Vật liệu mới giữ ẩm cho đất trồng cà phê khô cằn

Hạn hán kéo dài rất bất lợi cho nông nghiệp nước ta. Để giảm bớt thiệt hại khi tình trạng này xảy ra, phòng Công nghệ hữu cơ – Viện Công nghệ hóa học VN đã tập trung nghiên cứu và cho ra đời một loại vật liệu mới có khả năng giữ ẩm, tiết kiệm được 30% – 60% lượng nước tưới cho cây trồng.

Coffee_tree_arabica
Chất giữ ẩm có thể giúp tăng năng suất cây cà phê lên khoảng 5 tấn/ha

Theo đó, vật liệu giữ ẩm sẽ được trộn với vỏ trấu hoặc vỏ cà phê, rồi tiếp tục trộn vào đất ở độ sâu 10cm đến 20cm trong phạm vi tán lá. Sau mỗi lần tưới, chất giữ ẩm sẽ giữ lại phần lớn lượng nước tưới thay vì bốc hơi hoặc thấm sâu xuống lòng đất.

TS Nguyễn Cửu Khoa thuộc nhóm nghiên cứu cho biết, tùy tính chất của từng loại cây mà tỉ lệ pha trộn sẽ khác nhau, trung bình 10 g – 25 g chế phẩm cộng với 0,5 kg – 1 kg trấu hoặc vỏ cà phê. Đối với vùng đất khô cằn, khi sử dụng chất giữ ẩm, năng suất cây trồng có thể tăng lên 4 – 5 lần so với bình thường.

Trong thực tế, các nhà khoa học đã thử nghiệm chất giữ ẩm này trên cây cà phê, ngô và bông ở tỉnh Gia Lai, cho kết quả khả quan. Cụ thể, năng suất cây cà phê tăng thêm khoảng 5 tấn/ha; cây ngô tăng thêm 50% năng suất so với trồng điều kiện thường; năng suất cây bông tăng khoảng 10-40%.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã tiến hành thử nghiệm các tính chất dinh dưỡng, thành phần hóa lý, vi lượng, vi sinh… và nhận thấy chế phẩm không ảnh hưởng đến môi trường đất và chất lượng cây trồng. Đặc biệt, vật liệu này có dùng để giữ ẩm cho tất cả các loại cây ngắn và dài ngày, chỉ cần điều chỉnh thời gian giữ ẩm phù hợp tùy theo tuổi đời của cây.

Giá mỗi ký chất giữ ẩm hiện từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng.

>> Tiết kiệm nước tưới cà phê bằng máy bơm động lực

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Baongoc

    Chào bà con!
    Đây là một trong những hướng nghiên cứu mới có thể giúp bà con nông dân giảm bớt chi phí tưới trong mùa khô. Thực ra chất giữ ẩm là tinh bột biến tính vì vậy không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Sau khi bón tinh bột sẽ bị phân huỷ dần và có tác dụng cung cấp mùn cho đất. Hiện nay người ta thường bổ sung thêm Kali trong phân giữ ẩm với hàm lượng từ 17-19%. Tốt nhất bà con nên bón các loại phân giữ ẩm chung với phân hữu cơ, bà con nên đào rãnh xung quanh tán lá sâu khoảng 15-20cm, trộn đều phân giữ ẩm và phân hữu cơ, vãi đều sau đó lấp đất. Sau mỗi lần tưới chất giữ ẩm sẽ hút nước tạo thành một hệ keo trong đất làm cho quá trình thoát hơi nước chậm lại vì vậy sẽ kéo dài được gian giữa hai lần tưới và giảm lựơng nước cho mỗi lần tưới khoảng 30%.

    1. HoaThuan

      bác nói rỏ hơn ở chỗ này: “giảm lựơng nước cho mỗi lần tưới khoảng 30%.” vậy có đủ nước cho cây không? ( tại vì ngoài nhu cầu nước bình thường ra còn phải bổ sung đủ nước cho “hạt tinh bột ” trương ra nữa chứ!), hay là bác nhầm với tăng 30%

  2. HoaThuan

    Bà con cần tỉnh táo các bài báo loại này , cứ nói chung chung, đâu đâu… đừng tin làm gì, nếu nghe phải hỏi tới nơi tới chốn, trước bất kỳ việc gì, các thông tin rỏ ràng mới đáng nghe và nó phải trả lời được và đầy đủ các câu hỏi sau: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? và Như thế nào?
    – ví dụ như bài báo nói “tùy tính chất của từng loại cây mà tỉ lệ pha trộn sẽ khác nhau, trung bình 10 g – 25 g chế phẩm cộng với 0,5 kg – 1 kg trấu hoặc vỏ cà phê. ” rồi tịt, không biết là bón cho 1 cây, 1 sào hay 1 ha ???
    – Ở Gia lai là ở đâu, mấy chục huyện thị lận mà…., huyện bên nay cứ nghĩ là nói huyện bên kia !!!, chưa kể phải nói ở xã nào, thôn nào ..
    – nói: “năng suất cây trồng có thể tăng lên 4 – 5 lần so với bình thường.” coi nông dân là ngu lắm hay sao mà nói vậy.
    – “năng suất cây cà phê lên khoảng 5 tấn/ha”, tấn nhân hay tấn lá cafe???
    v.v và v.v…
    nhà báo gì mà ngu như : bò bị bệnh đao ( câu này của bác nào đó, xin được nhắc lại)

    1. Nguyễn Vịnh

      Hòa Thuận bữa nay sao nóng quá!
      Cũng bởi thỉnh thoảng gặp 1 bài báo viết mơ hồ, thiếu trách nhiệm, coi thường người đọc.
      Đọc xong tớ cũng thấy bực mình nên muốn tìm Vinanet để hỏi tác giả cho ra lẽ.
      Nói chung, bài báo nhằm giới thiệu một tiến bộ khoa học. Vậy là tốt.
      Còn có giới thiệu hay maketing cho chế phẩm mới thì cũng cần có trách nhiệm về ngòi bút.
      Điều đáng nghe :
      -Vật liệu giữ ẩm giúp bà con tiết kiệm lượng nước trong 1 lần tưới và giãn cách giữa các lần tưới thưa ra. Còn tiết kiệm đến 30% thì có thể tạm tin con số này của nhà khoa học đưa ra, khi bà con chưa thấy(mà bài báo viết là 30-60%).
      -Năng suất cây trồng sẽ tăng lên là điều chắc chắn vì đó là hiệu quả sinh ra khi sử dụng một sản phẩm hay chế phẩm mới.
      Và điều đáng suy nghĩ :
      -Dùng từ vật liệu nghe nó sao sao? có cảm giác như… vật liệu xây dựng!
      -Tăng 50% năng suất cây ngô hay cà phê tăng thêm 5tấn/ha thì có thổi phồng quá không?
      Vì năng suất cây trồng tăng còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Từ 30-40% trở lên là phải cải tạo giống hoặc cho ra giống mới.
      Mỗi năm ta phải nhập gần 2 triệu tấn ngô. Nếu vậy chỉ cần trồng ngô trên các chân ruộng cạn để tăng năng suất, khỏi phải trồng lúa, đỡ phải tốn nhiều ngoại tệ để nhập!…
      Hoặc chỉ cần đủ nước mà cà phê tăng lên thêm 5 tấn quả (hay năng suất tăng lên đến 5 tấn nhân/ha) thì người trồng cà phê mù nhất cũng không chấp nhận được…
      -Trộn chế phẩm với vỏ trấu, vỏ cà phê là không được. Khi vào trong đất mấy thứ vỏ này lâu lắm mới phân hủy, còn sinh dịch bệnh cho cây nữa. Chỗ này thì không khoa học tí nào!
      -Tỷ lệ trộn như trên là để bón cho 1 cây, hay 1 ha , viết cũng chưa rõ.
      -Đào rãnh sâu 15-20cm quanh gốc sẽ làm đứt hết rễ cây trong mùa nắng, nên chăng? Bà con cần xem xét chỗ này.
      -Năng suất tăng lên 4-5 lần. Điểm này thì hết bàn, bó tay.
      Nên Hòa Thuận bực mình cũng đúng thôi!

  3. Nguyễn Ngọc Lan

    Tôi được biết nhiều nghiên cứu thành công ở trong phòng thí nghiệm nhưng khi áp dụng đại trà thì không khả thi. Tôi xin hỏi đã có mô hình trồng cà phê nào áp dụng chất giữ ẩm này chưa? Tạm tính toán: Một người nông dân bình thường làm cà phê năng suất đã đạt 1,5-2tấn nhân /ha, nếu bón chất giữ ẩm năng suất tăng thêm 5 tấn/ha (5 tấn quả hay 5 tấn nhân??,). thực sự bài báo này chưa đủ sức thuyết phục, cần viết chi tiết hơn nữa. Nếu là sản phẩm mang tính công nghệ cao thì cần thiết có chương trình khuyến nông trên VTV hướng dẫn bà con nông dân.

  4. trung dung

    Loại Vật liệu này tôi cũng có nghe cách đây 3 năm rồi, tôi cũng nhìn thấy và đưa đi thử nghịêm, thấy nó cũng hút nước và phồng lên gấp 10 lần. Hồi đó vật liệu này rất mới mẻ, chưa có khuyến cáo hay hướng dẫn sử dụng của cơ quan chức năng nên tôi chưa mua. Tới nay đã 3 năm rồi mà sản phẩm này cũng vẫn chưa thấy phát triển rộng rãi. Chứng tỏ sản phẩm này chưa có hiệu quả nên chưa được quảng bá và sự dụng rộng rãi. Muốn hỗ trợ nông dân, thì cơ quan chức năng lên nghiên cứu lại, thử nghiệm và phát triển mạnh loại sản phẩm giữ ẩm này, đây là việc làm hết sức thiết thực để giúp đỡ trực tiếp nông dân.
    Thời tiết ngày càng khô hạn, việc tích trữ nước là việc làm hết sức cấp bách. Phải nghiên cứu loại vật liệu như trên nhưng thời gian tích trữ phải trên 3 tháng, cuối mùa mưa nên rải loại vật liệu này để tích nước, sau 3,4 tháng mùa khô là phân huỷ hết mà không ảnh hưởng xấu gì đến môi trường cũng như đất trồng.

  5. Trương Thanh long

    Bà con đừng vội chê trách làm nản lòng các nhà nghiên cứu. Hãy yêu cầu cho dùng thử rồi đánh giá sau cũng được. OK

    1. toanrcafe

      Ai chê trách nhà nghiên cứu?
      Chúng ta đang nói mấy anh nhà báo viết ẩu, viết bừa, viết thiếu trách nhiệm.
      Bạn đọc kỹ hơn rồi góp ý nhé!

  6. Trương Thanh Long

    Điều gì mình chưa biết thì cứ chất vấn nhau cho tỏ tường.
    Chúng ta nên tôn trọng những phát minh của các nhà nghiên cứu, sản xuất, có như vậy thì mới có sự tiên bộ. Nhưng ngược lại các nhà nghiên cứu cũng cần chứng minh thực tế cho bà con chứ. Bởi thực tế mới kiểm chứng được. Nếu không có điều kiện thì qua clip video cũng đủ để bà con đánh giá nhỉ.

  7. baongoc

    Mình có 1 video clip về phân giữ ẩm nhưng dung lượng quá lớn không biết làm sao để gửi cho BQT website giacaphe.com

  8. dakrutech

    Mình đã có loại vật liệu này, số lượng có hạn, bác nào muốn dùng thử mình có thể san sẻ. ĐT 0913.487.177

  9. CHUOTDONG

    Họ viết là một chuyện, tin hay không là việc của mình. Tôi vốn là người ” ăn no lo xa” nói đến tưới cà hàng năm cũng đủ lên cơn sốt rét. Năm nay hạn hán kéo dài, nước tưới sẽ khan hiếm nên lo quá đi. Mua thêm máy mới, ống tưới mới trước cho chắc ăn chứ đừng tin vào “vật liệu mới” của bài báo trên mà rách việc. Rẫy tôi, nơi gần nước nhất 3 cuộn dây, xa nhất 11 cuộn chỉ tải 1 máy là đủ. Năm nay dự trù thêm 5 cuộn và 1 máy nữa để tưới chuyền cho chắc ăn thôi. Biện áp chống hạn của tôi là thế. Sức yếu nên kế hoạch phải tự thân vận động thôi các bạn ạ.

  10. Nông Văn Dân

    Khi mới đọc đầu đề ” Vật liệu mới giữ ẩm cho đất trồng cà phê khô cằn ” tôi nghĩ chắc là các tấm thảm trải trên mặt hố cà phê, che chống bay hơi nước.
    Nhưng càng đọc càng thấy lạ, vật liệu sao lại trộn với vỏ trấu hoặc vỏ cà phê rồi tiếp tục trộn vào đất ở độ sâu 10cm đến 20cm trong phạm vi tán lá. Mùa khô mà đào xung quanh tán lá sâu 10 cm đến 20 cm, chẳng biết giữ ẩm ở đâu chứ đứt rễ, khô đất, cây cà phê tiêu tán đường là cái chắc. Chưa nói ông nhà báo còn bốc lên là sản lượng cà phê tăng 5 tấn/ha. Làm nôn ra máu một năm dễ gì mà thu được 5tấn/ha, huống chi chỉ trộn “vật liệu giữ ẩm” vào mùa khô vậy mà tăng thêm 5 tấn/ha. Nói ra trẻ con ở nơi không trồng cà phê may ra nó tin. Nông dân thời @ mà nhà báo tưởng dễ bốc phét lắm đó.
    Ê, ông nhà báo nào quê độ thật !!!

    1. Doan Trang

      Bác Vịnh và bác Dân nói đúng.
      Báo chí bốc phét thật. Nghe cứ như đổ vật liệu xây dựng vào gốc cà phê.

  11. DVN

    Lọai vật liệu này là hợp chất polyme với tinh bột ,có đặc tính trương nở khi gặp nước ,lý thuyết 1 kg hút được 350 lít nước .Lý thuyết là vậy nhưng khi đưa vào thử nghiệm thì không đạt ,để giữ ẩm cho 1 gốc cà phê kinh doanh phải dùng cỡ 1 kg trở lên .Tôi chưa biết lọai vật liệu của TS.Nguyễn Cử Khoa nhưng đã được thử nghiệm lọai tương tự của Hàn Quốc ,giá của nó 100.000 đ/kg . Nếu dùng cho 1 ha cà phê phải tốn cả trăm triệu ,thử hỏi ai dùng .Ở nước ngòai họ dùng lọai này cho cây kiểng ,lọai cây quý tộc trồng trong chậu .Tuy chưa được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp nhưng lọai này được ứng dụng khá nhiều trong công nghiệp.Trong xây dựng để đổ bê tông cọc nhồi người ta đưa chất này xuống lỗ khoan đến khi hút hết nước dưới lỗ thì kéo lên và đổ bê tông xuống .

  12. Nguyen duy lam

    Trời là đât ơi ! Có nhà khoa học nào nói chi lạ rứa. Bà con trồng cafe cả mấy chục năm rồi cũng có ít kinh nghiệm chứ. Makettinh gì mà như đi tàu bay giấy rứa.

  13. Phạm Hoàng Long

    Theo tôi nghĩ nếu có loại thuốc đó đi chăng nữa thì với 80.000đ đến 100.000đ/kg thì quá đắt. Nếu đã trồng cà phê nhiểu năm thì sẽ biết cách giữ ẩm cho cây cà phê thôi mà. Nên tận dụng những phế phẩm sau khi thu hoạch để che chắn gốc là ok rồi, hơn là phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ vào việc mua phân nữa, mà phương pháp mua phân bón đối với thời nay thì không tối ưu tí nào cả. Khoa học mà nghiên cứu không có ích lợi thì để lấy tiền của dân ah. hix.

  14. le minh thanh

    Cái này nói chung chung quá, nếu thật sự là tốt sao không thấy những kênh truyền hình giới thiệu và quảng bá để làm lợi cho nhà nước và nhân dân nhỉ. Giá cả là bao nhiêu, mua ở đâu và ai là người chịu trách nhiệm nếu có rủi ro cho cây trồng và môi trường…

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85