Tin buồn

Hạt tiêu vụ mới ra thị trường, giá tiêu vụ cũ sụt mạnh

Thu hoạch hạt tiêuVụ tiêu hàng năm thu hoạch chia làm 3 đợt. Đợt đầu tiên, kéo dài khoảng gần hai tháng trước và sau Tết âm lịch, là giống tiêu Ấn Độ.

Chiều nay 13/1, một số lượng đáng kể tiêu đen xô vụ mới thu hoạch từ nhà vườn ở huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu được tham gia thị trường với giá 112.000 đồng/kg.

Theo các thương lái cho biết, vài hôm trước đây tiêu vụ mới được đưa ra chào giá cao hơn 2.000-3.000 đồng/kg và nhanh chóng làm tiêu vụ cũ rớt giá. Tuy nhiên, do tiêu vụ mới có sọ nhỏ, không chắc, dung trọng thấp nên không dùng để chế biến tiêu trắng được.

Bà con nhà vườn ở Châu Đức còn cho biết, vụ tiêu trong năm tại đây chia làm 3 đợt thu hoạch. Đợt tiêu cho thu hoạch đầu tiên, kéo dài khoảng gần hai tháng trước và sau Tết âm lịch, là giống tiêu Ấn Độ.

Theo số liệu thống kê năm 2011 của Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA), Châu Đức là huyện có 5.160 ha tiêu, trong đó có 4.573 ha tiêu đã cho thu hoạch, sản lượng đạt 7.459 tấn. So với nhiều vùng trồng tiêu chính của nước ta, năng suất tiêu của Châu Đức chỉ ở dưới mức trung bình.

Tại huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Xuân Lộc, Đồng Nai còn có làng nghề với nhiều cơ sở chế biến tiêu trắng, mỗi năm thường đưa ra tham gia thị trường khoảng 2.500-3.000 tấn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hồ tiêu Việt Nam.

Châu Đức (cùng với Phú Quốc – Kiên Giang và Chư Sê – Gia Lai) còn có nghề chế biến tiêu đỏ, tuy nhiên số lượng còn chưa đáng kể. Nếu giá tiêu trắng chỉ cao hơn 1,5 lần giá tiêu đen thì giá tiêu đỏ thường cao gấp 3 – 4 lần giá tiêu đen.

Huyện Lộc Ninh, Bình Phước chỉ có 3.873 ha tiêu, trong đó có 3.446 ha tiêu đã cho thu hoạch, nhưng sản lượng tiêu đạt 9.892 tấn, là huyện có sản lượng tiêu nhiều nhất nước ta.

Từ đầu tuần này, giá hạt tiêu thế giới trên thị trường kỳ hạn Kochi-Ấn Độ đan xen những phiên tăng giảm, trong đó chủ yếu là do tỷ giá đồng Rupi tăng trưởng liên tục và hoạt động chốt lời của nhà đầu cơ.

Đóng cửa phiên chiều nay, giá tiêu kỳ hạn quay đầu giảm lại. Kỳ hạn giao tháng 1 mất 555 Rupi, chiếm 1,8 %, xuống còn 30.765 Rupi/tạ, tương đương 5.964 USD/tấn và giá giao tháng 2 mất 460 Rupi, chiếm 1,47 %, xuống còn 31.200 Rupi/tạ, tương đương 6.048 USD/tấn ( 1 USD = 51,5878 Rupi ).

Trong khi giá tiêu giao ngay tăng 56 Rupi, chiếm 0,18 %, lên 31.453 Rupi/tạ, tương đương 6.097 USD/tấn, mức tăng rất nhẹ. Giá tiêu giao ngay tiếp tục duy trì lợi thế giúp người dân trồng tiêu Ấn Độ bán được hàng vụ mới với giá cao hơn.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Tiêu sọ

    Chưa tính diện tích gia tăng chóng mặt khắp các vùng miền trong cả nước của năm 2011, chưa thống kê và cập nhật được, thì diện tích tiêu Châu Đức xấp xỉ bằng diện tích tiêu của cả tỉnh Đăk Lăk.
    Như bác Anh Văn nói trong bài, năng suất tiêu Châu Đức theo tôi biết là rất thấp, bình quân khoảng 18 tạ/ha. Có lẽ do Châu Đức trồng khá nhiều giống tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Giống này khó thâm canh tăng năng suất, ko đòi hỏi chăm bón và đầu tư nên chỉ thích hợp quảng canh mà thôi.

  2. Bù Na

    Tiêu đỏ có giá cao gấp 3-4 lần tiêu đen kia à!
    Chế biến tiêu đỏ là như thế nào nhỉ? Mình chưa thấy bao giờ.

  3. Châu Huế

    Năm nay ra vườn nhìn thật kỹ mới thấy chùm hạt không sai như mọi năm mà thưa lắm, hạt điếc nhiều. Thế là tiêu lại tiếp tục mất mùa do thời tiết.
    Chất lượng hạt cũng khó để chế biến tiêu trắng.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

81