Tin buồn

Người Tây Nguyên ngày đêm săn nước

Mới đầu mùa khô, người dân tại một số tỉnh Tây nguyên như Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông… đã chật vật săn tìm nguồn nước để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu cây trồng.

981174_1139761719397364_4823671322500217046_o

Sông suối cạn kiệt nước, ông Hồ Thúc Liếng (tổ dân phố 4, thị trấn Krông Năng) thuê thợ đào giếng tưới rẫy cà phê. Trong ảnh: một thợ đào giếng bắt đầu xuống giếng làm việc – Ảnh: Tiến Thành

Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng, lâu ngày không có mưa, trong khi sông hồ đã và đang ngày càng khô cạn.

Những ngày này, hơn 10km sông Krông Năng (Đắk Lắk) gần cạn trơ đáy, hàng trăm máy nổ được đặt ven sông để hút nước tưới rẫy cà phê. Anh Lê Quang Minh, người dân ở xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, cho biết: “Mùa khô năm ngoái, sông Krông Năng không có nước suốt ba tháng, vài bữa nay sông có chút nước nên chúng tôi phải tranh thủ hút sớm. Chỉ vài bữa là sông không còn nước”.

Cũng tại huyện Krông Năng, người dân phải xoay xở đủ mọi cách để tưới cho cây trồng như đào mương, xẻ rãnh dẫn nước hoặc nối từ 10-15 ống nước (mỗi ống dài 50m) để hút nước từ suối đến rẫy cà phê và hồ tiêu.

Tương tự, tại huyện Cư Jut (Đắk Nông), những ngày này, hàng trăm dàn khoan giếng ngầm hoạt động cả đêm lẫn ngày để lấy nước tưới cà phê, hồ tiêu. Anh Nguyễn Văn Việt, một thợ khoan giếng lâu năm ở xã Nam Dong (huyện Cư Jut), chia sẻ: “Năm nay, hạn nặng. Sông hồ đã khô cạn từ trước tết nên người dân đổ xô khoan giếng. Riêng xã chúng tôi đã có 200 dàn khoan mà làm vẫn không xuể”. Anh Việt nhẩm tính có khoảng 500-600 máy khoan giếng ngầm hoạt động trong mùa khô năm nay tại huyện Cư Jut.

Không chỉ thiếu nước tưới tiêu cây trồng, tại các huyện Krông Pa, Ia Pa và thị xã Auyn Pa (Gia Lai) người dân cũng đổ xô ra ven sông, suối để tắm giặt và gùi theo chai lọ để vét nước uống.

12593581_1139761806064022_9045338799283548558_o

Dòng suối Ea Knông cạn nước, ông Y Tlua Ni Kdăm (thị trấn Krông Năng, Đắk Lắk) cùng con cháu đào giếng nước để tưới 10 sào cà phê của gia đình – Ảnh: Tiến Thành

12888645_1139761589397377_1834765546172596878_o

Để tưới 5 sào cà phê, anh Y Thim (thị trấn Krông Năng, Đắk Lắk) huy động người thân kéo và nối 14 cuộn dây (mỗi cuộn dài 50m) dẫn nước từ suối lên rẫy – Ảnh: Tiến Thành

12898418_1139761306064072_103606791235296407_o

Một người dân ở thị trấn Krông Năng, Đắk Lắk kéo ống nước dài hàng trăm mét để lấy nước cứu vườn cà phê đang xơ xác, tiêu điều – Ảnh: Tiến Thành

12909588_1139761669397369_3702204348107964171_o

Những khối đá ở độ sâu 35m dưới lòng đất ở xã Phú Xuân, huyện Krông, Đắk Lắk Năng mà các máy khoan phải vượt qua để tiếp cận được nguồn nước – Ảnh: Huyền Trang

12525173_1139762316063971_158497374001013110_o

Giữa trưa, gia đình anh Ksor Suất (thôn Lao, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, Gia Lai) tranh thủ vét nước trong giếng để tưới cho ruộng lúa đang khô cạn – Ảnh: Tiến Thành

12898283_1139762249397311_2838470158410202204_o

Người dân thôn Ka Som, xã Pờ Tó, huyện Ia Grai (Gia Lai) giặt giũ bên suối Py Ao

12419240_1139761539397382_3276564967804060067_o

Bà Brêu (buôn Hoanh, xã Ia RBol, thị xã Auyn Pa, Gia Lai) vét nước bên khu vực Sông Bờ để về uống – Ảnh: Tiến Thành

12719178_1139761626064040_7845581548931811053_o (1)

Hồ thủy lợi Buôn Buôr cạn kiệt nước từ trước tết, ông Nguyễn Văn Thái (thôn 7, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đắk Nông) phải thuê thợ khoan giếng ngày đêm ngay ven hồ để lấy nước tưới cho 6 sào hồ tiêu – Ảnh: Tiến Thành

>> VICOFA: Hạn hán nghiêm trọng nhất ở Tây Nguyên trong 30 năm qua

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83