Tin buồn

Đắk Lắk: Phát triển ồ ạt cây mắc ca sẽ rất nguy hiểm!

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã trồng được khoảng 110ha mắc ca, tuy nhiên năng suất của cây mắc ca tại đây đã cho thấy dấu hiệu không ổn định, có nơi năng suất rất thấp có nơi trồng cho hoa nhưng không đậu quả.

Nên xem: ‘Cây tỷ đô’, ngon nhưng không ‘dễ ăn’…

cay giong mac ca
Cây giống mắc ca không rõ nguồn gốc đang được bán tràn lan ở các tỉnh Tây Nguyên

Vừa qua, ông Trần Hiếu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích cây mắc ca. Theo ông Hiếu, “qua khảo sát trên toàn bộ diện tích trồng mắc ca trên địa bàn tỉnh cho thấy, cây sinh trưởng tốt và cho hoa nhưng tỷ lệ cho quả thấp nên phát triển ồ ạt mắc ca sẽ rất nguy hiểm”.

Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, hiện trên địa bàn tỉnh trồng khoảng 110ha mắc ca được trồng tại ba huyện là M’Đrắk (41ha), Krông Năng (30ha), Lắk (39,3ha) và khoảng 10ha trồng thử tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Tuy nhiên, về tình hình sinh trưởng, phát triển cây mắc ca tại Đắk Lắk là 1 điều đáng lo ngại bởi qua kiểm tra của Sở NN&PTNT tỷ lệ đậu quả của loại cây này ở Đắk Lắk rất thấp.

Ông Trang Quang Thành – Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk, cho biết: Cây mắc ca thích hợp phát triển ở nhiệt độ từ 18-24 độ nhưng tại tỉnh Đắk Lắk thì những vùng khí hậu khoảng 18 độ rất ít, “Chúng tôi đã thực tế và có nơi đã trồng mắc cả trên chục năm vẫn không ra trái, có nơi có thì tỷ lệ đậu quả rất thấp chỉ khoảng 5kg/cây”, ông Thành cho hay.

Cũng theo ông Thành, hiện tại giống cây mắc ca cũng là vấn đề rất cần quan tâm bởi trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại giống, có cả giống người dân tự trồng, tự ươm để bán nên việc giống kém chất lượng và người chịu thiệt hại nặng nề nhất chính là nông dân.

Được biết, hiện tại giá cây giống mắc ca được bán ra với giá từ 60.000 – 70.000 đồng/cây giống, giá giống cao nhiều lần so với các loại cây trồng khác như cà phê, hồ tiêu, cao su…

Tuy nhiên, với sức hút của loại cây trồng “tỷ đô” này, không ít nông dân đã trồng hàng loạt héc ta theo hướng tự phát mà không lường trước rủi ro xảy ra.

Tiến sĩ Trần Vinh – Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng: Mắc ca là một loại cây trồng mới, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về đất đai, khí hậu, kỹ thuật… việc ồ ạt chặt bỏ các loại cây trồng khác để trồng mắc ca sẽ gây ra nhiều hệ lụy.

“Viện đã tiến hành trồng thử nghiệm nhiều loại giống nhưng kết quả không đồng đều, có loại cho khoảng 10kg hạt/cây nhưng có loại chỉ đạt khoảng 0,2-0,3kg hạt/cây”, ông Vinh thông tin.

Cũng theo ông Vinh, nông dân nên trồng xen cây mắc ca cùng cây cà phê vì có thể bổ trợ cho nhau nên rủi ro sẽ thấp hơn so với chỉ trồng một mình cây mắc ca.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca, hiện tại ở Đắk Lắk chưa có cơ sở đứng ra thụ hạt mắc ca, nông dân hiện đang trồng mắc cả cho quả, chủ yếu lấy quả để ươm bán cây giống.

“Hiện tại vấn đề quan trọng nhất là thị trường tiêu thụ, phải có nơi tiêu thụ mới có thể phát triển bền vững được cây mắc ca. Qua khảo sát nông dân trên địa bàn họ cho biết trồng mắc ca chỉ để bán cây giống, mà chưa biết sản phẩm hạt mắc ca để bán cho ai, như thế nào”, ông Nguyễn Đức Việt – Chi cục Phó chi cục Lâm nghiêp, Sở NN&PTNT thông tin thêm.

Quan tâm: Trồng “cây tỷ đô”: Đừng để có tội với nông dân

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80