Gia Lai: Nông dân “đau đầu” vì cà phê rớt giá

Những ngày này, giá cà phê trong nước giảm hơn 1,5 triệu đồng/tấn so với trước Tết. Cà phê rớt giá làm cho các hộ nông dân ký gửi cà phê tại các đại lý thu mua nông sản bán cũng không xong mà tiếp tục để lại thì phập phồng lo lắng.

Giá xăng dầu tăng làm nông dân gặp khó khăn khi bước vào mùa tưới.

Trong bối cảnh ấy, giá xăng dầu lại tăng nhưng ngân hàng siết chặt cho vay đã đẩy nhiều hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ không tìm đâu ra nguồn kinh phí để đầu tư đành phải chấp nhận bán cà phê với giá thấp.

Đặc biệt, những hộ dân trồng cà phê với quy mô lớn, đứng ngồi không yên. Bà Đặng Thị Liệu, ở xã Gào (TP. Pleiku) than vãn: “Do năm vừa qua năng suất cà phê thấp trong khi chi phí đầu tư, thuê mướn nhân công chăm sóc, thu hoạch cao nên tôi chờ giá cà phê nhích lên một tí rồi bán. Không ngờ giá cà phê sau Tết lại rớt nhanh quá. Dù đang bước vào mùa tưới nước, chi phí mua phân bón vườn cây lớn, giá xăng dầu lại tăng cao phải đi vay mượn tiền của người thân nhưng tôi quyết định chưa bán vì nếu bán với số lượng nhiều sẽ càng lỗ nặng”.

Còn ông Nguyễn Văn Bình, ở làng Nang, xã Ia Sao (huyện Ia Grai) thì lo lắng: “Vụ vừa qua, tôi thu hoạch gần 15 tấn cà phê. Với hy vọng ra năm cà phê sẽ tăng giá bán lấy tiền đầu tư lại vườn cà phê nhưng nay cà phê lại rớt giá mạnh. Nếu bán vào thời điểm này thì chắc chắn không có lãi nhưng vẫn phải bán chứ lấy tiền đâu mua xăng dầu, phân bón tái đầu tư lại cho vườn cây. Các năm trước tôi bón 3 đợt phân nhưng năm nay tình hình thế này cà phê rớt giá, xăng dầu lại tăng vùn vụt đành phải cắt giảm chỉ bón phân 2 đợt và tưới nước lần 2 rồi chờ trời mưa”.

Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ cao điểm tưới cà phê đợt 2. Tuy vậy, thời tiết nắng nóng dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn nước tưới. Mỗi niên vụ, người trồng cà phê phải tưới từ 3 đến 4 lần và khoảng cách mỗi lần từ 20 đến 25 ngày, kéo dài đến tháng 4-2010. Một số hộ do không có điều kiện để mua máy bơm, ống tưới nước nên phải thuê với giá rất đắt. Bà Trần Thị Triều, ở phường Yên Thế (TP. Pleiku) nói: Chi phí tưới mỗi đợt cho 1 ha hết khoảng 4 triệu đồng (mỗi giờ tưới với giá từ 60 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng, 1 ha tưới hết 50 giờ). Nếu không mưa, chi phí tưới cho những đợt sau cao hơn do thiếu nước.

Theo nhận định của giới kinh doanh cà phê, cà phê rớt giá chủ yếu do sức ép của các nhà đầu cơ trên thế giới bán ra mạnh. Một phần là do các nước sản xuất cà phê lớn, nhất là Brazil sản lượng thu hoạch niên vụ này không thấp như dự đoán. Tình trạng bấp bênh của thị trường cà phê trong nước đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc đưa ra cơ chế, chính sách bảo hộ, bảo hiểm cho những người một nắng hai sương để làm ra hạt cà phê.

Xem thêm: Giá cà phê xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2008

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. nguyên

    cà phê rớt giá thì dân trồng cà phê ở đâu mà chẳng đâu đầu, cớ chi chỉ mỗi mình nông dân gia lai.gia lai đau 1 thì daklak, lâm đồng, … cũng đau 2 chẳng qua đau quá rồi đâm quen, kêu chỉ tổ mõi họng vì năm nào chả thế

  2. minhgialai

    sao cứ đến mùa tưới cà phê thì lại tăng giá điện , tăng giá xăng ,tăng giá phân. ước gì có ông nào đó hiểu cho rằng cà phê cũng đóng góp phần quan trọng trong thu nhập của đất nước, tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều người , nhiều nghề mà tạm thời đừng tăng giá trong giai đoạn nhạy cảm này nhỉ ?!

  3. dien

    chuyện cà phê rớt giá nông dân đau mãi rồi . mà sao chẳng thấy vai trò của mấy ”ông.”.. tôi thấy chỉ xuất hiện vai trò của mấy ”ông ”khi cà  lên giá . còn rớt giá thì kệ nông dân đau !không tin bà con cứ nhìn từ ngân hàng mà coi!

  4. nhuongdinh

    Cà phê rớt giá vì nhiều nguyên nhân lắm các anh chị ơi.Nào là do chất lượng cà phê thấp,rồi nào là tự phát mở rông diện tích không theo qui hoạch.Đâu thấy vai trò gì của Ông nào đâu.Nông dân xưa nay vẫn Đau mãi rứa mà,buồn,kêu chi cho mệt.

  5. hoa lan

    Có 1 cái cơ bản nhất mà không ai nghĩ tới. Tôi nói 1 ví dụ để quý vị so sánh:Bên công nghiệp họ làm ra  1 chiếc xe, họ tính tất cả chi phí, nhân công, thuế má, vận chuyển cho người mua vào giá thành. Đồng thời họ nhân giá gốc gấp ba lần mà họ còn than lỗ. Giá cả họ tự định cho sản phẩm của mình.Còn chúng ta, người nông dân – khi  muốn bán sản phẩm thì đi dọ hỏi thị trường BỬA NAY GIÁ ĐƯỢC BAO NHIÊU? Tức là người ta thì ĐỊNH GIÁ còn mình thì XIN GIÁ. Giá thấp cơ bản do thị trường Luân đôn mà ra. Còn thấp THÊM mới do các công ty, đầu nậu.

  6. hoa lan

    Trên thực tế là người nông dân làm ra sản phẩm nhưng thương lái định đoạt gái cả, bởi vì sao người nông đân họ chỉ biết chăm sóc vun trồng thu hoạch còn phân loại là các tiểu thương đến doanh nghiệp công ty, người dân ko hề biết phân loại thế nào là cà xô, R2, R1 ….. chỉ một việc thu hoạch rồi đem bán, giá cao thì có dư dôi ra một ít còn giá thấp lỗ thì dân chịu chưa ông nào đứng ra chỉ dẫn hay phân tích cho dân thấy cái lợi cái hại trong cái sản phẩm do chính họ làm ra

  7. lý văn triều

    Nhìn chung nông dân mình làm theo phong trào chính vì làm theo phong trào mà chính nông dân mình giết mình, như cà phê có giá thay vì chăm sóc cải tạo và nâng cao chất lượng thì lại cứ đi phá rừng trồng thêm một cách vô tội vạ rút cục cung vượt cầu mà quy luật tất yếu của thị trường là cung vượt cầu thì giá cả sẽ đi xuống đó là quy luật bất di bất dịch của kinh tế thị trường nên chúng ta phải chấp nhận vậy thôi.

  8. lý văn triều

    Nhìn chung nông dân mình làm theo phong trào chính vì làm theo phong trào mà chính nông dân mình giết mình, như cà phê có giá thay vì chăm sóc cải tạo và nâng cao chất lượng thì lại cứ đi phá rừng trồng thêm một cách vô tội vạ rút cục cung vượt cầu mà quy luật tất yếu của thị trường là cung vượt cầu thì giá cả sẽ đi xuống đó là quy luật bất di bất dịch của kinh tế thị trường nên chúng ta phải chấp nhận vậy thôi.

  9. nguyen van chau

    tôi cũng thấy buồn cho những người trồng cà phê vì tối ngày phải lo đủ thứ chuyện nào là chăm sóc ,bón phân ,tưới chống hạn cho cây cà phê .chờ đến ngày thu hoạch mỗi gia dình trồng cà phê vừa thu hoach vừa nghĩ năm nay nếu giá cà phê được giá hơn năm trước thì tốt biết bao .nhưng khi thu hoạch song bán thì ôi thôi giá rẻ quá .nỗi thất vọng lại hiện trên nét mặt của những người nông dân chân lấm tay bùn .bi kịch này năm nào cũng xảy ra đối với người trồng cà phe

  10. khanh92

    NGƯỜI NÔNG DÂN TAY LẤM CHÂN BÙN NHƯNG( BÀN TAY VẪN TRẮNG) Nói chung người nông dân là người là khổ nhất , không biết kêu vào đâu.làm ra hạt càfê đã khổ khi thu hoạch về không thấy sướng mà lại càng khổ hơn, vì giá thì rẻ để cà ở nhà chờ lên giá thì không được sợ khi đem bán bị đại lí ép giá, nào là cà sấu , cà bị mọt…còn đem gởi đại lí thì coi chừng bị trắng tay.vì bị dại li tuyên bố phá sản. Năm nay có nhiều dại lí bị phá sản tôi thấy người dân đang bị khóc không ra nước mắt.

  11. kim oanh

    Người nông dân chân lấm tay bùn nhưng vẫn trắng tay ha ha ha hay quá, đúng thật khi cà phê rớt giá không đủ trang chải mọi thứ rút cục buộc phải bán đất trở thành tay trắng, không còn đất mà làm nữa nên tay lúc nào cũng trắng nói đúng hơn là trắng tay.

  12. minhnguyengh

    chào các bạn. mình ở kon tum
    mình muốn hỏi bạn nào biết cửa hàng nào mua ống tưới loại tốt thì chỉ giùm mình.mình cam ơn nhiều.01645549599

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83