Từ vụ chó cắn chết người, kể chuyện về người ‘mót’ cà phê

Chào các bạn

Tôi đọc phần tranh luận rất sôi nổi về số phận của nạn nhân trong bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Thuận: “Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc”, xin kể thêm cho các bạn về những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê.

Xem thêm: Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc

Tôi năm nay đã 52 tuổi, đã từng hơn 18 năm đi làm đủ nghề ở xứ người trong đó cũng có trồng cà phê ở Gia Lai ở Đăk Lăk , có nuôi tôm ở Bạc Liêu và nhiều nghề khác nữa . Xin thưa rằng sau từng ấy năm tôi lại phải bỏ tất cả để về lại Sài Gòn làm nghề buôn bán với gia đình của mình.

Có bạn nói nếu họ vào mót cà phê mình bắt được thì giao chính quyền xử lý thì tôi đã từng phải van xin các anh công an vào can thiệp vì những người đi mót này. Nhưng sự việc ngày càng thêm tồi tệ, hơn 100 gốc cà phê của tôi đã được những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê này thu hoạch hộ đến trơ trọi, chỉ còn cái cây chẳng có nhánh hay cành gì cả. Báo công an ư, họ ở cách rẫy của chúng tôi xa lắm, đến nơi họ cũng hứa hẹn đủ điều.

Cái tôi bị mất ở đây chính là thành quả lao động, một sự lao động chân chính và đầy khó nhọc, và đâu phải cứ dùng sức người sức của ra là đạt được mà còn mong cả ở ông trời cho mưa thuận gió hòa mới tìm được chút tiền lời. Nhưng họ vẫn cứ vào mót, mót từ cái máy bơm nước, mót cả hàng trăm mét ống dẫn nước từ suối lên đến rẫy, mót luôn cả những bao phân chúng tôi chưa kịp bón. Từ Gia Lai tôi bán bỏ tất cả về Dăk Lăk làm lại và cũng màn cũ diễn ra. Tôi lại bán bỏ để về vùng Long Khánh làm lại lần nữa là trồng chôm chôm và sầu riêng. Sau bao nhiêu vất vả cực nhọc thì cây chôm chôm cũng cho tôi trái nhưng vẫn là bọn người mót này vào thu hoạch hộ.

Tôi canh và bắt quả tang được cả bọn 5 hay 6 người ôm mấy bao chiến lợi phẩm trong vườn của mình, chặn lại hỏi anh đi đâu vô vườn của tôi thì được trả lời là đi mua chôm chôm. Tôi hỏi mua bao nhiêu thì mỗi người cầm đưa cho tôi vài tờ giấy 2 ngàn và cười chế giễu tôi trong khi tay mỗi người vẫn ôm chặt cái bao chiến lợi phẩm mà họ mót được. Tôi lấy lại hết những gì chúng lấy và chỉ khoảng 1 tuần sau cả vườn của tôi chẳng còn gì nữa, lớp bị chặt ngã đổ, lớp bị đốt cháy và đốt luôn cái chòi tôi dựng lên để canh gác. Con trai tôi lúc đó chỉ 10 tuổi mà trong mắt nó lúc nào cũng có cái nhìn đầy thù hận, vì có quá nhiều kẻ xấu cứ phá công việc làm ăn của gia đình nó.

Và sau 9 hay 10 năm đi lang thang tứ xứ tôi lại phải bán bỏ tất cả về miền tây những mong sẽ đổi đời với nghề nuôi tôm cá. Nhưng cũng vậy, tôi nuôi tôm thì bị chúng ngang nhiên vào xúc tôm, con tôi ra la lên thì chúng nó bảo tao lấy chút xíu về nhậu mà la gì mậy , cứ vậy đấy, cứ như của ông cha chúng nó để lại và còn nhiều điều tồi tệ khác nữa.

Và cuối cùng tôi phải từ giã cái nghề nuôi trồng của mình và lên lại Sài Gòn để làm lại từ đầu.

Huỳnh Kim Lương
Theo VNexpress

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nguyễn văn an

    chào các bạn.Đọc bài của ban Huỳnh Kim Lương , sao mà anh ấy giống tôi đến thế, tôi là chàng trai sống ở thủ đô Hà Nội, cũng đầu tư vào Gia lai theo tiếng gọi của đất nước, phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng 3 Tây Nguyên, rất khó khăn trước đây, bao nhiêu công sức , mồ hôi và cả nước mắt , vậy mà cứ đến mùa cà phê sắp chín là cái “hội mót” đó vào mót bằng sạch khi cà phê của tôi chưa đủ độ chín, họ ” mót” có tổ chức và cứ mỗi đêm giàn hàng ngang ra để “mót” có đêm chúng mót được hàng Ha cà phê của tôi,

    chúng tôi không làm ghì được họ, nếu có bắt được thì cũng thả ra và sau đó hậu quả là vườn cà phê bị chặt phá và còn bị đe doạ cả tính mạng nữa,

    cà phê của tôi cũng đã bị chặt phá nhiều lần, thậm chí chúng còn tổ chức vượt tường rào vào sân xúc cà phê ngang nhiên.

    khác với anh ban trong bài này là tôi chưa bán để rút về . Cho đến nay tôi cũng đành phải dùng biện pháp cuối cùng là sẽ dùng chó để canh giữ, mỗi mùa thu hoạch cà phê ( 2 tháng) thuê 6-8 người bảo vệ mà cà phê vẫn bị hái trộm bình thường.

    cứ mỗi sáng ra vườn, nhìn vườn cây xơ xác vì tối qua bị bọn họ hái trộm mà lòng quặn đau, thử hỏi nếu các bạn ở trong hoàn cảnh đó, các bạn sẽ như thế nào.

    cứ vào vụ thu hoạch cà phê ,nhân công rất thiếu ,phải trả tiền hái cà phê đến 100.000,0 đồng/ngày, nếu người nào hái giỏi có thể thu nhập được 150 đến 200 ngàn đồng/ ngày, vậy bạn thử hỏi tại sao người mót đó không đi làm để thu nhập đồng tiền chân chính , mà họ lại muốn đi “mót”. bởi vì đi mót là hình thức bề ngoài , hái trộm để dược nhiều tiền hơn mới là mục đích chính, các chủ trang trai đã đến trắng tay vì hội người mót này đấy bạn ạ .

    vài lời tâm sự cùng các bạn, để chúng ta có thể hiểu tường tận nỗi khổ của những người chủ trang trại đang ngày đêm vất vả vì màu xanh của đất nước, vì một ngày mai giàu mạnh của quê hương.

    Nguyễn văn An. 

  2. lý văn triều

    Tôi cũng là người làm cà phê tuy nghiệp dư thôi nghề chính là sửa chữa điện tử nhưng tôi rất là trăn trở với nạn “mót cà phê của hội người đi mót cà phê” .

    Nói là đi mót cà phê thôi chứ nếu như cà phê mà đã hái rồi thì mót được bao nhiêu cật lực lắm thì cũng chỉ vài ba ký một ngày thôi làm gì bằng 1/2 công đi hái cà phê nhưng hội “mót cà phê đó” chỉ mót cà phê ở những vườn chưa hái thôi chúng đến nào là bẻ cành rồi gom vô đống mà suốt quả nhìn những cây cà phê trơ trụi mà lòng nghẹn ngào thử hỏi trên thế gian này đạo đức suy đồi đến mức đó.

    Sao lúc bỏ phân hay tưới chả thấy hội mót cà phê đó đến giúp mình cho dù kéo dùm cuộn dây hay vác dùm bao phân, mà tới lúc cà phê vào mùa chúng lại kéo đến để “mót” khi chúng “mót” xong thì chủ vườn đị nhặt lại quả cà phê rơi vãi nói đúng hơn là chủ vườn một nắng hai sương chăm sóc cho vườn cà phê nhà mình lại đị mót lại của hội “mót” cà phê đó.

    Nên tất cả chúng ta phải có nhìn thực tế và theo chiều hướng khách quan về vụ chó cắn chết người vì trang trại cà phê đó có rào chắn và có đề bảng có chó dữ tại sao “hội mót cà phê đó lại vô mót” quả là phi lý phải không các bạn.

  3. lý văn triều

    đọc bài của Huỳnh kim Lương tôi rất thông cảm và thấu hiểu cho những người chăm chỉ một nắng hai sương chăm sóc cho vườn cây nhà mình tới lúc thu hoặch thì hôi “mót” đó lại đến cướp đi thành quả mà người chủ vườn đã vất vả đồ mồ hôi tạo ra, các bạn thử xem hôi ” đi mót” tại sao họ phải sống với nghề đi mót đó đi “mót” chẳng qua là bình phong bề ngoài con bên trong những người đó là nhưng tên trộm cướp một cách trắng trợn chúng lấy hết và cướp đi tất cả nhưng thành quả mà người chủ vườn gây dựng lên.

  4. Quang Vấn.

    Tôi đọc các bài của Kim Hương, Văn An, Văn Triều và nhận thấy “bọn mót cướp” có mặt ở mọi nơi từ Tây Nguyên đến miền Tây. Tôi không có vườn cà phê nhưng cũng có người thân ở Di Linh, Bảo Lâm Lâm Đồng trồng cà phê, họ cũng kể với tôi đúng như vậy. Nghĩa là “bọn mót cướp” có phổ biến ở mọi nơi, dân ai cũng biết, họ bất lực nên phải bảo nhau tự cứu lấy mình bằng đào hào, rào rẫy, nuôi chó, thuê người canh giữ v.v…cả hàng chục năm nay. Chính quyền có biết không, công an có biết không ?
    Cũng không phải tất cả những người đi mót caphê đều là “mót cướp”, nhưng số người đi mót trở thành “mót cướp” “lớn mạnh” như thế thì cũng là số đông. ta vẫn bắt gặp hiện tượng ban ngày giả làm người bệnh tật, tật nguyền đi ăn xín, nhưng tối đến họ trở thành những người khỏe mạnh ngồi uống rươu và đánh bạc.
    Tôi không ngạc nhiên lắm vì ‘bọn mót cướp” này. Họ cũng là nông dân cả thôi nhưng bị sự yếu kém của luật pháp và quan liêu của người thi hành luật pháp nên bị tha hóa từ nông dân thành “mót cướp”.
    Tôi nảy ra một ý tưởng là các nhà day chó nghiệp vụ cần nghiên cứu thêm về nghệ thuật dạy chó để những con chó bẹc giê được huấn luyện trông giữ caphê phân biệt được mùi ‘bọnmót cướp caphe” và “người mót caphe lương thiện” mà cắn.”bọnmót cướp caphe”.
    Xin chia sẻ với các vị bị “mót cướp” cà phê, xin góp một lời bàn vì sao “mót cướp” lại hoành hành được.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

82