Giới thiệu về khóa đào tạo

Chương trình này dành cho những người muốn nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn và quyền chọn, đây là một nguồn tài nguyên thông tin có giá trị đào tạo được dịch và tổng hợp bởi Kinh Vu – Giacaphe.com.

Từ những mô tả ngắn gọn về nguồn gốc của giao dịch hàng hóa … đến thảo luận chuyên sâu về thị trường kèm với những mô tả các hoạt động bên trong của một sàn giao dịch hàng hóa hiện đại, chuyên đề này gồm có 12 phần cung cấp một lượng thông tin bổ ích và rất dễ hiểu. Giacaphe.com xin trân trọng giới thiệu đến các bạn.

12 bài đào tạo ngắn mà bạn sẽ bắt đầu

  1. Lược sử giao dịch kỳ hạn
  2. Những gì được giao dịch trên thị trường kỳ hạn?
  3. Trao đổi kỳ hạn – Một cái nhì vào bên trong
  4. Hợp đồng kỳ hạn
  5. Những áp lực thị trường – Tại sao giá kỳ hạn thay đổi
  6. Ai giao dịch kỳ hạn và tại sao
  7. Sở thanh toán bù trừ
  8. Tin tức thị trường và phân tích
  9. Mở vị thế
  10. Thực hiện giao hàng
  11. Quyền chọn và kỳ hạn
  12. Một mạng lưới an toàn

Thị trường kỳ hạn – Phần 1: Lược sử

Khóa học ngắn hạn về thị trường kỳ hạn

Vào thập niên 1840, thành phố Chicago (Hoa Kỳ) trở thành một trung tâm thương mại nhờ có tuyến xe lửa phát triển và đường dây điện tín được nối vào miền Đông. Vào khoản thời gian này, chiếc máy gặt McCormick được phát minh đã góp phần quan trọng giúp cho Nông dân gia tăng sản lượng lúa mì. Nông dân vùng Trung-Tây nước Mỹ đã đến Chicago để bán lúa mì cho những nhà kinh doanh là những người sẽ phân phối lại lúa mì đi đến khắp đất nước.

Những Nông dân này đã mang lúa mì của họ đến Chicago với hy vọng bán được với giá tốt. Thành phố có ít cơ sở để lưu trữ cũng như chưa có thủ tục thành lập, ngay cả việc cân kéo hay phân loại lúa mì. Trong một giai đoạn, những người Nông dân thường phải trông cậy vào lòng thương hại, định đoạt của những thương gia.

Vào năm 1848, người ta bắt đầu thấy mở ra một trung tâm, nơi Nông dân (người bán) và những thương gia (người mua) gặp gỡ nhau để cam kết trao đổi sản phẩm lấy tiền mặt. Ví dụ, người nông dân sẽ đồng ý với các đại lý một mức giá để cung cấp cho anh ta 5.000 giạ lúa mì vào cuối tháng Sáu. Sự trả giá được thống nhất giữa hai bên, người nông dân thì biết anh ta sẽ được trả bao nhiêu cho sản phẩm, còn người kinh doanh thì biết anh ta sẽ phải ứng trước bao nhiêu. Cả hai bên có một sự trao đổi và viết một giao ước cho thỏa thuận và thậm chí phải có một món tiền nhỏ như thuộc dạng “bảo đảm”.

Những dạng hợp đồng như thế trong thời ấy trở nên rất phổ biến và thậm chí nó đã được sử dụng như một vật thế chấp cho những khoản vay ngân hàng. Họ còn bắt đầu sử dụng những hợp đồng này để mua bán sang tay trước thời điểm giao hàng. Nếu như nhà kinh doanh quyết định rằng ông ta không cần lúa mì nữa, ông ta có thể bán lại hợp đồng đó cho ai đó đang cần. Hoặc là người nông dân không muốn giao lúa mì nữa thì anh ta cũng có thể chuyển giao trách nhiệm sang cho một nông dân khác. Giá cả có thể tăng có thể giảm tùy thuộc vào những gì đang diễn ra trên thị trường lúa mì lúc đó. Nếu như thời tiết trong thời gian ấy không thuận lợi thì nhà kinh doanh nào đang (ở vị thế) muốn bán hợp đồng sẽ muốn nắm nhiều giá trị hợp đồng hơn vì nguồn cung sẽ eo hẹp, ngược lại nếu mùa vụ xem chừng bội thu hơn trông đợi thì người đứng vị thế muốn bán hợp đồng càng muốn giá trị hợp đồng ít đi. Họ là những nhà đầu cơ, với hy vọng mua thấp và bán cao hay ngược lại.

Thị trường kỳ hạn – Phần 2: Những gì được giao dịch?

Khóa học ngắn hạn về thị trường kỳ hạn

Một loại hàng hóa giao dịch thực (cash commodity) phải đáp ứng 3 điều kiện cơ bản để trở thành một giao dịch thành công trên thị trường kỳ hạn:

Nó phải được tiêu chuẩn hóa đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp, phải ở nguyên trạng thái cơ bản, chưa qua chế biến. Có một số hợp đồng kỳ hạn cho lúa mì, nhưng không có nghĩa là cho bột mì. Lúa mì là lúa mì (mặc dù các loại lúa mì khác nhau có hợp đồng kỳ hạn khác nhau). Một chủ nhà máy xay người cần lúa mì kỳ hạn để giúp anh ta tránh thiệt hại tiền bạc vì một giao dịch bột mì với những khách hàng không cần bột mì trong kỳ hạn. Một số lượng nhất định sản lượng lúa mì, một số lượng nhất định bột mì và chi phí để chuyển lúa mì thành bột mì được chốt cố định, do đó có thể dự đoán.

Những loại hàng hóa dễ hư hỏng phải có một thời đoạn tương xứng để cho thời gian còn nằm trên kệ, vì giao hàng trên hợp đồng kỳ hạn thì có cái thời hạn của nó.

Giá cả của hàng hóa giao dịch phải dao động đủ để tạo ra sự không chắc chắn, có nghĩa là nó chứa đựng cả hai điều: rủi ro và tiềm năng lợi nhuận.

Thị trường kỳ hạn – Phần 3: Trao đổi kỳ hạn – Một cái nhìn vào bên trong

Khóa học ngắn hạn về thị trường kỳ hạn

Hầu hết các sàn giao dịch đều được chia ra các Pit, (tạm dịch như cái sàn) là nơi những nhà kinh doanh đứng đối mặt với nhau. Đây là những cái sàn có nhiều khu vực hình bát giác cạn với những tầng cấp chung quanh. Mỗi Pit được chỉ định để giao dịch một hay nhiều loại kỳ hạn. Ví dụ, tại sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) có những cái Pit lớn để giao dịch đậu nành và bắp nằm giữa rất nhiều loại giao dịch sản phẩm khác. Trung tâm giao dịch hàng hóa ở New York cũng có nhiều loại sàn giao dịch hàng hóa, ở đó các bạn có thể thấy những Pit giao dịch cho những loại hàng hóa khác nhau như là Cà phê, Đường, Nước cam đông lạnh, Ca cao, Vàng, Bông vải hay Dầu.

Sàn giao dịch hàng hóa khi chưa có sàn điện tử
Sàn giao dịch hàng hóa khi chưa có sàn điện tử

Tất cả sàn giao dịch kỳ hạn đều có cách thiết lập cùng một phương pháp. Như sàn giao dịch chứng khoán, những người giao dịch trên sàn phải là những thành viên của sự trao đổi hàng hóa của chính sàn đó. Những thành viên hỗ trợ việc trao đổi bằng cách thực thi các giao dịch và định giá. Những nhà đầu tư trung bình, không phải là thành viên có thể giao dịch thông qua những hãng môi giới sở hữu những đối tác nắm giữ các thành viên.

Sàn trao đổi cung cấp nơi để giao dịch và phương tiện hỗ trợ, chẳng hạn như điện thoại, hệ thống báo cáo giá cả và hệ thống truyền thông. Bản thân nó không thiết lập giá cả, mua hay bán. Tuy nhiên nhân viên của sàn có trách nhiệm rà soát hoạt động và thực thi các quy tắc, quy định nghiêm ngặt về trao đổi hàng hóa theo Điều lệ giao dịch hàng hóa liên bang (Federal Commodity Trading Regulations).

Ghi chú của người dịch: Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học nhất là về ngành công nghệ thông tin, những chợ truyền thống như vừa kể trên đã không còn về mặt hình thức huơ tay múa chân, la hét (cry market) như thế nữa, tuy nhiên bản chất của sự giao dịch vẫn được tôn trọng cho dù được đặt lệnh trên những máy tính con từ khắp nơi trên thế giới.

Thị trường kỳ hạn – Phần 4: Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Khóa học ngắn hạn về thị trường kỳ hạn

Thị trường kỳ hạn – Phần 4: Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Khóa học ngắn hạn về thị trường kỳ hạn

Không giống như chứng khoán mà ở đó đại diện vốn chủ sở hữu trong một công ty và có thể được nắm giữ (cổ phiếu) trong một thời gian dài, nếu không muốn nói là vô thời hạn, thị trường kỳ hạn thì lại có một khoản thời gian hữu hạn. Chúng được sử dụng chủ yếu cho bảo hiểm rủi ro hàng hóa do những biến động giá hoặc kiếm lời từ sự chuyển động của giá cả hơn là chỉ mua vào bán ra một loại mặt hàng trên sàn giao dịch. Từ ngữ “Hợp đồng” được dùng bởi vì một hợp đồng kỳ hạn yêu cầu hàng hóa (phải giao) vào một tháng được chỉ định ở tương lai trừ khi hợp đồng đó được thanh lý trước khi hết hạn.

Người mua của một hợp đồng kỳ hạn (đứng phía thường gọi là vị thế “long” trong tiếng Anh) đồng ý chốt giá mua một loại hàng hóa (ví dụ lúa mì, vàng…) từ người bán trong một thời hạn của hợp đồng. Người bán trong hợp đồng kỳ hạn (đứng phía thường gọi là vị thế “short”) đồng ý chốt giá bán một loại hàng hóa cho người mua cũng trong một thời hạn của hợp đồng. Khi thời gian trôi qua, giá của hợp đồng (trên thị trường) thay đổi so với giá cố định mà tại đó sự giao dịch thương mại đã được bắt đầu. Điều này sẽ tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ cho nhà kinh doanh.

Trong hầu hết trường hợp, việc giao hàng không bao giờ diễn ra. Thay vào đó cả hai bên người mua và kẻ bán, hoạt động độc lập với nhau, thường là họ thanh lý các vị thế “long” và “short” của họ trước khi hợp đồng hết thời hạn; người trước đây đã mua thì bán ngược ra kỳ hạn và người trước đây đã bán thì mua vào lại để tất toán, đó gọi là thanh lý vị thế.

Các tay chơi (Arbitrageur) trên thị trường kỳ hạn liên tục theo dõi các mối quan hệ giữa tiền mặt và kỳ hạn để khai thác các trường hợp như là thị trường đang bị định giá sai so với giá trị thực của hàng hóa (mispricing).

 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

154