Tin buồn

Các nhà xuất khẩu cà phê Đông Nam Á cảm nhận sức nóng từ mức giá cộng tăng cao

Cà phê Indonesia có mức giá cộng là 170 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa năm 2012 đến nay ; khủng hoảng nguồn cung làm gia tăng lo ngại về sự ổn định của thị trường ; giá cà phê Robusta trên thị trường kỳ hạn London rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.

Một nông dân ở đồn điền cà phê vùng Tanggamus, tỉnh Lampung, Indonesia đang thu hái những quả chín của vụ mùa năm nay.
Một nông dân ở đồn điền cà phê vùng Tanggamus, tỉnh Lampung, Indonesia đang thu hái những quả chín của vụ mùa năm nay.

Công ty thực phẩm toàn cầu Nestle SA sẽ phải trả thêm tiền trong việc thu mua cà phê Robusta, nguyên liệu sử dụng trong bánh quy và đồ uống, do sự khủng hoảng nguồn cung. Mức cộng mà công ty này đưa ra cho các công ty xuất khẩu ở Đông Nam Á, mức cao nhất trong vòng nhiều tháng, đã buộc một số công ty hủy bỏ các đơn hàng xuất khẩu.

Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam, quốc gia sản xuất Robusta số 1 thế giới, đang giữ hàng lại trước tâm lý thất vọng về sự lao dốc liên tục của giá cà phê trên thị trường kỳ hạn London.

Nhà sản xuất Robusta thứ 2 thế giới, Indonesia, đang có thời tiết ẩm ướt bất thường trong mùa thu hoạch gây ra một số khó khăn trong nguồn cung cà phê đã phơi sấy.

Sự thắt chặt của nguồn cung đã tạo áp lực lớn cho các nhà xuất khẩu ở cả Việt Nam và Indonesia và có thể điều này sẽ hạn chế sức xuất khẩu từ hai nước. Tổng sản lượng cà phê hàng năm của cả Việt Nam và Indonesia chiếm khoảng ¼ tổng sản lượng cà phê thế giới.

“Các nhà xuất khẩu và các nhà cung ứng đang ở trong một tình thế rất khó khăn,” Moelyono Soesilo, Quản lý Thu mua và Tiếp thị tại công ty Taaman Delta Indonesia cho biết. “Một số người đã ký hợp đồng dài hạn để bán cà phê với mức chênh lệch thấp hơn. Thông thường các nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ chỉ bán cà phê với số lượng ít để trang trải các nhu cầu cuộc sống hằng ngày. Việc bán ra với số lượng nhỏ lẻ khiến họ phải chịu thiệt khi giá bán chênh lệch thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường.”

Cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn London đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 32 tháng hồi tuần trước. Thị trường Arabica New York cũng đang có dấu hiệu giảm mạnh theo sức cung dồi dào từ Brazil.

Vào hôm thứ Tư, cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9 đã  có nhích lên theo sự đi lên của thị trường
Arabica New York, hôm thứ Sáu, giá cà phê Robusta đã tăng 7 USD lên 1.743 USD/ tấn.

Nguồn cung bị thắt chặt hơn từ hai nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam và Indonesia, có thể ngăn chặn sự trượt giá trên thị trường London, điều được cho là do lỗi từ nhà sản xuất của Brazil. Các quốc gia ở Mỹ Latinh là các nhà sản xuất Arabica hàng đầu thế giới. Cà phê Arabica là nguyên liệu chính mà tập đoàn Starbucks đang sử dụng.

Phối trộn cà phê Robusta với Arabica để chế biến cà phê hòa tan sẽ cho chi phí thấp hơn.

Cà phê Robusta Indonesia thường được bán ra với chênh lệch ít nhiều so với giá trên thị trường kỳ hạn London trong suốt mùa thu hoạch diễn ra từ tháng 6 đến tháng 7. Mức giá cộng bắt đầu tăng lên từ tháng 4 và đã tăng lên đến 170 USD/tấn trong tháng 6 này, đây là mức giá cộng cao nhất kể từ giữa năm 2012 đến nay. Các nhà xuất khẩu đã ký các hợp đồng với mức chênh lệch cao hơn 20 USD so với giá trên thị trường London cho mỗi tấn cà phê.

Cảm giác “Gặp lại”

Các nhà xuất khẩu Indonesia đã hủy bỏ các hợp đồng giao hàng với tổng khổi lượng lên đến 4.000 tấn trong tháng 6. Hiệp hội các nhà xuất khẩu Indonesia (AEKI) cho biết con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

“Chúng tôi có thể sẽ phải đối mặt với cảm giác “gặp lại”, như một hiện tượng đã từng xảy ra trong năm 2011,” Moelyono nói.

Hiện tượng hồi năm 2011, mưa lớn làm hư hại cây trồng trong niên vụ 2011/2012 đã gây thiếu hụt nguồn cung dài hạn, đẩy mức giá cộng thời điểm đó lên mức cao nhất mọi thời đại là 550 USD/tấn.

Tại Việt Nam, mức giá cộng đã lên cao nhất trong vòng nhiều tháng là 120 USD/tấn trong tuần qua, tuy nhiên mức này vẫn còn thấp hơn từ 15-30 USD so với hồi tháng 1. Cà phê Việt Nam thường được bán ra trên thị trường kỳ hạn với các mức giá trừ.

“Các nhà xuất khẩu có thể  ký hợp đồng xuất khẩu ở mức giá cộng tối thiếu là 90USD/tấn. Với mức giá cộng thấp hơn, các nhà xuất khẩu không thể bán ra.”, một thương nhân ở TP.HCM nói.

Các đại lý tại Singapore xác nhận rằng họ đã thực hiện các giao dịch tại mức giá cộng 90USD/tấn đối với các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam. Trong khi ở Indonesia mức giá cộng bán cho khách hàng trong và ngoài nước là 170 USD/tấn trong tuần qua.

“Điều gì sẽ xảy ra khi giá trên thị trường London lại không phản ảnh được những nguyên tắc cơ bản nhất cho mức giá cộng ở Indonesia và Việt Nam? Chúng tôi thật sự không hiểu được tại sao giá trên thị trường London lại rất thấp.” Một đại lý ở Jakarta cho biết. “Ngành công nghiệp đang có điều gì đó nhầm lẫn. Chúng tôi không biết nên giao dịch dựa trên biến động của thị trường London hay dựa vào mức giá cộng hàng thực ?.”

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. ngọc hiền

    Thật thảm hại khi nguời nông dân nghe tin giá cà phê giảm mạnh, mong các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước sớm có biện pháp để đảm bảo thu nhâp của hàng triệu người nông dân

  2. tuan

    Mức giá cộng thể hiện thị trường thiếu hàng trong ngắn hạn chứ không phải là dài hạn , tới mùa VN thì nó co lại mà thôi , ko nên nhìn vào mức giá cộng này mua dự kiến giá cafe sẽ tăng là rất nguy hiểm , dễ bị các nhà đầu cơ lùa vào cùng 1 rọ !

  3. nguyen van an

    Cà phê là nguồn thu nhập chính của người dân Tây nguyên, Giá cà phê xuống trong khi giá điện, giá xăng dầu và nhiều thứ khác cứ tăng đều đều. Giờ thì thu thêm phí bảo trì đường bộ, thuế này thuế kia…, không biết người dân lấy gì sống đây.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80