Cách phân cà phê thật và cà phê bẩn

Hằng ngày do hoàn cảnh về thời gian, công việc chúng ta vẫn thường “hút” cho xong ly cà phê buổi sáng, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc là cái thứ nước mà chúng ta đang cho vào người có phải là cà phê hay là thứ nước hương liệu độc hại được gọi là cà phê. 

Thịnh còi cũng từng có một thời gian uống thứ nước kinh dị gọi là “cà phê” bởi qua tìm hiểu công nghệ chế biến bằng công nghệ của chợ Kim Biên 100%  thì thấy mất vệ sinh và độc hại hơn cả nước cống. Hy vọng qua bài viết hôm nay của Y5cafe, bà con sẽ có được những thông tin hữu ích để phân biệt được đâu là cà phê thật, đâu là “nước cống

Xem thêm: >> Cà phê hay nước cống.

Cà phê bẩn, cafe hóa chất

1. Nước pha: Có độ sánh và đục ( từ tinh bột của bắp hoặc đậu nành, các chất tạo gel hoá học), cà phê đá có nhiều bọt lâu tan, màu trắng ( có chất tạo bọt xà phòng ), cafe sữa có màu đục, ánh đen.

2. Mùi: Mùi nồng, cảm thấy chóng mặt sau khi ngửi (mùi hoá học acohol-dung môi), mùi đậu nành, mùi nước mắm, và nhiều mùi lạ khác…

3. Cảm giác: Tê lưỡi (dung môi hóa học trong mùi), đắng trong miệng lâu hết (thuốc deca, hoặc chất taọ đắng hoá học)…

4. Hiệu ứng: Taọ những phản ứng phụ sau khi uống cafe như: chóng mặt, buồn nôn, ép tim với những người nhạy cảm về tim mạch…

Cà phê sạch nguyên chất

1. Nước pha: Nước trong và màu nâu sáng, không đục, có ánh màu “cánh gián” trong cafe đá, nâu sáng trong cafe sữa.

2. Mùi: Thơm nồng nàn quyến rũ của cafe, sau khi pha có mùi thơm nhẹ nhàng.

3. Cảm giác: Dễ chịu, sảng khoái

4. Hiệu ứng: Không mệt mỏi, không phản ứng phụ và hưng phấn làm việc

Bài viết còn sơ sài, Y5cafe mong được thêm nhiều nội dung đóng góp từ bà con

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. linkhay.com

    Thanks bạn chia sẻ,

    Bây giờ mới biết có vụ cafe hóa chất này, nhiều lần uống bị say mặc dù không uống nhiều, không uống đặc. Quả thật ko cảnh giác thì mang bệnh vào người lúc nào ko biết.

  2. mai van cong

    oi troi so qua hang ngay do cong viec ban ron toi phai uong 2 den 3 ly ca phe, nghi lai nhung cam giac gio toi thay so quaaaaahuhuuuhuhuuh

  3. chu quốc hưng

    Nói thật mình uống cafe rất nhiều, những cafe đó mình uống không được,nếu lỡ ai mời mình thì mình chỉ nhấp hết 1/3 ly là tối đa. Mình rất thích uống cafe buổi sáng tại quê mình, bởi đó mới thực chất là cafe. Ai mà được mình pha cafe đen cho uống một lần thì trả bao gio quên. Mọi người thích bài thơ ” ĐẤT CAFE”
    Buổi sáng tinh sương trời dực lửa
    Nắng luồn khe núi tới chân quê
    Cafe bốc khới mùi hương đậm
    Lồng làn tình thắm đất Ban Mê
    :?:

  4. nguyễn thanh trâm

    Gớm quá nha, trời ơi mấy người này ác quá.Đọc xong thì kô thể nào uống cafe cóc được rồi, ghê quá.

  5. Lê Ngà

    Mình là một fan cafe, mình uống từ nhỏ và ;à dân Daklak nên rất thích loại cafe tự rang xay để pha uống, hương vị thật tuyệt :mrgreen:

  6. lecongtuan1958

    Có lẽ bạn Thịnh cũng không đến đổi khắc khe khi cho mình hỏi bạn , cà phê Trung nguyên ( một thương hiệu lớn ) thì như thế nào để phân biệt và so sánh , mình sử dụng hàng ngày loại cà phê của hãng nầy .
    – Nước nâu đen đậm .
    – Mùi thơm có chút khét cháy của “bắp” .
    – Vị đắng vừa .
    – Cảm giác tương đối dễ chịu .
    v.v. và v.v…………………………………………………………………………………………………..

  7. ngoccup

    Nói về màu cà phê như bài viết chỉ là cảm tính thôi, vì nó phụ thuộc vào 3 yếu tố:
    – Thành phần của cà phê gốc
    – Màu rang của cà phê gốc
    – Màu của caramen tẩm
    – Thành phần chất độn khác

    Ví dụ, nếu trong cà phê gốc có Catimor (hạt màu vàng, thường rang sáng), thì nước cà phê sẽ có màu vàng sánh, màu vàng phụ thuộc vào hàm lượng catimor.
    Màu caramen rất quan trọng, vì nếu caramen non, cà phê có màu đỏ đục, còn caramen già sẽ có màu cánh gián, óng ánh.

  8. ngoccup

    @ Lê Công Tuấn: Nếu bạn muốn biết cà phê có pha bắp hay không, thì cách đơn giản nhất là trải bột cà phê trên tay, đưa ra ánh sáng. Nếu có những mảnh xay lấp lánh, thì bạn biết chắc chúng là mày bắp.

    Bắp thường có mùi tanh, phá hương cà phê rất dữ. Vì thế, các loại cà phê bột độn bắp cũng được tẩm hương nhân tạo nồng độ rất cao để che mùi.

  9. ngoccup

    Cách cảm quan nhìn bọt cà phê: Cà phê khi rang thường được tẩm caramen, nên bọt của ly cà phê cũng có màu caramen. Bọt chỉ có màu trắng khi:
    – Có LAS (chất tẩy rửa bề mặt làm xà bông).
    – Có thành phần cà phê hạt không tẩm caramen.

    Để phân biệt, thì quan sát kích thước bọt và thời gian tan của bọt. Bọt LAS thường có kích thước lớn, khá mau tan, còn bọt cà phê thường nhỏ li ty, cỡ đầu tăm hoặc lớn hơn một chút.

    Một kinh nghiệm khác: theo truyền thống chế biến, arabica thường không tẩm còn robusta thì có tẩm, nên khi thấy bọt trắng bạn ngửi tầm soát mùi arabica. Nếu không có mùi arabica, thì khả năng ly cà phê bị tẩm LAS là rất cao.

  10. lê quang minh

    Bây giờ dân Hà Nội vẫn còn nhiều người cho rằng đậu, bắp mới là cà phê. Còn cà phê nguyên chất thì lại cho là pha và có ít vị cà phê. Mình thấy nản quá vì mình bán cà phê mộc 100% mà nhiều lúc chán chả buồn bán cho mấy người như vậy nữa. hihi

  11. mạnh bin

    mình thấy trong nhiều gói cà phê bột có các mảnh lấp lánh, không biết họ tẩm gì vào mà lại lấp lánh như thế, có hại cho sức khỏe hay không nữa

Tin đã đăng

Tin mới nhất

100