Đề nghị bổ sung 18.000 tỉ đồng để mua cà phê

gia-ca-pheUBND tỉnh Đak Lak hôm qua cho biết đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng Đầu tư – Phát triển, Công thương, Ngoại thương, NN-PTNT có kế hoạch bổ sung từ 15.000 đến 18.000 tỉ đồng vốn lưu động cho các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh này để phục vụ cho vay mua tạm trữ, xuất khẩu cà phê niên vụ 2010-2011.

> Kiến nghị mua tối thiếu 300.000 tấn cà phê dự trữ

Đồng thời tỉnh đề nghị kéo dài thời gian cho vay vốn từ 3 tháng hiện nay lên 6 tháng. Dự kiến, các doanh nghiệp ở Đak Lak mua tạm trữ và xuất khẩu khoảng 600.000 tấn cà phê, với giá bình quân 30.000 đồng/kg thì tổng nhu cầu vốn mua khoảng 18.000 tỉ đồng.

Theo UBND tỉnh Đak Lak, vốn huy động tại chỗ chỉ mới đáp ứng 40% nhu cầu tín dụng. Hiện cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng lên 34.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Rubusta

    A ha, Dak Lak giàu to rồi , vì chỉ tạm trữ mà đã có đến 600.000 tấn cà phê nhân, bởi nếu tính giá quả tươi thì không thể có là 30.000 đ/kg , các tỉnh khác không cần vận động chính phủ cho tạm trữ nữa nhé, lấy đâu ra nữa sản lượng ..?

  2. Doan Trang

    Các bác có nhầm ko?. Vừa mua tạm trữ vừa mua xuất khẩu 600.000 tấn.
    Ý nhà báo nói là tấn cà phê tươi? Bác Robusta nói là cà phê nhân thì lấy đâu ra? Hay là DakLak dành mua hết của các tỉnh tây nguyên? Và còn các doanh nghiệp nước ngoài thu mua theo kế hoạch của họ nữa chứ?
    Hay nhà báo “nói cho sướng”?
    Chắc cứ tính đại 30.000đ/kg = 18.000 tỷ để ngân hàng chi tiền bỏ túi đã, còn “hạ hồi phân giải”. Các bác nhỉ.

  3. linkpro

    Mua trợ giá cho nông dân mà toàn chờ cho dân hết cà rồi mới mua, Ko biết vậy thì hỗ trợ cho nông dân được cái gì nữa, trợ giá thì trợ luôn từ lúc bắt đầu vào mùa thu hoạch thì có phải tốt biết mấy không.

  4. Đoàn công định

    Dù sao thì cũng rât hoan nghênh nếu chính phủ giải ngân sớm số tiền nói trên. Đây là một cách cung cấp vốn kịp thời để cac doanh nghiệp VN khỏi chốt cafê non, một nguyên nhân lâu nay cac ông lớn nước ngoài ep giá mổi khi VN thu hoạch rộ, và để những nhà đầu cơ nhiều tiền khỏi làm mưa làm gió về giá. Tuy nhiên có DN mừng nhưng cũ̉ng có DN lo vì chính sách này. Đó là những DN lâu nay thường chốt non ở sàn giao dịch thế giới, ví dụ đến tháng 10 vừa qua giá cafê thế giới lên 30 ngàn, những DN đó chốt giá để đến mùa thu hoạch rộ thì mua của dân 27 hoặc 26 ngàn như vẫn làm mấy năm trước. Lâu nay dân vẫn bị dìm giá mỗi khi thu hoạch rộ, nhưng xui cho DN năm nay đến kì hạn giao hàng nhưng ko mua được cafe vì mưa nhiều, mà các kho thì đã vét sạch đợt giá lên, nên giờ đành chịu lỗ mà cũng ko có hàng để giao. Ko chừng bí rồi các DN nói nhỏ với các ông lớn là các ông phải hạ giá xuống chúng tôi mới mua được hàng, hoặc tung những tin như là năm nay được mùa, làm mọi cách để mua giá rẻ lâu nay dân vẫn bị điêp khúc đó hoài mà. Nói đáng đời cho các DN đó thì hơi nặng, nhưng phải như vậy mới ngăn chặn được tình trạng thao túng giá từ công sức cực khổ của dân. Theo ngu ý của tôi thấy năm may mưa muộn kéo dài sẽ ảnh hưởng rât lớn tới năng suất năm sau, vì thông thường đến tháng này thời tiết nắng để cây cafê xếp lá ép bông thì bông mới to, đằng này mưa muộn nhiều thì chỉ nuôi lá, trổ đọt, bông bị thui vì rợp, vậy chắc phải trử lại chờ giá lên thôi. Nhưng củng phải lưu ý một điều là mây năm gần đây nhà nước kêu gọi ko mở rộng diện tích nhưng các công ty lại trồng ồ ạt ở Lào mấy ngàn hecta , và dân đua nhau trồng mới từ đợt giá lên năm 2008 nay đả có thu.

  5. Binh Công

    Cà phê giá đang cao mua giữ trữ làm gì nữa để tồn kho rồi giá xuống mà chịu lỗ ạ, thảo luận vậy nhưng người dân chúng tôi được gì? 18.000 tỷ cao nữa thì dân chúng tôi chẳng mơ được, khổ lắm nói mãi….

  6. nông văn dền

    Tôi thấy UBND tỉnh đã thật sự chia sẻ và có trách nhiệm với người trồng cà phê qua việc này. Còn việc trữ hay không, và trữ bao nhiêu thuộc về các nhà chuyên môn.Vấn đề còn lại là quyết định của Nhà nước và các doanh nghiệp thực hiện như thế nào. Cần có sự chỉ đạo giám sát của các cơ quan chức năng, tránh tình trạng doanh nghiệp cười còn bà con thì khóc. Phải có đánh giá nghiêm túc việc mua tạm trữ cà phê năm trước. Thật ra được giá như hiện nay ( khoảng 30.000- 33.000đ/kg nhân) là bà con tôi cũng mừng lắm, so với năm ngoái 2009 giờ này chỉ có 26.000- 27.500đ/kg thôi. Nói vậy nhưng chưa dám hạch toán lỗ lãi, người nông dân có trăm thứ mà không thể tính vào hết như các chuyên gia đâu. Chúng tôi chỉ mong sao các chủ trương phải mang lại lợi ích thực sự cho người cày thôi. Dân giàu nước mạnh mà, có phải không bà con?, ấy là mong thế. Tôi cũng phải ra coi xem mưa gió thế này, cà phê ngoài rẫy xanh chín ra sao ( coi chừng mất trộm đấy các bác ơi).

  7. nameccvn

    Hiện nay với tỷ giá USD ngoài thì trường tự do gần 21.000, 0 VNĐ/USD như thế này thì doanh nghiệp nào xuất khẩu càphê có lợi to, chỉ khốn nỗi ngưòi nông dân là thiệt nhất vì họ phải chịu mua phân bón giá cao theo thị trường USD tự do, gía ca phê trên thị trường VN sáng nay theo tính toán với tỷ giá 20400 vnđ/usd là 37.530,31 VNĐ/kg nhưng trên thị trường chỉ bán đươc 33.100 vậy số tiền chênh là 4.430 đ/kg là một số rất lý tưởng cho nhà xuất khẩu (đó là chưa tính cho tỷ gía ngoài thị trường tự do gần 21.000 đ/usd. Nếu tính theo tỷ giá này thì doanh nghiệp lãi 5519 đ/kg. quả là lợi nhuận bằng cả mấy năm làm cà phê của nông dân.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85