Tin buồn

Người nông dân được lợi từ cây cà phê chè (cà phê Arabica)

Hiện nay, người dân tại tỉnh Tây Nguyên đã phát triển cây cà phê chè (cà phê Arabica), nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

arabica-coffee
Cây cà phê chè (cà phê Arabica) – Ảnh minh họa

Nhờ phát triển loại cây này, nhiều hộ dân ở Tây Nguyên đã có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Từ năm 1985, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nhập giống càphê chè Catimor F4 từ Cu Ba về trồng. Giống càphê này dễ trồng, kháng được bệnh rỉ sắt, thích ứng với nhiều vùng sinh thái, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Trong điều kiện chăm bón bình thường, đúng quy trình kỹ thuật, năng suất đạt bình quân 2 tấn nhân/ha. Với điều kiện thâm canh cao tại Viện đã đạt năng suất 5 tấn nhân/ha.

Phát triển cây cà phê Catimor ở Việt Nam, tạo cơ cấu với tỷ lệ sản phẩm phù hợp giữa các loại cà phê vối (Rubosta) và cà phê chè, nhằm đa dạng hóa phản phẩm xuất khẩu.

Xác định được loại cà phê Catimor là giống tốt nhất trong tất cả các giống cà phê chè trồng ở Việt Nam, thời gian qua Viện đã cung cấp giống cho nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Hiện nay, cả nước trồng được 26.000ha càphê Catimor. Trong đó, tỉnh Sơn La trồng được trên 3.000ha, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát triển hàng ngàn hecta và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Công ty cao su Krông Buk (Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ) đóng trên địa bàn huyện Krông Năng (Đắk Lắk) trồng xen 1.000 ha cao su với càphê Catimor. Mỗi năm, công ty thu được từ 8.000 đến gần 1.200 tấn cà phê nhân, thu lợi nhuận hàng chục tỷ đồng.

>> Tìm hiểu giống cà phê Arabica

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80