Luồng vốn tiền mặt đang chảy vào sàn kỳ hạn hàng hóa ở Trung quốc

Thị trường hàng hóa đang trở thành mối ám ảnh mới của giới đầu cơ Trung quốc.

Giao dịch trên các sàn kỳ hạn hàng hóa tại Trung quốc tuần qua tăng mạnh, từ cốt thanh thép, thép cuộn cán nóng, bông vải…khiến các sở giao dịch hàng hóa tại Thượng Hải, Đại Liên và Trỉnh Châu phải tăng phí giao dịch hoặc phải gởi thư cảnh báo với khách hàng đầu tư. Có sản phẩm trước đây giao dịch không ra gì thì nay hết sức hấp dẫn, lượng giao dịch bất ngờ lớn đến “phồng cả hai con mắt”: như vào ngày thứ năm vừa qua (21-4), mua bán trao tay đến trên 223 triệu tấn thép thanh, nhiều hơn lượng thép thanh cả năm Trung quốc sản xuất ra để làm bê tông cường lực trong xây dựng.

“Luồng vốn tiền mặt khổng lồ ở Trung quốc đang chuyển dần từ trái phiếu và cổ phiếu sang các sàn hàng hóa,” Zhang Guoyu, một nhà phân tích của Công ty Chứng khoán Tebon đóng tại Thượng Hải cho biết. “Chúng tôi thấy rất nhiều người mới đây mở tài khoản kinh doanh hàng hóa trên các sàn kinh doanh tài chính phái sinh.”

Trào lưu kinh doanh trên các sàn hàng hóa hiện nay càng tăng dữ dội khi thị trường tài chính rộ lên tin năm ngoái trên thị trường chứng khoán Trung quốc “bốc hơi” 5 ngàn tỷ USD, tiếp theo là bong bóng giá bất động sản nổ banh, rồi giá một số loại hàng nông sản như trà và tỏi vỡ tan tành. Nay thì lực lượng đầu cơ TQ lại chuyển qua “luyện kiếm” để chiến đấu trên mặt trận kinh doanh hàng hóa nguyên liệu khi thấy nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu tăng và nhất là sau khi thấy kinh doanh trên sàn chứng khoán thua lỗ, trong khi lợi suất trái phiếu công ty đang tăng mạnh nhất tính từ hơn một năm nay.

Đánh bạc kiểu “khát nước”

Trong cơn điên cuồng đặt cược vào các sàn kỳ hạn, nhiều nhà đầu cơ trên sàn hàng hóa TQ bất chấp. Họ đặt cược bất kể được mất. Hào Hồng, trưởng bộ phận chiến lược của tập đoàn quốc tế Bocom nói càng đặt cược bao nhiều, dĩ nhiên giá phải tăng bấy nhiêu, đến khi giá đổ thì bán ra chí chết, giống hệt tình huống trên thị trường chứng khoán vào năm 2015.

Chỉ riêng vài tháng đầu năm nay, giá thép thanh trên sàn kỳ hạn tháng giao ngay đã tăng 57%. Thậm chí khi sản lượng thép thanh tăng mạnh kỷ lục trong tháng 3-2016 vừa qua, vẫn không đủ để giao hàng.

Điều này được giải thích lượng dư mua (mua ròng) lớn nên có thể đã tạo ra bong bóng giá trên thị trường kỳ hạn thép tại TQ làm giá tăng mạnh (do áp lực tiền đặt cược lớn và tạo nên tình trạng thiếu hàng cục bộ và giả tạo).

Phí giao dịch cao

Đứng trước tình trạng nhảy vào kinh doanh kỳ hạn hàng hóa điên cuồng như thế, các sàn giao dịch hàng hóa TQ đã tăng phí giao dịch để giảm độ nóng trên sàn, nhiều sàn tăng tiền ký quỹ ban đầu. Tuy nhiên, nóng vẫn nóng đến nỗi sàn hàng hóa Trịnh Châu lại phải lên tiếng cảnh báo khách hàng phải thận trọng vì giá bông vải trên sàn kỳ hạn quá cao, biến động giá hàng hóa này hiện quá lớn và nhiều rủi ro.

Tuy nhiên ai nói gì thì nói, giới đầu cơ TQ vẫn đổ vốn vào kinh doanh hàng hóa và thực sự rất “máu” đầu cơ trên giá kỳ hạn.

Riêng ngày cuối tuần, sau khi tăng cực cao, giá thép thanh trên sàn rớt mạnh với mức giảm 4,8% trong một đợt bán tháo kiếm lời của đầu cơ cá mập.

Chắc đó cũng là lý do vừa qua ngân hàng trung ương Trung quốc đã bơm hàng trăm tỷ USD vào thị trường để làm hạ nhiệt thị trường.

Nhưng “tiền dễ” từ chương trình kích cầu lại được chuyển nhanh và mạnh vào các sàn hàng hóa, làm nóng giá…và chắc chắn tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” sẽ xảy ra đem nhiều hệ lụy cho một nền kinh tế mới nổi nhưng lắm “máu đầu cơ”.

Đây là một tin vui cho các nước xuất khẩu hàng hóa nói chung nhờ hoạt động đầu cơ dồn vốn vào thị trường kỳ hạn hàng hóa. Tuy nhiên, nếu là một nước nhập khẩu sắt thép, bông vải…từ TQ, thì rõ ràng phải mua giá đắt nhưng chẳng phải do cung cầu, sản lượng gì sất.

Quan Di Sơn, theo Bloomberg

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Phú Lâm

    Còn Việt Nam ta thì sao“hứng bô” cho ai?Trong kinh doanh cái gì cũng có rủi ro ,bạn tận dụng cơ hội nhưng trong cơ hội thì nó cũng tiềm ẩn rủi ro ? người ta thường nói về quá khứ chính xác 80-90%,còn dự doán tương lai chính xác 30-50%,cho nên chưa thu dược thành quả cho nên không nên nói vậy.ao hứng…chả biết ai hưng “Bô” cho ai?!!

  2. Phan Thảo

    Mạnh Tuấn là người am hiểu và là người nghiên cứu về thị trường chứ không như bạn Phú Lâm đâu , vậy bạn không nên bl như thế nhé PL !

  3. Phan Thảo

    Bạn Trần Hòa ạ, người muốn kiếm tiền nhiều thì khổ, nhưng ngươi nhiều tiền thì không khổ đâu bạn !
    Đến giàu như Bầu Đ nhưng mình vẫn cho là khổ và khổ là phải – Vì BĐ còn muốn giàu thêm và phải giàu nhanh !
    Tôi nghĩ : Nếu giàu mà còn vất vả, còn khổ thì tốt nhất là không nên giàu. Mục đích của việc làm giàu chẳng gì khác là để không khổ !
    Giàu bao nhiêu cũng không đủ, nhưng nếu ta biết đủ thì ta không khổ, ta biết đấy biết đó, ta có thời gian chơi bòi vui thú. Cái gì cũng có giá của nó : Nêu muốn nhanh thì phải khổ và phải đối diện với mất mát rất lớn thậm chí phá sản. Ngược lại anh không nóng vội – Rất nhàn, chắc ăn và không thiếu cơ hội !

    1. tran hòa

      Nếu giàu có mà không biết cách sai khiến D tiền lấy d tiền làm công cụ cho mình, mà ngược lại quá lệ Thuộc vào d tiền, thì Có tiền đơn giản chỉ để hưởng thụ, không Có ý nghĩa gì khác, và dân giàu như vậy thì chưa chắc nước đã mạnh ,phải không p thảo

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85