưng cũng quyết chờ giá cao mới bán. Hiện trong kho nhà vẫn còn vài tấn nhưng đã chốt chờ giá 3.000USD mới xuất. Hi Hi Hi