Tin buồn

Doanh nghiệp cà phê trước nguy cơ vỡ nợ

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu đang có nguy cơ phá sản vì nợ nần và không có khả năng trả nợ. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, tình hình này là do gần 4 năm qua các doanh nghiệp ngành cà phê đã chịu mức lãi suất cho vay khá cao cộng với những rủi ro của thị trường cà phê xuất khẩu biến động bất thường.

Xem thêm: 7 ngân hàng vây xiết nợ đại gia cà phê

nong dan phoi ca phe
Nhiều nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng lâm vào cảnh mất hết tài sản ký gởi cà phê ở các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), nợ xấu, nợ quá hạn của các doanh nghiệp cà phê vay tại các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện vào khoảng 6.330 tỉ đồng. Còn theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu (TDXK) đối với mặt hàng cà phê đến 31-5-2013 là 696 tỉ đồng (chiếm 6% tổng dư nợ TDXK) của ngân hàng này.

Tổng giám đốc một công ty xuất khẩu cà phê ở TPHCM cho rằng, việc các doanh nghiệp cà phê vỡ nợ đã diễn ra âm thầm từ nhiều năm qua, nhưng một số công ty và ngân hàng vẫn “giấu” nợ, xoay xở thế chấp tài sản để vay thêm nhằm gỡ gạc việc kinh doanh thua lỗ kéo dài từ nhiều năm qua.

Có nhiều khoản vay của doanh nghiệp đã đến thời kỳ đáo hạn, nhiều doanh nghiệp trữ cà phê với số lượng lớn vào thời điểm thu mua trong nước ở mức giá cao, hiện giá xuất khẩu đang ở mức thấp và đầu ra cũng đang bị thu hẹp. Doanh nghiệp buộc phải bán ra do áp lực thu hồi nợ của các ngân hàng, nên nhiều công ty phải bán cà phê chấp nhận lỗ từ 10% đến 20% để giải phóng lượng cà phê đã tạm trữ.

Vào thời điểm đầu tháng 3-2013, giá cà phê mua vào từ nông dân của các doanh nghiệp lên đến 46 triệu đồng/tấn, tương đương với 46.000 đồng/kg. Hiện giá cà phê đã giảm dưới 40.000 đồng/kg, nên giá xuất khẩu giảm theo càng khiến cho các doanh nghiệp trữ hàng gặp khó khăn nhiều hơn.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk – địa phương có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước, riêng trong năm 2012 đã có 43 doanh nghiệp, đại lý kinh doanh cà phê tại tỉnh này lâm vào cảnh vỡ nợ, không có khả năng thanh toán hơn 300 tỉ đồng và nợ nông dân 3.000 tấn cà phê nhân ký gửi.

Lãi suất cho vay ở mức cao cũng là nguyên nhân làm nhiều doanh nghiệp cà phê lâm vào cảnh phá sản. “Thời điểm tăng trưởng nóng của ngành cà phê từ 2008 đến 2010, có doanh nghiệp chấp nhận mức lãi suất lên đến 24%/năm để được vay kinh doanh cà phê. Kinh doanh nông sản xuất khẩu trong thời buổi khó khăn hiện nay, khó có mặt hàng nào đạt được tỷ lệ lợi nhuận đến 20%, trong khi đó doanh nghiệp phải vay đến 24%, việc mất khả năng chi trả cũng là điều dễ hiểu”, vị giám đốc nói trên, phân tích.

Với áp lực từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kinh doanh cà phê ở thị trường Việt Nam có chi phí vốn thấp, nên sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp này cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp trong nước cũng làm cho các doanh nghiệp cà phê nội địa khốn đốn hơn.

>> Doanh nghiệp cà phê báo cáo nợ xấu trước ngày 15/8

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tân Hưng

    Vậy chứ có ai nói đến tên DN đang nợ nần thì các vị lại nhảy cẩng như đĩa phải vôi, luôn mồm chối bai bải “em chã,” “em chã,”… như là oan ức cho DN mình lắm !

    1. tay nguyen

      Nợ càng nhiều thì cán bộ càng giàu. Làm cái gì cũng có màu mè, phết phẩy hết. Điển hình là các Doanh nghiệp nhà nước (Tỉnh quản lý) vừa sản xuất vừa kinh doanh xuất khẩu cà phê… Cuối cùng thì nghĩ nhiều chiêu để bán đất của nhà nước giao cho mà trả nợ và chia nhau: như bán vườn cây thanh lý, chuyển đổi cây trồng, quy hoạch trung tâm thương mại, liên doanh liên kết…

  2. hoang thang

    Làm ăn chụp giựt không theo quy luật thị trường? Ép giá nông dân trốn thuế nhà nước, đầu cơ tích trữ, chơi hàng giấý, sập bẫy thua lô,̃ kêu gào chính phủ hỗ trợ, sụp đổ rồi đổ tội cho doanh nghiệp FDI ép…
    Cỡ G20 thì vốn không phải là it, riêng cái anh Thaí Hoà thì tổng vốn khi mạnh nhất thì mua toàn sản lượng cuả cả nước cũng đủ nhưng than ôi họ đi đầu tư không đúng chổ để vỡ ra rồi đổ lỗi cho doanh nghiệp FDI

  3. Cafe sáng

    Chính sách duy trì lãi suất quá cao không chỉ ngành ngân hàng béo bở mà còn thúc đẩy nguy cơ lạm phát. Các DN, các nhà sản xuất trong nước sẽ sớm kiệt quệ, hao mòn vốn cố định cũng vì lãi suất quá cao này.
    Kinh tế hội nhập, DN nội với lãi suất 10 % lấy gì để đấu với DN ngoại lãi suất 2%. Các GS, các chuyên gia kinh tế nước ta phải làm cách nào để giải được bài toán thua lỗ vì lãi suất?

  4. Trường Tùng

    Hiện tại việc mua bán ký gửi cà phê của VN ta không theo quy định nào cả. Buôn bán, ký gửi giữa đại lý thu mua với DN xuất khẩu và ký gửi giữa người SX cà phê với đại lý thu mua không có hợp đồng ràng buộc hẵn hoi. Các đại lý thu mua cứ thỏa mái nhận hàng ký gửi của người SX cà phê, DN xuất khẩu nhận ký gửi của đại lý. Đến khi hàng trong tay nhiều và thật nhiều thì tuyên bố phá sản, trong khi tài sản thế chấp hết cho ngân hàng, khi phát mãi tài sản thì ưu tiên cho Ngân hàng trước, cuối cùng người SX cà phê đã ký gửi là người chịu thiệt.

  5. yennguyen

    thế bạn nghĩ họ bỏ ra hàng nhiều tỉ đồng để xây kho, hàng tháng phải thuê bảo vệ rồi chịu hao hụt tự nhiên để giữ không cà phê cho nông dân ư? theo tôi được biết khi đại lý gửi hàng vào kho của công ty xuất khẩu đa số đều ứng đến 70% giá trị tạm tính rồi, với cả bạn nói giữa công ty xuất khẩu và đại lý không có hợp đồng là không đúng. Còn về nông dân với đại lý thì giờ này nông dân nào ký gửi thì tự chịu rủi ro thôi vì khuyến cáo rất nhiều rồi, mà theo mình được biết giờ này dân ít ký gửi lắm. Nói cho cùng nếu doanh nghiệp xuất khẩu vỡ nợ thì ngân hàng (cho vay tín chấp) hoặc nhà nước (tiền thuế) chịu thiệt chứ nông dân thì ảnh hưởng rất ít.

    1. LamDongCoffee

      Đồng ý với giải thích của bạn. Phản ánh đúng thực tế tập quán kinh doanh của ngành cà phê hiện nay. Chán với các nhận xét, ý kiến thiếu hiểu biết, không cập nhật trên một số bài báo.

      1. hoang thang

        Nông dân chiụ thiệt vì không biết kêu vào đâu được nên đành chịu mất trắng mấy ông quan và doanh nghiệp đâu thấy xót của vì đâu phải mồ hôi nước mắt của họ. Khi bể nợ thì họ còn bấu víu vào nhà nước chứ có mất gì, còn khi vơ vét thì có khi nào biết của đâu ra

  6. dinh xuaneatul

    Doanh nghiệp kinh doanh cà fe của ta vỡ nợ thì thường xuyên, những năm kinh doanh mưa thuận gió hòa vẫn cứ vỡ chứ đâu phải như năm này giá cà biến động xấu mà vỡ. Vỡ nợ có hai loại rõ ràng. Một loại vỡ là do làm ăn chụp giật lừa đảo khi thấy gom được kha khá cà của dân là tuyên bố vỡ nợ, thản nhiên ôm cà và tài sản của dân phân tán chia chác với nhau mà các chế tài của nhà nước chua có, hoặc chưa đủ mạnh để thu hồi tài sản cho dân. Loại thứ hai vỡ nợ là do trình độ quản lý kém chưa đủ tài lực để hoạch dịnh chiến lược kinh doanh dẩn đến theo đuôi các DN FDI thì bị lừa và kinh doanh thua lổ là cái chắc. Thái Hòa là một điển hình. Phải nói rằng ban lãnh đạo Thái Hòa đã có hướng đi đúng khi tìm cách thoát ra khỏi cơ chế bị động trong kinh doanh chủ động nguồn hàng từ đầu đến khâu cuối chỉ tiếc rằng nhà nước đả buông lỏng quản lý để các DN tự bơi, đầu tư dàn trãi quản lý yếu kém thất thoát tài sản dẫn đến như hiện nay. Có lẻ đã đến lúc nhà nước phải có những DN có tiềm lực đủ mạnh như Thái Hòa hoặc Vinacafe BMT trước đây để cầm trịch và điều tiết giá cả những lúc thị trường biến động như thế này

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87