Kinh doanh cà phê tạm trữ, không dễ…

Tranh thủ cơ hội giá cà phê xuống thấp (thường là lúc đầu vụ), nhiều người đã bỏ tiền ra mua tạm trữ, chờ tăng giá bán kiếm lời. Tuy nhiên, nghề này cũng đang vấp phải những lo âu, rủi ro…

>> Mùa cà phê quá đắng!

Nở rộ nghề kinh doanh cà phê

Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm về cà phê của cả nước. Hằng năm vào mùa thu hoạch, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, đồng thời giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình. Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời.

kinh doanh ca phe tam tru
Thời gian qua ở các tỉnh Tây Nguyên đang nổ rộ nghề tạm trữ cà phê

Anh Lê Văn Phúc, xã Ea Wy, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) cho biết: “Đầu niên vụ thu hoạch cà phê 2013-2014, khi nghe tin giá cà phê xuống thấp chỉ ở mức 31.000 – 33.000đ/kg, tôi quyết định đầu tư 186 triệu đồng mua 6 tấn về nhà tạm trữ, đến cuối tháng 3/2014 giá cà phê nhân tăng lên 38.000đ/kg, rồi lên 41.000đ/kg, tôi quyết định đem bán và thu về 236 triệu đồng, tính ra đã có lời vài ngàn đồng/kg rồi”.

Cũng như anh Phúc, chị Đào Thị Vân ở phường Tân Hoà, Tp Buôn Ma Thuột cũng đã mạnh dạn bỏ ra 128 triệu đồng mua 4 tấn cà phê với giá 32.000đ/kg lúc đầu vụ, chỉ chưa đầy 2 tháng sau, khi giá cà phê tăng lên 38.000đ/kg chị bán, thu về 152 triệu đồng, lãi 24 triệu đồng.

Chị Vân chia sẻ: “Đây là năm thứ hai tôi làm nghề tạm trữ cà phê. Trước đây do thấy một số bạn bè đầu tư có lời nên tôi cũng mạnh dạn làm theo…Đây là nghề cũng mang về lợi nhuận cao nếu biết lựa chọn thời điểm mua, bán thích hợp”.

Không chỉ ở Đăk Lăk, hiện nhiều người dân ở Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… cũng đang đổ xô vào kinh doanh mặt hàng này, bởi đây được xem là nghề “hái ra tiền” nếu biết tính toán, bỏ vốn đầu tư và lựa chọn thời điểm mua, bán thích hợp.

Không dễ ăn

Anh Bùi Văn Vinh ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn chia sẻ: “Giữa tháng 1/2014, tôi đầu tư 260 triệu đồng mua 7 tấn cà phê với giá 37.000đ/kg về tích trữ, đến ngày 12/3/2014, giá cà phê tăng lên 41.300đ/kg nhưng tôi lại do dự không bán vì chờ giá cao thêm chút nữa, ai ngờ từ đó cho đến nay giá giảm hẳn, chỉ giao dịch từ 37.000 – 39.000đ/kg.

>> Làm sao để tránh “Được mùa mất giá”

Để lâu sốt ruột quá cuối cùng tôi đành phải bán…, tính ra đến nay sau 6 tháng tạm trữ không có lời, vì phải chi phí cho việc vận chuyển, thuê kho chứa, đó là chưa tính đến nếu số tiền trên đem gửi tiết kiệm còn lời hơn”.

Ông Bùi Văn Đại, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc còn “đau” hơn khi đi vay mượn hơn 200 triệu để mua cà phê tạm trữ. Giá cà phê biến động lên xuống thất thường và dường như nằm ngoài dự báo, trong khi tiền lãi vay vẫn phải trả hàng tháng.

“Thời gian qua thấy bạn bè làm có lời, nên tôi đã vay lãi mua 5,3 tấn cà phê với giá 38.000đ/kg, sau 7 tháng tạm trữ, ai ngờ cà phê tăng giá không đáng, đành phải bán với giá 39.000đ/kg, thu về 206 triệu đồng. Tính ra trừ chi phí vận chuyển, hao hụt còn lãi được 4 triệu đồng, trong khi tiền lãi vay 7 tháng phải trả 14 triệu đồng…”, ông Đại thổ lộ.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Anh, ở đường Phạm Văn Đồng, TP Buôn Ma Thuột – người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thu mua cà phê cho biết: “Giá cà phê tại Tây Nguyên trong thời gian qua biến động lên xuống bất thường, không theo quy luật nào, nằm ngoài dự báo của những người có kinh nghiệm như chúng tôi…

Bởi vậy, việc tích trữ chờ giá lên khó ai dám chắc sẽ thắng hay thua, nên đại lý chúng tôi chỉ thu mua cầm chừng, tránh nguy cơ thua lỗ”…

>> Chính sách tạm trữ cà phê và người nông dân

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Đoàn coffee

    Những người kinh doanh cà phê mua với mức giá 38.000vnd/kg là những người không am hiểu và tư duy kinh doanh. Thất bại là đúng rồi

  2. Trần Tuấn

    Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM (HDBank) CN Đăk Lăk, tại 38-40 Y Jut có hỗ trợ người dân và các đại lý co nhu cầu ký gửi và trữ cà phê từ đầu vào đến đầu ra, rất nhanh chóng và tiện lợi. Nhiều người năm vừa rồi đã thành công từ mô hình trên.

  3. ho nam

    Đúng vậy! Kinh doanh tạm trữ cà phê thời gian gần đây không phải ai cũng làm có hiệu quả! Khi mà các hệ thống thông tin thị trường phát triển nhanh – đúng sai đầy rẫy nhiễu loạn khó phân biệt, người nào biết xử lý tốt các thông tin và nắm bắt kịp thời cơ hội mới là người may mắn kiếm được ăn. Ngày càng có nhiều người dùng chiêu kinh doanh tạm trữ này để kiếm tiền thì giá cà phê dao động lên xuống có biên độ không cao, ít có đột biến!

  4. Lethidao

    Tôi cũng là một nhà kinh doanh hàng giấy, theo như nhận định của tôi thì giá cà phê như hiện nay cũng có thể đầu tư dươc vì năm nay Braxin bị hạn hán giá sẽ khó xuống sâu được nữa

    1. Hoàng Linh

      Chào bạn Lethidao!
      Mình tên Linh, muốn tìm hiểu vài vấn đề về kinh doanh cafe, đb là cafe giấy (vì mình ko đủ một số điều kiện cần thiết để kinh doanh cafe thực). Do vậy muốn nhờ bạn tư vấn một chút. Nếu được bạn cho mình xin địa chỉ E-mail để trao đổi nhé. Cảm ơn bạn!
      Địa chỉ mail của mình: [email protected]

  5. Đoan

    Tôi thấy mấy nay năm kinh doanh theo kiểu ôm hàng đầu mùa rồi đợi giá lên để bán kiếm lời không kinh tế và khỏe bằng đem tiền đó đi gửi tiết kiệm
    Tôi thì toàn làm kiểu ăn chắc mặc bền, chốt công ty trước rồi mới đi gom từ dân sau. Lãi ít nhưng chẳng phải lo lắng gì

  6. mmtuan

    Các bạn cứ thử tưởng tượng ra 1 công ty sản xuất ra 1 sản phẩm nào đó, rồi sau đó đem cất đi để đẩy giá lên rồi mới bán hay chưa ?

  7. TienDung

    Tôi thây năm nay khó mua quá. Kiểu này chờ tiêu hay hơn, như năm vừa rồi biên độ mua và bán lời lớn. Sau đó cho dân vay chắc ăn.

  8. đoàn trường an

    Các bác mua cà phê để tạm trữ, vậy mình phải đi dạo để thu mua à! Hay mình sang tay từ đại lí. Năm nay em muốn mua một ít để chờ giá lên bán.Các bác chỉ co em với!

Tin đã đăng

Tin mới nhất

88