Tin buồn

Bảo hiểm nông nghiệp: Vì sao không triển khai đại trà?

Như NTNN đã thông tin, Đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ được thực hiện ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi tỉnh thành phố có thể triển khai thí điểm toàn bộ hoặc trên một vài huyện, xã tiêu biểu theo nguyên tắc: sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, đại diện được vùng miền.


Theo Bộ Tài chính, diện tích và sản ượng lúa, cà phê, cao su, lợn, gà, bò, tôm, cá của các tỉnh trong phạm vi thí điểm chiếm một phần lớn của cả nước. Cụ thể, heo số liệu của Tổng cục Thống kê: Tôm chân trắng và tôm sú tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trắng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau chiếm 53% sản lượng tôm cả nước. Sản ượng lúa ở An Giang, Đồng Tháp, BìnhThuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình… cũng chiếm hơn 30% sản lượng lúa của ca nước. Riêng 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, mỗi năm sản lượng lúa đều đạt trên 2 triệu tấn. Diện tích lúa tại Thái Bình va Nam Định cũng dao động từ 75.000- 80.000ha. Sản lượng bò thịt, trâu thịt, lợn thịt, gà thịt tại các tỉnh thí điểm đề án bảo hiểm cũng chiếm sản lượng lớn của ca nước. Ông Trần Thế Xường – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), thành viên ban soạn thảo đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, cho biết: Cả nước có 10 triệu hộ nông dân thì hơn một nửa số hộ này tham gia chăn nuôi. Nếu hộ nào cũng mua bảo hiểm thì chẳng doanh nghiệp bảo hiểm nào đủ nhân viên đê thẩm tra, giám sát. Do vậy, đề án chỉ chọn những hộ làm trang trại với quy mô lớntham gia thí điểm”.

Theo ông Xường, một Tập đoàn bảo hiểm lớn như Group Pama, với kinh nghiệm hơn 100 năm, cũng chỉ dám bảo hiểm dịch bệnh đối với một số cây trồng, vật nuôi chứ cũng chưa thể tham gia bảo hiểm toàn diện. Do vậy, đợt thí điểm lần này, đề án cũng chỉ thực hiện đối với mộtsố đối tượng như lợn, gà, bò thịt và cũng chỉ bảo hiểm dịch bệnh. Những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đảm bảo: chăn nuôi ít nhất từ 1.000 con gà, 10 con bò, 20 con lợn mới được tham gia bảo hiểm. Những hộ sản xuất nhỏ lẻ muốn tham gia bảo hiểm phải liên kết lại với nhau, thành lập các tổ, nhóm chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật mới được tham gia.

Ông Nguyễn Xuân Thủy – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo Việt VN cho rằng: Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên, nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp vì nguy cơ thua lỗ cao. Do vậy, cần phải nghiên cứu các mức độ rủi ro cho từng đối tượng, từng vùng để có chính sách phát triển bảo hiểm phù hợp theo phương châm đi từ dễ đến khó, lựa chọn các đối tượng có mức độ rủi ro đồng nhất, mức độ rủi ro vừa phải và lựa chọn rủi ro dễ kiểm soát.

NNVN

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80