Tin buồn

Bảo vệ vườn cà phê trước nạn “cà phê tặc”

Ở Đaklak cứ đầu vụ thu hoạch cà phê bà con nông dân lại ăn không ngon ngủ không yên vì nạn hái trộm cà phê, nhiều gia đình còn thuê tới 7-8 người canh giữ nhưng “cà phê tặc” vẫn ghé thăm và tuốt sạch vườn.

Xem thêm:
> Mang cả xe công nông chở cà phê hái trộm


Nhức nhối nạn trộm cắp cà phê. Ảnh minh họa

 

Các nhà vườn phải liên kết để bảo vệ cà phê
Những năm qua tỉnh Đaklak đều đưa ra nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Cứ mỗi đầu vụ thu hoạch cà phê, UBND tỉnh đều ban hành chỉ thị yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã và các ngành liên quan trong tỉnh triển khai các biện pháp tăng cường công tác bảo vệ nghiêm ngặt vườn cây; tuyệt đối không để người dân thu hái cà phê xanh, bảo đảm tỷ lệ cà phê chín khi thu hái đạt trên 95%. Các chỉ thị này cũng yêu cầu: Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp huyện và các đơn vị có liên quan xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp cà phê…

Hái quả xanh vốn là vấn đề nhức nhối trong sản xuất cà phê, làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín sản phẩm của cà phê Đắk Lắk. Để khắc phục tình trạng này, theo ông Y Dhăm Ênuôl, giải pháp đầu tiên là phải bảo vệ vườn cây một cách chặt chẽ, tránh nạn hái trộm làm người sản xuất lo sợ. Ở một số huyện trong tỉnh đã xuất hiện hình thức tổ tuần tra canh giữ vườn cây do nông dân tự liên kết thành lập tỏ ra khá hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số địa bàn tình trạng mất cắp trên vườn vẫn còn xảy ra.

“Có thể nói, ở những nơi nào còn xảy ra nạn trộm cắp sản phẩm là nơi đó công tác bảo vệ an ninh trật tự trong sản xuất chưa được tăng cường, người dân chưa cùng hợp tác bảo vệ vườn cây, địa phương cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình”, ông Y Dhăm Ênuôl phó chủ tịch UBND tỉnh Đaklak nói. Mặt khác, ông cũng cho rằng với điều kiện đặc thù về sản xuất cà phê là có diện tích vườn cây rộng, từ vài héc-ta đến vài chục héc-ta, nên các chủ trang trại khó bảo vệ tuyệt đối toàn bộ vườn cây nếu như không có lực lượng lao động đông và tổ chức tốt việc tuần tra, canh gác, ngăn chặn trộm cắp.

Ông kêu gọi: “Trước hết, người nông dân, các chủ trang trại cần phát huy sức mình là chính; chủ động hơn nữa trong việc canh giữ, bảo vệ sản phẩm. Chính quyền địa phương chỉ làm công tác hỗ trợ, giúp sức người dân, chứ không thể có điều kiện làm thay tất cả”.

Ông Y Dhăm Ênuôl cũng cho biết thêm, trong định hướng sản xuất và tiêu thụ cà phê theo Đề án phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT triển khai việc vận động thành lập các câu lạc bộ, nhóm hộ sản xuất cà phê và tiến đến hình thức cao hơn là hợp tác xã sản xuất cà phê. “Đây là những hình thức tổ chức sản xuất không chỉ phát huy sức mạnh tập thể trong việc bảo vệ sản phẩm của người nông dân một cách hiệu quả, mà còn nhằm đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất cà phê và hạn chế các rủi ro trong khâu tiêu thụ sản phẩm”, ông Y Dhăm Ênuôl nhấn mạnh.

Nguồn TNO

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. kim oanh

    Rất khó để mà bảo vệ được vườn cà phê, vì bọn đạo tặc ban ngày chúng nó ngủ chúng chỉ hoành hành ban đêm thôi, mà nông dân thì ban ngày phải hái cà phê tối đến mệt rồi làm sao mà thức đem canh được, nếu có bắt được trộm cà phê mang ra uỷ ban xã thì lại phạt vi cảnh vài chục nghìn rồi cho về rốt cục bọn đạo tặc không sợ gì pháp luật nữa. Nạn hái trộm vẫn tiếp diễn thôi, Đồ hàng bọn đạo tặc thôi

  2. k duông

    Tôi làm 2 ha cà phê năm nào cũng phải hái xanh vì nếu không hái xanh thì bọn đạo tặc xơi hết, đành bấm bụng hái xanh nhìn đống cà phê không một quả chín. Thấy mà đau lòng nhưng biết làm sao.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

82