Tổ chức cà phê Quốc tế (International Coffee Organization – ICO) được thành lập năm 1963 sau khi Hiệp định cà phê quốc tế (ký năm 1962) chính thức có hiệu lực trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên.
Trong thế giới hiện đại, cà phê ngày càng trở thành hàng hóa có vai trò quan trọng trong hoạt động mua bán quốc tế, đặc biệt trong thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, ngành cà phê thế giới đã có một thời kỳ dài phải chịu đựng tình cảnh sản lượng vượt quá nhu cầu và giá cà phê xuống rất thấp, trong các giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế của những năm 1930, 1939-1945. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu cà phê tăng nhanh chóng, vượt qua khả năng đáp ứng của các quốc gia sản xuất cà phê truyền thống.
Trong thời kỳ 1950-1953, cà phê trở thành mặt hàng khan hiếm trên thị trường quốc tế. Tới năm 1953, giá cà phê tăng tới đỉnh điểm. Hệ quả là diện tích trồng cà phê được mở rộng ồ ạt và sản lượng cà phê nhanh chóng vượt xa nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Một lần nữa, các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hứng chịu thiệt hại nặng nề do giá cà phê sụt giảm mạnh trong nữa sau những năm 1950 và những năm 1960.
Nhằm ổn định đời sống của người trồng cà phê và tăng trưởng kinh tế bền vững tại các quốc qia xuất khẩu cà phê, một đề xuất đã được các chính phủ thống nhất triển khai. Mục tiêu của ý tưởng liên kết các quốc gia xuất khẩu cà phê là ngăn chặn suy giảm giá cà phê, ổn định thị trường cà phê quốc tế, thông qua đó giải quyết các hệ quả tiêu cực về kinh tế và chính trị tại các quốc gia xuất khẩu cà phê châu Phi và Mỹ Latinh.
Lĩnh vực hoạt động của ICO
1. Nâng cao chất lượng
Trong giai đoạn giá cà phê sụt giảm, nhiều quốc gia xuất khẩu đã phải trải qua thời gian suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. Các hộ gia đình sản xuất cà phê rơi vào cảnh khốn quẫn và từ đó phát sinh vô vàn vấn đề kinh tế, chính trị, và tệ nạn xã hội. Mặt khác, người tiêu dùng cà phê cũng bắt đầu nhận thức được rằng những vấn đề kinh tế có tác động đáng kể tới chất lượng cà phê. Mua và sử dụng các loại cà phê có chất lượng cao ngày càng khó khăn hơn. Do vậy, giải pháp dung hòa lợi ích từ cả hai phía cung – cầu là tăng chất lượng cà phê và tăng giá bán.
2. Khuyến khích tiêu dùng
ICO đưa ra một bản hướng dẫn khuyến khích tiêu dùng cà phê nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, quảng bá và khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt tại các quốc gia sản xuất cà phê.Quỹ có thể sử dụng và triển khai phiên bản tiếng Việt.} Bản hướng dẫn này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp và tổ chức trong việc thiết kế chương trình hoạt động nghiên cứu, khuyến khích tiêu dùng, cũng như chuẩn bị ngân sách triển khai.
3. Phát triển bền vững kinh tế cà phê
ICO đưa ra khái niệm kinh tế cà phê dùng để nhấn mạnh vai trò của hoạt động trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. Về khía cạnh môi trường, cây cà phê có đóng góp quan trọng trong việc xử lý khi carbon, duy trì môi trường xanh và sạch. Cây cà phê cũng có đóng góp đáng kể về mặt xã hội với cộng đồng dân cư thông qua giá trị kinh tế nó mang lại. Do vậy, phát triển ngành cà phê còn bao gồm cả mục tiêu bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế – xã hội bền vững.
4. Đa dạng hóa
ICO cũng nghiên cứu các khả năng phát triển sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu bổ sung và thay thế cho cây cà phê nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ sụt giảm lượng và giá trị xuất khẩu cà phê. ICO tổ chức và thực hiện các nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp cùng các cơ sở nghiên cứu khoa học và tổ chức phát triển quốc tế trong từng dự án cụ thể.
Hoạt động của ICO còn bao gồm cả các hội nghị quốc tế chuyên đề và thường niên.
Thành viên
Các nước thành viên của ICO chiếm tới 98% sản lượng cà phê thế giới và 63% lượng tiêu thụ thế giới.
Hiện có 49 thành viên (75 quốc gia) tham gia vào tổ chức cà phê Thế Giới, bao gồm 42 thành viên sản xuất và 7 thành viên nhập khẩu.
Việt Nam chính thức gia nhập ICO vào ngày 21, tháng 8 năm 2011.
Danh sách thành viên của ICO có thể download tại đây
Cập nhật lần cuối: 20/05/2023