Tin buồn

Cà phê: phê mà “phẻ”

Ai quen uống càphê cũng thấy phấn chấn khi có một ly “đen đá” vào buổi sáng. Cũng như để đối phó với cơn buồn ngủ khi cần làm việc đêm, một ly càphê đậm được xem là biện pháp hiệu quả. Nhưng vì có chứa caffeine và một số chất khác, càphê cũng gây hại nếu lạm dụng.

Tác dụng dược lý

Càphê và trà là hai thức uống phổ biến ở nhiều nước. Để có càphê bột, người ta đem rang hạt của quả càphê và đem xay, ngày nay có loại được chế biến thành bột tan trong nước. Trong quá trình rang càphê, một lượng nước bay hơi (khoảng 18%), đường có trong hạt bị caramel hoá làm hạt càphê sậm màu thành nâu đen, đồng thời có sự biến đổi hoá học làm càphê có mùi vị rất đặc biệt, dễ quyến rũ.

Tác dụng gây hưng phấn của càphê là do chứa các hợp chất mà thành phần cơ bản là caffeine, với hàm lượng 0,7 – 2%, ít hơn so với trà (chè) ở mức 2 – 3%. Tuy nhiên, một ly càphê có tác dụng kích thích mạnh hơn vì sử dụng đến 10 – 15g bột càphê chứa khoảng 100mg caffeine, còn một ấm trà có ít caffeine hơn. Caffeine có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, nhất là làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ và sự phối hợp hoạt động.

Tác dụng kích thích tỉnh táo của caffeine được sử dụng rộng rãi: ngoài trà, càphê là thức uống thông dụng, nhiều loại nước giải khát khác như nước ngọt có gas, nước tăng lực đều có chứa caffeine. Caffeine còn được dùng làm thuốc, là thành phần của nhiều thuốc trị cảm, đau nhức, giúp tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, aspirin hoặc làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamine trị dị ứng.

Càphê cũng còn được xem là có giá trị dinh dưỡng, với 12% lipit (chất béo), 12% protit (chất đạm), 4% chất khoáng – nhiều nhất là kali và magie. Pha với đường và sữa, giá trị dinh dưỡng của càphê được nâng lên.

Càphê: uống phải đúng cách

Caffeine có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương và cả hoạt động của hệ thống tim mạch. Vì vậy, ở một số người, uống càphê sẽ làm tim đập nhanh hơn, nhức đầu, run tay, cảm thấy bất an. Cho nên những người bị rối loạn tim mạch nên cẩn thận, nếu thấy bị ảnh hưởng xấu thì không nên uống nữa. Caffeine có tác dụng lợi tiểu, nếu uống ban đêm thì ngoài khó ngủ do bị kích thích lại phải thức giấc đi tiểu đêm. Do vậy nên uống càphê vào ban ngày, đặc biệt uống vào buổi sáng là tốt nhất. Mỗi ngày uống một tách (khoảng 200ml) là tốt, hoặc hai – ba tách chia đều sáng chiều.

– Caffeine có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị. Vì vậy tránh uống càphê vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người đã sẵn yếu dạ dày. Uống càphê vào buổi sáng mà bụng trống, không ăn điểm tâm cũng có hại cho sức khoẻ. Để phù hợp với thị hiếu và tình trạng sức khoẻ của nhiều người, thị trường đã có loại càphê lấy bớt hoặc lấy hết caffeine.

– Tuỳ theo mỗi cá nhân mà cách uống càphê khác nhau. Có người thích uống càphê đen không đường để tận hưởng vị đắng, mùi vị đặc biệt của càphê. Có người thích uống càphê với sữa. Cách nào cũng tốt, miễn sao phù hợp với điều kiện của mình, như người bị bệnh tiểu đường mà chỉ uống càphê không thôi thì rất tốt, nhưng người đang cần năng lượng thì nên uống càphê với đường hoặc sữa.

– Caffeine có thể gây tương tác với một số dược phẩm như làm mất tác dụng của thuốc an thần gây ngủ. Một số kháng sinh fluoroquinolon (như ofloxacin) uống chung với càphê sẽ làm tăng tác dụng kích thích của caffeine (gây tim đập nhanh, khó chịu, mệt mà có người lầm tưởng ngộ độc). Vì vậy, tránh uống càphê chung với thuốc (uống thuốc tốt nhất là dùng nước lã đun sôi để nguội).

– Càphê hấp dẫn người uống không chỉ vì tác dụng của caffeine mà còn do mùi vị. Vì vậy, người ta đã thêm các chất, hương liệu trong quá trình chế biến càphê để tạo nên vị đắng, mùi vị đặc biệt của càphê cho dễ bán. Nếu người nào đó uống càphê sau đó bị say, đỏ người thì có thể đã bị dị ứng với caffeine hoặc một chất có trong càphê. Tốt nhất nên đổi loại càphê khác, còn uống loại nào cũng bị như vậy thì không nên uống càphê nữa.

– Đối với các bạn sinh viên học sinh, không nên lạm dụng càphê (kể cả trà đậm) cho việc thức đêm học thi. Do không tổ chức học tập, nghỉ ngơi hợp lý nên có một số bạn trẻ gần tới ngày thi mới học dồn, học nén và nhờ đến càphê thật đậm để tỉnh táo “gạo” bài. Nên lưu ý, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu cho biết cơ thể cần nghỉ ngơi. Dùng càphê để cặp mắt mở trao tráo chỉ là sự đánh lừa, thực chất cơ thể vẫn mệt mỏi. Uống càphê để thức đêm dài ngày rất có hại cho sức khoẻ, đặc biệt hại cho trí não.

Càphê có gây nghiện như ma tuý?

Gây nghiện có nghĩa là “bị lệ thuộc vào chất nào đó, không thể bỏ mà phải tiếp tục dùng, nếu không dùng thì thấy rất khó chịu hoặc bị rối loạn trong cơ thể”. Ở đây cần phân biệt chất gây nghiện tạo ra hai loại lệ thuộc: lệ thuộc thể chất và lệ thuộc tâm lý. Caffeine là chất gây nghiện nhưng thuộc loại nhẹ, tức là chỉ gây lệ thuộc tâm lý.

Người đã nghiện càphê tới cữ mà không có càphê uống sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi. Loại lệ thuộc tâm lý này không gây nguy hại như nghiện ma tuý, bởi vì nghiện ma tuý gây lệ thuộc tâm lý và cả thể chất. Thiếu ma tuý, người nghiện sẽ bị rối loạn thể chất trầm trọng, gây cơn vật vã rất khó chịu đựng được. Còn người nghiện càphê, nếu quyết tâm vẫn có thể bỏ được.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
Giảng viên chính bộ môn dược,
đại học Y dược TP.HCM

Nguồn: Báo Sài Gòn TT Online

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Nông dân nghèo

    Kính gửi : GS Nguyễn Hữu Đức.
    Trong quá trình chế biến người ta đã bỏ thêm hương liệu, các chất để tạo thêm vị đắng cho cafe là sự nhầm lẫn vì :
    -Khi chế biến, vì lợi nhuận nên người ta đã cho thêm bắp đỏ, một số đậu đổ, nhất là đậu tương để gia tăng khối lượng nên cafe bị giảm vị đắng, phải bù vào. Phổ biến nhất là bằng nhân (hạt) của trái cau.
    -Bản thân của cafe là đã có vị đắng, rất đắng nên không cho đường vào thì rất ít người có thể uống được. Chỉ có cafe dổm, chỉ là loại bột có hương liệu tạo mùi cafe mới cần cho chất tạo thêm vị đắng.
    Còn đối với bao tử, cafe kích thích làm tăng tiết axit dịch vị thì không hoàn đúng vì với nhiều người đau bao tử do thừa axit dịch vị, biểu hiện rõ nhất là thường hay ợ có mùi chua, uống cafe buổi sáng rất tốt vì cafe góp phần trung hòa axit làm bớt đau bao tử.
    Đối với người rối loạn tim mạch thì phải cẩn thận vì cafe kích thích thần kinh, tim đập nhanh gây nên hiện tượng cao huyết áp. Nhưng chỉ sau khi uống khoảng 2 giờ cafe sẽ sinh ra lợi tiểu vì tác dụng của cafein làm người uống phải đi tiểu nhiều lần. Mà lợi tiểu là phương thức tốt nhất để làm…hạ huyết áp !
    Vô phép được lạm bàn. Có gì xin GS đại xá ! Kính.

  2. Thảo dân

    Hay, nay lại có bác nông dân dám chống lại nhà khoa học, lại chỉ cho nhà khoa học trong khi các nhà khoa học có đầy đủ trình đọ, máy moác khoa học hiện đại… còn bác nông dân nghèo kia chỉ có mắt thường đầu óc toàn củ lang, củ mì ( Chứ cà phê cũng không biết uống, bán hết lấy tiền mua khoai). Đúng là nông dân Việt Nam lớn mạnh thật rồi. Hoan hô nông dân Việt nam … Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô Hoan hô nông dân Việt nam … Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô; Hoan hô nông dân Việt nam … Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô

  3. Trần nguyễn công thành

    Kính thưa các BÁC!
    Thật sự tôi không dám bàn đến những gì trong cà phê ,vì nó PHÊ thật đó…đặc biệt là cà phê bán ở hầu hết các quán ở TP HCM !;nhưng chắc chắn một điều là mỗi sang có một ly càphê (ĐÚNG LÀ CÀ PHÊ THẬT) thì đầu óc tỉnh hẳn ra nếu bạn đã ghiền cà phê.

    Tôi còn nhớ trước đây khi Bác Vũ(Trung nguyên ) mới tập tễnh rang càphê mỗi ngày cung ứng khoản 40-50kg cà phê bột thì tôi công nhận Bác làm rất ngon..cũng nhờ vậy mà Trung nguyên nổi lên như DIỀU GẶP GIÓ…nhưng giờ đây TÔI KHÔNG UỐNG ĐƯỢC CÀ PHÊ Trung nguyên(vì không còn HƯƠNG-VỊ THẬT CỦA CÀ PHÊ nữa) nó QUÁ ĐEN-SÁNH-ĐẬM-ĐẶC vả lại các quán pha phin với một lượng quá nhiều(32-35phin/1kg) thấy PHÊ thật nếu như GS ĐỨC nói 1ly (15g) có 100mg cafeine là PHÊ rồi…

    THẬT ĐANG BUỒN VÌ CHUNG TA ĐANG NÊU CAO VĂN HOÁ CÀPHÊ VIỆT NAM với CÀPHÊ PHIN TRUYỀN THỐNG…mà phong cách thưởng thức-chế biến-phục vụ chẳng văn hoá chút nào!!! Tôi có cảm giác là THỊ TRƯỜNG CÀPHÊ RANG XAY của chúng ta BỊ THƯƠNG MẠI HOÁ-THƯƠNG HIỆU HOÁ NHIỀU QUÁ…

    Vừa rồi đến thành phố HCM,uống quán cafe TÂY thì toàn USD mà thèm 1LY CÀPHÊ THẬT THÌ HIẾM QUÁ…MAY MÀ TÔI ĐI LẠC VÀO KHU DU LỊCH VĂN THÁNH thấy phong cảnh hữu tình cũng liều uông 1ly càphê thì đúng CÀFÊ THẬT té ra đâu đó vẫn còn HƯƠNG VỊ CÀPHÊ NGON ĐẤY CHỨ…còn ngon hơn càphê BMT nữa đó…

    Tôi thấy Bác Nông dân nghèo nói cũng có lý đấy chứ…TÔI NGHE CÓ GẦN 20NGÀN CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG của caphe rồi đó…nhìn chung là CÓ LỢI NHIỀU HƠN LÀ CÓ HẠI..các Bác chịu khó đọc trang web của CHÚ THỊNH THÌ HIỂU RỌ THÊM NHIỀU..vả lại nếu không thì sao thế giới uống hết cả 120-134triệu bao mỗi năm dzậy!!!

    CÁC BÁC CỨ ĐÙA CHƯ CHÚNG TÔI MÀ CHẶT BỎ HẾT CÀPHÊ THÌ NGUY LĂM ĐÓ,THẾ GIỚI LẤY ĐÂU RA ĐẤT BAZAN MÀ TRÔNG CÀPHÊ>>> Đúng là PHÊ THẬT phải không???
    Thân ái!

  4. hoàng hoa

    Chào bác: PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức- Giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM!
    Ái chà! cái tên mang theo cả học hàm, học vị, chức vụ làm Hoàng Hoa đọc muốn đứt cảc hơi.
    Đọc bài của bác Hoàng hoa có cảm giác như chuyện đân gian : ” đi trong sân mà nói chuyện trên trời”. Công trình nghiên cứu của bác về cà phê Hoàng hoa không dám có ý kiến gì. Nhưng có lẽ bác nên thực tế một chút.
    Thưa bác! có lẽ lo “nghiên cứu khoa học và giảng dạy” nhiều quá nên bác quên là trong ly cà phê không chỉ có cà phê mà có rất nhiều thứ trong đó một số anh (Nông dân nghèo) đã bổ sung giúp bác rồi đó. Thật tội cho các nhà khoa học nghiên cứu nhiều quá rồi đôi lúc cũng đảng trí phải không bác? Hoàng Hoa nhớ ngày xưa có nhà bác học đã làm hai lỗ: một cho chó mà một cho mèo chui qua thì bây giờ các nhà khoa học có sơ sẩy một chút có là gì phải không?
    Bữa nay do ảnh hưởng bão nên thời tiết sài gòn mát mẻ rồi bác nên ra ngoài thư giản một chút. Ra ngoài có cây cối, chim chóc, xe cọ qua lại có khi ly cà phê lại thơm hơn, ngon hơn và khác hơn ở trong phòng lạnh của bác đấy.
    Thưa bác! Không biết có phải vì tên của cháu là Hoàng Hoa hay không các số liệu,các thuật ngữ y học bác đưa ra làm cháu hoa cả mắt. Có lẽ vì Hoàng Hoa là nông dân nên không hiểu gì về “khoa học” cả bác thông cảm.
    Thôi phần ly cà phê ta dừng ở đây vì Hoàng Hoa có biết gì đâu mà bàn phải không bác ?
    Bây giờ Hoàng Hoa chỉ thắc mắc cái tên của Bác sao dài thế?
    Ngày xưa trong dòng dõi hoàng tộc phụ nữ có tên dài nhất ( cung tằng tôn nữ thị………) cũng chỉ có 7-8 chữ vậy mà tên bác cháu thống kê chưa đầy đủ đã đến 20 chữ. Cho cháu hỏi nhỏ một chút: Có phải bây giờ lừa đảo nhiều nên bác phải ghi học hàm, học vị, chức vụ lên thì người đọc mới tin những thông điệp mà bác đưa ra?
    À cháu nhớ rồi! Ngày xưa mẹ cháu kể để lừa đảo được Sở Khanh nói với Kiều rằng: ” ta đây có ngựa truy phong, có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi”, Và bà nói rằng: ” để gây lòng tin với Kiều Sở Khanh đã khoe ta đây thật giỏi giang. Trong lúc đang gặp khó khăn kiều đã tin và đã bị Sở Khanh lừa “.
    Khi sinh thời bố cháu cũng có kể cho cháu một chuyên về một nhà triết học có nói câu ” danh khả danh- phi thường danh” Và ông giải thích: ” Con à! ở đời cái danh của mình tự người khác biết không phải tự xưng mà có. Khi danh mà đã gọi được tên thì không còn là danh nữa”
    Bây giờ khi thấy tên bác dài quá nghĩ lại cháu Hoàng Hoa đã hiểu.
    Vài lời tâm sự xin chào bác!!!

  5. farmer

    Thưa các bạn,

    các bạn nói có phần đúng với ” tình hình” hiện nay .

    Còn GS viết thế có đúng không ? xin thưa với các bạn là : Tôi đồng ý 100% với ý kiến của giáo sư .

    Tôi nói thế không vì khiên cưỡng gì đâu nhưng đúng là có ai đã xem qua giáo trình Hóa Học Đại Cương của chương trình đai cương 2 năm đầu đại học sẽ thấy là GS viết chẳng có gì sai .Và có ai từng làm thí nghiệm “Ly Trích cafein” sẽ hiểu thực chất GS nói về cái gì .

    Còn như các bạn nói về cái gọi là : thành phần cà phê trên thị trường mà thôi .

    Tôi có công thức rang xay của Nestle, Highland Coffee , Lavzza …nên tôi hiểu các bạn đang nói sai cái ý mà GS đang diễn đạt .

    Dù sao cũng cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến

    Phạm Xuân Vỹ

  6. NÔNG VĂN DỀN

    Bà con nông dân ơi, các nhà khoa học không nói bừa đâu. Các công trình nghiên cứu đều phải qua nhiều công đoạn dựa trên cơ sở khoa học và thực tế. Đã biết bao công trình nghiên cứu được bà con ta đang áp dụng đó thôi. Tôi nghĩ chúng ta nên trân trọng những thành quả đó và cái gì phù hợp với ta thì ta áp dụng, không nên có những ý kiến mang tính chất đùa giỡn, nên nói cái ta hiểu chứ đừng quan tâm nhiều quá vào công việc của những người khác, lĩnh vực khác.

  7. hoàng hoa

    farmer thân mến!
    Hoàng Hoa tôi là một nông dân làm sao tiếp cận được chương trình đại học đại cương như bạn và ” PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức- Giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM!”.

    Nhưng ở trên “PGS” đang bàn đến ly cà phê cơ mà? Còn bạn hình như đang nói đến cà phê nguyên chất? Hoàng hoa thấy bạn cũng giỏi đấy đã qua đại học lại biết được nhiều công thức rang xay cà phê chắc mai mốt “tên bạn cũng dài lắm”!!!.

    Bạn có biết hiện con người uống cà phê nguyên chất hay là uống “cà phê trên thị trường” như bạn nói?

    Tại sao là một ” PGS.TS.DS ” mà không tự nghiên cứu ” cà phê trên thị trường” để nói cho chuẩn mà lại ” đạo” những kết quả đã được thí nghiệm trên cà phê nguyên chất trong giáo trình đại học đại cương để làm công trình của mình? Đây là ly cà phê chứ đâu phải là dược liệu?

    Phải chăng đây là những nghiên cứu mang tính lý thuyết không phù hợp với thực tiễn?

    Ở diễn đàn này đa số là nông dân làm sao họ hiểu được những lý thuyết không phù hợp với thực tiển đó?

    Theo Hoàng hoa thì thông điệp mà ” PGS.TS.DS ” muốn đưa đến cho bạn đọc là uống cà phê hại nhiều hơn lợi. Như bạn (Trần nguyễn công thành) đã nói :” tại sao thế giới uống hết cả 120-134triệu bao mỗi năm”? mà thế giới cũng đâu có cảnh báo người uống cà phê?

    vài lời dân dã mong bạn thông cảm!

  8. Nông dân nghèo

    Trong ý kiến phản hồi Nông dân nghèo kính gửi GS nhưng chưa nhận được thì bị bà con phản ứng. Xin phép được thanh minh đôi lời :

    1. Tuy là còn nghèo, suốt ngày cắm đầu ngoài gốc cà nhưng Nông dân nghèo tôi cũng biết dạy con “bán tự vi sư” huống gì là với bậc GS, bậc thầy của nhiều thầy. Đó là đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo” cao đẹp của dân tộc. Và ở cuối đã có lời “xin GS đại xá”. Tại sao bà con mình không học cái đức vị tha của bậc đại nhân để mà đại xá cho.

    2. Trong phản hồi Nông dân nghèo tôi có thưa “là sự nhầm lẫn” và ” thì hoàn toàn không đúng”. Thiết nghĩ việc dùng từ như thế phải lẽ. Chả nhẽ đã là bậc GS là không có sự nhầm lẫn, là hoàn đúng hết mọi điều sao? Mà trong phản hồi có chỗ nào nói là GS sai đâu?

    3. Bài của GS đăng trên diễn đàn thì Nông dân nghèo tôi có quyền phản hồi. Do hoàn cảnh, Nông dân nghèo tôi chưa học hành chưa đến nơi đến chốn nên bàn không rốt ráo như các nhà khoa học hay như nhiều bác khác là lẽ thường tình. Tại sao Nông dân nghèo tôi lại phải…như thế này, như thế nọ? Nếu mà như thế thì đâu phải suốt ngày cắm đầu ngoài gốc cà phê. Để hiểu được ý của GS là Nông dân nghèo tôi phải đi học đại học à? rồi mới được bàn à?

    4. Sở dĩ có phản-phản hồi này cũng là vì muốn dạy con cái mình cho đến nơi đến chốn dù bố nó ít chữ. Mong bà con thấu hiểu !

  9. hoàng hoa

    Gửi bác nông dân nghèo!!!
    Sao bác phải thanh minh nhiều vậy? Hoàng Hoa cũng như bác mà thôi.
    Đây là diễn đàn ta nói với tấm lòng của ta với sự hiểu biết của ta, ta học hỏi cái cần học hỏi, và ta phản đối cái ta thấy không hợp lý.
    Hình như bác đọc bài của “thảo dân” rồi bác thanh minh? Có lẽ “thảo dân” đọc đắc nhân tâm nhiều quá bác chấp nhặt làm gì.
    Với Hoàng Hoa thì có thể học cả những gì ở trẻ con nếu thấy hay và sẽ không học những gì ở “tiến sĩ” nếu không hay. Tôn sư trọng đạo là thuần phong mỹ tục song ai là sư ( thầy) mới là vấn đề. Như bác viết : “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì bác đã hiểu rồi đấy. Không phải cứ “giáo sư, tiến sĩ ” là thầy đâu mà ta học được ai cái gì thì người đó là thầy của ta dù là một đứa trẻ con.
    Trong thảo luận của bác, bác viết rất thật lòng vậy còn băn khoăn gì nữa. Ở đời thiếu gì kẻ “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Biết đâu thấy bác Nguyễn Hữu Đức là “PGS.TS.DS – Giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM!” nên không muốn phản đối những cái không hợp lý hoặc là họ nghĩ đã là “tiến sĩ ” thì nói gì cũng đúng. Ta dù không được học nhưng phải giữ vững quan điểm là “Gạn đục khơi trong”
    Thân chào!

  10. hoàng hoa

    Gửi thảo dân:
    Hoàng hoa mạn phép đóng vai thầy bói một chút có gì không phải “Thảo dân” và anh thịnh thông cảm. Có thể đúng hoặc sai. “Vì Hoàng hoa không biết bói”
    Xin được bói cho “Thảo dân” như sau:
    – Thảo dân là một người đàn ông có độ tuổi dưới 30.
    – Tính tình sôi nổi
    – Vóc người trung bình.
    – Học vấn không cao .( khả năng tự lập trong công việc khó khăn)
    – Trong đời không làm được cấp trưởng,, khó làm được kinh doanh
    – Khuôn mặt hơi dài.
    – trong tình cảm không sâu sắc (nếu đã có vợ thì vợ chồng hay bất đồng quan điểm)
    – Dễ bị kích động.
    – Thích giao du với bạn bè.
    – Dễ tin người.
    Gì nửa nhỉ Hoàng hoa đang “say” nên quên mất rồi. Để Hoàng hoa đi kiếm một xị nữa rồi nói tiếp.
    Chào bạn

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85