Tin buồn

Tiêu lốt có thể sử dụng như một loại thuốc tiềm năng điều trị ung thư


Theo một nghiên cứu mới đây, hạt tiêu dài (long pepper) của Ấn Độ, sử dụng rộng rãi trong chế biến thức ăn, có thể sớm được sử dụng như một loại thuốc tiềm năng điều trị ung thư.

Đọc thêm: >> Vị thuốc quý từ cây tiêu lốt (tiêu lốp)

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Sinh Hóa (Journal of Biological Chemistry), hạt tiêu dài của Ấn Độ có chứa một loại hóa chất có thể ngăn không cho cơ thể sản sinh ra một loại enzyme thường gặp ở khối u với số lượng lớn.

Các nhà khoa học của UT Southwestern Medical Center đã khám phá ra quá trình hóa học đằng sau các đặc tính chống ung thư của một loại tiêu Ấn Độ có vị cay gọi là hạt tiêu dài, nghi ngờ có tính chất thuốc từ hàng ngàn năm nay.

Bí mật nằm trong một chất hoá học có tên là Piperlongumine (PL), có hoạt tính chống lại nhiều bệnh ung thư bao gồm tuyến tiền liệt, vú, phổi, trực tràng, u lymphô, ung thư bạch cầu, u não nguyên phát và ung thư dạ dày.

Một vườn tiêu của nông dân Ấn Độ

Enzyme giải độc

Sử dụng phương pháp tinh thể học tia X, các nhà nghiên cứu đã tạo ra các cấu trúc phân tử cho thấy hóa chất được biến đổi sau khi ăn. PL chuyển đổi thành hPL, một loại thuốc có hoạt tính làm bất hoạt một gen gọi là GSTP1.

Gen GSTP1 sản sinh ra một enzyme giải độc mà thường là quá nhiều trong khối u, nghiên cứu cho biết.

Tiến sĩ Kenneth Westover, Trợ lý Giáo sư về Sinh Hóa và Xạ trị Ung thư, nói: “Chúng tôi hy vọng cấu trúc của chúng tôi nổ lực nghiên cứu để nâng cao hiệu lực tiềm năng của PL sẽ phát triển thành một loại thuốc sử dụng rộng rãi trong các liệu pháp điều trị ung thư”.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83