Tin buồn

Việt Nam: mức cộng giảm sau khi bắt đầu niên vụ cà phê mới

Tin Bloomberg: Khách mua cà phê của Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới được sử dụng nhiều trong cà phê hòa tan và phối trộn trong cà phê rang xay, chỉ trả thêm một khoản tiền nhỏ hơn cho hạt cà phê giao ngay do vụ thu hoạch đã bắt đầu, theo Volcafe Ltd

mức cộng giảm sau khi bắt đầu niên vụ cà phê mới
mức cộng giảm sau khi bắt đầu niên vụ cà phê mới

Lô hàng cà phê giao trong tháng 11 và tháng 12 được cộng thêm 50 USD/tấn so với giá kỳ hạn trên sàn NYSE Liffe ở London, công ty thành viên của tập đoàn hàng hóa thương nhân ED & F Man Holdings Ltd có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ cho biết trong một báo cáo hôm thứ Sáu 25/10. Mức cộng này đã giảm từ mức 60 USD/tấn trong tuần trước.

Thời tiết trong tuần này rất tuyệt vời cho thu hoạch, với ánh nắng mặt trời rất tốt và 30 % quả cà phê đã chín”. Việc thu hoạch cũng không tỏ ra vội vả vì “giá chệnh lệch tại thị trường nội địa giảm do một số nhà kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh đang cố gắng thanh lý hợp đồng”.”Giá chênh lệch xảy ra khi khách mua hàng phải chi trả cho hạt cà phê giao ngay so với giá tham chiếu của thị trường kỳ hạn.

Việt Nam bắt đầu thu hoạch vụ mùa cà phê 2013/2014 trong tháng này và hứa hẹn sẽ đạt một sản lượng kỷ lục 29 triệu bao, theo Macquarie Group Ltd, trong khi tập đoàn kinh doanh hàng hóa Olam International Ltd (OLAM) dự kiến vào khoảng 28 triệu bao. Giá cà phê robusta đã giảm 7,7 % trong tháng cuối cùng của niên vụ 2012/2013 do nguồn cung từ các quốc gia Đông Nam Á gia tăng. Đó là mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2012.

Khách mua hàng đang có sự quan tâm tốt cho cả hàng giao ngay lẫn hàng vụ mới. Họ cũng đang tìm cách để giảm giá hạt cà phê của vụ thu hoạch mới.

Trong khi tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, giao hàng từ các trang trại đạt 2.000 tấn trong tuần này, so với khoảng 2.000 đến 2.500 tấn trong tuần trước. Nông dân Indonesia bắt đầu thu hoạch vụ mùa 2013/2014 của họ kể từ tháng Tư.

Lô hàng cà phê Indonesia giao tháng 11 và tháng 12 có mức giá cộng 170 USD/tấn theo giá thị trường kỳ hạn, không thay đổi so với tuần trước. Thị trường xuất khẩu được cho là “bế tắc” do mức giá cộng “quá cao” so với giá thị trường quốc tế nên người mua tập trung vào Việt Nam, Volcafe cho biết thêm.

“Vào thời điểm này, ngành công nghiệp nội địa đã ngừng mua cà phê và chỉ có một vài nhà xuất khẩu địa phương vẫn còn hoạt động”. Theo hãng Bloomberg đưa tin.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. maianhthuat

    Toàn là đoán mò, căn cứ vào đâu bảo là có một vụ mùa kỷ lục. Trong khi đó đầu năm khô hạn, diện tích caphe tái canh nhiều, thực tế năm nay quả nhỏ. Khổ thật…

  2. nguyen thi thuy hang

    Báo cáo của hội Nông dân các cấp chứ căn cứ vào đâu nữa các bác nhỉ, tại báo cáo của nông dân cơ sở là chính xác nhất.
    Có mấy câu tôi nghe trong báo cáo: Trình độ thâm canh cao, ghép cải tạo, tái canh hiệu quả… Năm rồi chống hạn tốt, phát huy hiệu quả của hồ, đập thuỷ lợi… Phòng, trị tốt sâu bệnh gây hại cho cà phê…
    Làm tốt thì phải năng xuất cao chứ phải không các bác. Làm mà không không có hiệu quả thì lãng phí tiền của Nhà Nước thì ai cho làm nữa. Mà nơi nào làm cũng tốt thì năng xuất cà phê cả nước tăng là phải rồi.

  3. thong nguyen

    Năm nay qủa nhỏ nhân nhỏ trái thưa làm gì mà các bác hô hào dữ thế, để rồi xem các bác cứ xả hàng giấy đi lấy hàng thực đâu ra mà giao chứ. Theo mình thì năng suất năm nay cao hơn chút đỉnh năm ngoái thôi, các bác đánh giá vậy là không thực tế rồi.

  4. Thanh Duy

    Chào bà con.
    Em theo dõi diễn đàn đã lâu, trước giờ em mình chỉ đọc thôi, không “đàm đạo” trên này. Là một người con của Daklak, xa xứ lâu nay, có chút kiến thức về Phân tích kỷ thuật (PTKT) do đặc thù nghề nghiệp của mình.
    Không dài dòng, em xin vào đề luôn: Theo PTKT, khả năng lớn giá cà phê sẽ về ngưỡng 1300$/tấn, tức giá cà phê tương đương 27.000-28.000/kg.

    Khi em nói ra điều này sẽ có nhiều người phản đối nhưng cứ để thời gian trả lời.

    Em xin hết.

  5. Trần Phong

    Vừa may năm tới định tái canh, giá xuống thì nhổ càng đỡ tiếc. Tranh thủ chuyển đổi cây trồng xem vận mệnh ra sao. Làm cà phê giờ vất vả, chi phí cao mà lợi nhuận thì chẳng được bao nhiêu. Chỉ làm giàu cho mấy ông doanh nghiệp lực lượng đầu cơ tư bản. Ước gì nông dân có đủ trình độ để 1 xã liên kết lại, phân loại và xuất khẩu tận gốc sản phẩm ra nước ngoài; khỏi phải qua các thu gom, nâng cao giá trị sản xuất của nông dân. Sao mọi người không tự tạo ra lợi ích nhóm cho chính mình nhỉ?

  6. Y - Hnuaêban

    Cà thì đang thu hái, nhìn giá mỗi ngày càng thấy ngao ngán chán nản mà không biết làm gì hơn. Ai có Hồ tiêu thì còn còn con đường cứu cánh chứ Cà thì coi như thất bại toàn tập.
    Các bạn ạ. Cách đây mấy ngày mình có nói bạn của mình là bán khống đi vì xu thế đang rất ủng hộ cho việc này tuy nhiên bạn của mình nói rằng bán khống thì không có gì khó khăn nhưng bán xong không mua vào được thì cũng hết sức nguy hiểm nên đâu có dám bán. Nhìn rõ thấy cơ hội đấy mà không dám mạo hiểm, làm ăn bây giờ cực kỳ là khó khăn không biết xu thế nào mà dự đoán. Còn bà con ta SX Cafe, trước mặt là một bài toán về giá mà chưa có lời giải, nếu có thể và sức chịu đựng thì tìm kiếm xem trên thị trường vốn có nguồn nào đầu tư giá rẻ hãy vay về tạm chi tiêu giữ Cà lại chờ thời. Theo mình thì Cà còn có thể tiếp tục xuống thêm một vài giá nữa sẽ dừng và rất có thể đó là đáy ( quanh ngưỡng 30K ), ai mạo hiểm, có sức chịu đựng rủi ro, có nguồn lực thì bắt đầu nghĩ đến việc mua vào đầu cơ là cũng không sớm và có thể đây là thời cơ chăng ? chúng ta tiếp tục trao đổi nhé.

  7. Phuong Lam

    Tôi thấy bài này cứ lặp đi lặp lại hoài. Tôi có trữ một ít từ cuối năm 2012 đến nay vẫn chi biết nhìn thấy một ngày mình mất đi cả chục triệu đồng. Nhưng bản thân tôi vẫn hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng vì:
    – Thực trạng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk năm nay chỉ hơn năm 2012 khoảng 5% mà thôi, huyện Kư Kuin chỗ tôi đang thu hoạch đại trà rồi;
    – Khi lượng cà phê thực sẽ phản ánh đúng tình hình và giá sẽ tăng (theo tôi trong quí I/2014)

  8. nguyenthihien

    Các bác ơi phơi cà fê vừa thôi, thà trừ độ ẩm còn hơn trừ cà phê lọt sàng. Năm nay hạt cà giống hạt tiêu lắm, nhà tôi năm 2012 1,8ha được 8 tấn, năm nay có nổi 4 tấn đâu

  9. nguyen thanh long

    Ủng hộ ý kiến Bạn Trần Phong. Nhưng có 01 vấ đề nan giài là nguồn tài chính ở đâu ra, ai là người chịu trách nhiệm trước nông dân, và nếu như rủi ro thì chia như thế nào ? Cái này khó quá.
    Theo mình thì nên như thế này: Chi hội nông dân hoặc các hộ nông dân tự họp nhau thành nhóm, xong đâu đó rồi chúng ta gom cà phê các hộ muốn bán lại với nhau tùy thời điểm và số lượng, lúc này chúng ta bán theo kiểu đấu giá. Công ty nào bất kể là trong hay ngoài nước ai trả giá cao và phù hợp thì mình bán, ý bạn sao ?

  10. nguyen thanh long

    Ủng hộ ý kiến Bạn Trần phong. chúng ta tập hợp những người muốn bán cà phê lại với nhau và bán đấu giá. công ty nào mua cao thì ta bán

  11. yennguyen

    nghe ý kiến các bác cũng thú vị, nhưng theo tôi đoàn kết kiểu bác nói thì chết cả đoàn. nhà có 2 vợ chồng mà bán rồi giá tiếp tục nên vợ nó tiếc nó than hàng ngày. đến khi giá rớt nó lại nói may mà anh cả quyết(có bồi dưỡng nữa chứ). thế tập trung cả xã lại nhờ ông chủ tịch xã bán cho:
    1. ông chủ tịch xã thành đại lý buôn cà phê
    2. nếu không thành đại lý thì thành nhà đầu cơ.
    còn nói thật với các bác nông dân mình mang hàng đến nhà máy bán còn thấp hơn ở nhà.(tôi cũng từng chở hàng ra công ty Thái Hòa Lâm Hà)

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81