Nông dân cà phê Việt Nam hạn chế bán hàng trước Tết

Người trồng cà phê Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới được Nestle SA (NESN) sử dụng trong thức uống nhanh, đang hạn chế bán hàng trước Tết Nguyên Đán để tìm kiếm mức giá cao hơn sau khi có một vụ mùa kém hơn.

Trước Tết, doanh số bán hàng có thể đạt 570.000 tấn, hoặc 40% thu hoạch, ít hơn 45% đã bán được một năm trước đó, theo ước tính trung bình của tám nhà kinh doanh và nhà xuất khẩu do Bloomberg thăm dò. Sản lượng niên vụ này có thể giảm 15% xuống còn 1.410.000 tấn từ kỷ lục 1.650.000 tấn của niên vụ trước, cuộc khảo sát cho thấy.

Xuất khẩu cà phê Robusta đã giảm 7,9% kể từ cuối tháng chín khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch sau khi đã tăng 21% trong chín tháng đầu năm do nhà rang xay chuyển sang từ loại Arabica nhiều tốn kém hơn.

Sản lượng cà phê thế giới sẽ là 144,1 triệu bao (bao = 60 kg) trong niên vụ 2012/2013, tăng 7,2% so với niên vụ trước,Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết hôm 9 tháng 1. Thế giới sẽ tiêu thụ cà phê Robusta tăng 6% lên 66,6 triệu bao và cà phê Arabica tăng 1% lên 78,6 triệu, theo Volcafe.

“Nông dân đang giữ cà phê lại với dự đoán rằng giá cả sẽ tăng sau Tết, đặc biệt là sau một vụ thu hoạch ít hơn,” ông Mai Ky Van, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê-ca cao Tháng Mười cho biết, “Họ đã có một vụ bội thu năm ngoái, do đó họ có nguồn lực tài chính để làm như vậy. “

Vào ngày 30/1, giá cà phê tại Dak Lak, vùng trồng cà phê chính của Việt Nam, 38.800 đồng/kg (1,86 USD), giảm 11% từ 43.600 đồng/kg là mức cao của tháng Bảy năm ngoái, theo dữ liệu của Trung tâm xúc tiến thương mại & du lịch Dak Lak.

Vụ thu hoạch đã hoàn thành vào giữa tháng 11, sớm hơn 2-3 tuần so với vụ trước do thời tiết khô hạn, các thương nhân cho biết. Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài một tuần sẽ bắt đầu từ ngày 9/2.

Xuất khẩu từ miền nam Sumatra, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới, có thể được thay đổi chút ít trong năm nay do thời tiết mưa bão đe dọa năng suất cây trồng, Hiệp hội Công nghiệp và xuất khẩu Cà phê Indonesia (AIKE) cho biết ngày 30/1. Mochtar Luthfie, người đứng đầu chương trình nghiên cứu và phát triển tại Lampung của Hiệp hội, cho biết các chuyến hàng xuống tàu từ Lampung, Bengkulu và Nam Sumatra đã đạt được 24% so với 243.807 tấn năm ngoái.

Robusta được thu hoạch chủ yếu ở châu Á và một số vùng của châu Phi, trong khi Arabica được trồng ở châu Mỹ La Tinh và được ưa thích trong thức uống đặc sắc của Starbucks Corp.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. chư sê

    Có còn cà phê đâu mà bán… Vụ tới cũng chẳng có vì một phần sâu ăn lá, một phần tưới bị hoa chanh vì rét, phần nữa là nguồn nước tưới năm nay khan hiếm và hạn nặng… Hỏi cà phê ở đâu ra?

    1. Cường Trần

      Chư Sê thì bán tiêu thôi chứ bán cà phê là bao. Ai cũng kêu mất mùa thê thảm mà xuất khẩu vần ùn ùn tăng, cà phê lấy từ đâu ra vậy? Dân được mùa thì im lặng thôi.

  2. Võ Thanh Thùy

    Có tiêu bán là tốt rồi. Nhà mình năm ngoái được 15 tấn cà phê mà năm nay mất mùa chỉ có 5 tấn thôi thật đáng tiếc.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

88