(6-12-2015) Cái lý nào nằm sau chuyện tăng lãi suất đồng USD?

Đến nay ít ai còn nghi ngờ chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải tăng lãi suất cơ bản đồng USD, mức này quanh 0-0.25% từ mấy năm nay, khi nên kinh tế Mỹ dấn sâu vào khủng hoảng và nhất là tung gói kích cầu nới lỏng tiền tệ QE bơm vốn vào nền tài chính. Chỉ đọc đến đây, suy ngẫm và thấy rằng FED tạo cơ hội cho các thành phần chạm được vốn họ tung ra thì không lẽ lại lấy quay lại ăn lãi trên đó!

Một thời gian dài từ 2009 đến rất gần đây, vốn bằng đồng USD quá dễ vay lại hưởng lãi suất thấp, kích thích và kích hoạt tốt nền kinh tế Mỹ và nay nền kinh tế nước này nhiều phần phục hồi (dựa trên các thông số quan trọng đánh giá chung của một nền kinh tế).

Nhưng tại sao vẫn có người tin và yêu cầu FED chưa nên tăng lãi suất đồng USD? Về tâm lý mà nói, khi rút chương trình QE, các nhà đầu tư không chạm được vốn dễ dàng như trước.

Nói như thế để thấy rằng trước đây khi vốn USD tràn ngập trên thị trường, hàng hóa phần nhiều nhờ đó mà tăng giá. Nhiều nước và tập đoàn sản xuất hàng hóa nguyên liệu “say” với tiền (USD) và giá, đã không hãm được đà sản xuất cho dù đó là hàng hóa kim loại quý như vàng, bạn, đồng…đến nông sản, cứ tưởng giá tăng là vì nhu cầu thực chứ ít khi nghĩ đó là nhờ áp lực từ đồng USD cho vay dễ, nhiều mặt hàng nông sản đã vì đó mà tăng diện tích, tăng sản lượng và nhiều loại hàng hóa nông sản đang nằm ê hề trong kho ngay tại nước sản xuất lẫn tại các nước tiêu thụ, bất kỳ mặt hàng nông sản nào từ ngũ cốc đến cao su, cà phê, ca cao…

Do vậy, thông tin về thiếu thừa của một số mặt hàng nông sản cũng cần dùng máy soi từ phía này để nhận định. Vì trong cuộc chiến giành thương trường, nhất là khi nhiều nước sản xuất rơi vào tình thế khó khăn, họ sẽ được kích thích bán hàng ra lấy ngoại tệ, nên chuyện phá giá đồng tiền từ các nước xuất khẩu nguyên liệu là bình thường và hợp lý trong điều kiện hiện nay. Riêng hai mặt hàng cà phê và cao cao, yếu tố đầu cơ rất mạnh trên thị trường thế giới, vẫn còn nhiều nhà đầu cơ ngắm ngía để làm giàu từ đó. Chuyện này không có gì lại và thật ra quá sức bình thường vì ai bỏ tiền ra đầu cơ không vì mục đích làm giàu?

Vả lại, từ phía nước mạnh về kinh tế và đồng tiền, xem ra chẳng có nước nào hùng mạnh, đặc biệt như Mỹ, chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu bán chủ thế giới về kinh tế, lại muốn hạ giá đồng tiền minh cả. Để giữ được chức bá chủ, đồng tiền nước đó phải mạnh. Đồng tiền mạnh mới can thiệp được giá hàng hóa khi cần thiết. Thế là nếu có cái nhìn khách quan, nhiều nhà bình luận kinh tế đến gần như đoan quyết rằng thế nào FED cũng nâng lãi suất cơ bản đồng USD sớm.

Nâng lãi suất, có lợi cho ai trước? Chính là người tiêu thụ, dân nước họ. Nội chuyện mới nghe nâng lãi suất, giá dầu thô và nhiều thứ hàng hóa khác đua nhau xuống giá, giúp nước nào có đồng tiền mạnh có cơ hội mua hàng rẻ, tăng sức mua dân trong nước và chính bản thân đồng tiền, tạo cơ hội tăng tốc nền kinh tế. Trong khi đó, các nước sản xuất càng khai thác, sản xuất, càng bán mạnh, càng nghèo vì giá rẻ hôm nay, cạn kiệt tài nguyên không chỉ hôm nay mà ảnh hưởng đến cả thế hệ sau.

Nguyễn Quang Bình     

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Thaonguyen

    Đọc bài viết của bác Bình không hiểu sao bác có góc nhìn quá bi quan như vậy?
    Em lại có quan điểm hầu như trái ngược với bác Bình.
    Việc tăng lãi suất nếu nhìn xa thì đó là một tín hiệu hoàn toàn tích cực khi nó đã gián tiếp khẳng định nền kinh tế hàng đầu thế giới đang phục hồi và thoát ra khỏi khủng hoảng. Nền kinh tế đầu tàu thế giới phương trưởng tốt sẽ kéo nền kinh tế thế giới đi lên.
    Giá cả hàng hoá nó cũng có chu kỳ của nó. Sau khi xuống thấp thì nó sẽ phải tăng lại khi cầu tăng cung giảm. Tương lai của giá cà phê cũng rất khả quan trong năm 2016.

    1. Lâm Anh Vũ

      Bẫy Heo Rừng : Hồi xưa người săn thú rừng cứ dặt bẫy là bắt dược thú
      sau dó do thú rừng ngày càng hiếm ,nên người săn bắt phải theo dõi nốt chân
      heo rừng,
      Năm ngoái tôi có người bạn gửi hàng công ty FDI chúng dậm do gan lỳ
      .Năm nay thì bây giờ còn 50lot chưa cắt giá đầu vào 40000,cũng bởi công ty FDI ưu dãi
      nên tôi hay dùa nói công ty FDI biết lối di rồi nên chỉ cần dặt bẫy là toi.Giá tương lai thì bây giờ ai nói lên hay xuống cũng chả trách dược vì tương lai sẽ trả lời.
      Mà tôi cũng nể ai nói đúng xu hướng ,và rất khâm phục ai nói gần chính xác bằng con số hay chỉ là theo
      lối mòn giống heo rừng.

  2. LâmAnh Vũ

    Giá usd và giá caphe: Ngày xưa người ta thường sử dụng công lao dộng dể qui dổi hàng hóa, ví dụ: 1 ngày trung bình 10 ký gạo/1 người, và 2 ký caphe/ người/ngày .Vậy thì 1 ký caphe= 5 ký gao,khi con người càng phát triển họ sử dụng vỏ sò,ngọc trai…bạc, vàng. Do vàng có hạn nên sau dó họ sử dụng tiền giấy và vẫn dược sử dụng dến ngày nay.
    Về nguyên tắc khi cung và cầu ổn dịnh thì usd tăng thì giá caphe trên london giảm dể bù dắp phần tăng của usd và ngược lại khi usd tăng mà caphe cũng tăng thì cầu caphe mạnh hơn cung. Khi usd giảm mà caphe cũng giảm thì dược giải thích là cung mạnh hơn cầu.
    Khi một dất nước khủng hoảng kinh tế một chính sách tiền tệ hay thực hiện là phá giá dồng nội tệ
    khi một dất nước thịnh vượng thì chính sách tiền tệ phù hợp dể vừa kích thích xuất khẩu và nhập khẩu hợp lý dể dáp ứng nhu cầu tốt nhất của con người
    Trên thế giới những nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ,Châu Âu ,Nhật ,mới dây còn có Trung Quốc sử dụng tiền tệ nước dó dể giao dịch hàng hóa trên thế giới,thường những nước này kinh tế phát triển mạnh
    hay yếu ít nhiều ảnh hưởng dến thế giới
    Tóm lại : trước dấy giá caphe thường hay bị tác dộng bỏi usd nên những năm gần dây giới phân tích Việt Nam hay dựa vào usd dể doán caphe .Theo kinh nghiệm của tôi thì giá usd tác dộng dến kinh tế nước họ sau dó mới tác dộng vào caphe .Nên quí vị có giỏi thì nên phân tích kính tế các nước Mỹ ,Châu Âu …dúng hơn quí vị cứ chăm chăm vào usd, nhưng quí vị nên hiểu kinh tế Mỹ phát triển khá tốt và chính phủ Mỹ cũng có cách, giải pháp hợp lý dể hài hòa Xuất-Nhập khẩu. Nên caphe cũng chả chịu tác dộng dến tỷ giá là mấy ,Yếu tố tác dộng lớn dến giá khó tăng do là chỉ số hàng hóa thì dúng hơn.

  3. Nguyễn Quang Bình

    Chào hai bạn Thaonguyen và Lâm Anh Vũ,
    Cám ơn 2 bạn đã đóng góp và bình luận cho bài này. Là tác giả, tôi không thể đòi hỏi các bạn nhiều hơn về cách nhìn nhận và đánh giá cũng như những lời dặn dò.
    Tuy nhiên, bài viết là một cái nhìn chung của sự quan hệ tương tác nghịch/thuận chiều giữa các yếu tố tiền tệ và hàng hóa nói chung, cà phê chỉ là một điểm nhỏ. Dù các bạn cho rằng tôi nói quá cho cà phê mà theo ý 2 bạn giá nó phải lên, được thôi! Nhưng tôi không nhìn riêng lẻ một món cà phê mà vàng, bạc…ngũ cốc..Tôi cảm giác nhiều bạn đọc cần được giải thích toàn cảnh chuyện này do rất nhiều người muốn hiểu chuyện gì đằng sau giá tăng giá giảm và sản lượng hàng hóa nói chung. Nếu bài bình luận này không giúp gì cho bạn, tôi hy vọng sẽ làm nhiều bạn đọc khác nắm thêm tình hình chung từ 2008-09 đến nay và sắp tới. Đó là công dụng nhắm tới khi viết bài này. Mong 2 bạn chớ nóng mà nghiệm lại. Xin 2 bạn đọc chậm lại một lần nữa, cám ơn.

    1. Lâm Anh Vũ

      Thật sự cháu dọc vài lần bài viết của chú ,cháu thấy tác giả nhận
      dịnh sơ sài ,chưa có cơ sở lý luận khoa học nhưng dù sao dó là bài
      viết trái nghề vì chú phân tích caphe nên phân tích usf không thể
      dòi hỏi chú phân tích tốt hơn .Vì phân tích usf nó dòi hỏi người viết
      am hiểu lĩnh vực tiền tệ khi dó tác giả mới có nhận dịnh khoa học hơn

  4. Thaonguyen

    Có thể em chưa hiểu hết ý bài phân tích của bác Bình.
    Trong điều kiện bình thường thì mối quan hệ tương tác giữa tiền tệ và hàng hoá là trái ngược nhau cụ thể ở đây nói tới đồng usd . Khi đồng usd tăng giá thì lý thuyết nhóm hàng hoá sẽ bị giảm giá đặc biệt dễ thấy nhất là vàng. Khi thị trường ổn định người ta người ta chủ yếu sử dụng tiền tệ nên vàng ít được sử dụng nhưng khi thi trường có rủi ro để tránh tài sản bị bốc hơi nhanh chóng thì người ta lại quay sang nắm giữ hàng hoá mà đại diện hàng hoá ở đây thường được sử dụng nhiều nhất là vàng.
    Khi đồng usd tăng nhưng có những hàng hoá vẫn tăng đó là do sư khan hiếm của mặt hàng đó. Cụ thể như vừa qua đồng usd tang nhưng giá cacao , đường vẫn tăng hay những sản phẩm nông nghiệp khác như hồ tiêu giá vẫn tăng kỷ lục?
    Lý giải về giá hàng hoá thấp trong thời gian vừa qua đặc biệt là giá cà phê thì em có cái nhìn thế này:
    Hiện tại cà phê không phải dư cung dẫn tới giá xuống mà chủ yếu:
    – do đồng tiền các nước sản xuất mất giá quá mạnh mà đối với nông dân họ quan tâm nhiều hơn đến đồng nội tệ thay vì usd nên họ chỉ biết bán được nhiều tiền nên họ tranh thủ bán ra. Như người Brazil phải thừa nhận năm nay họ bán được giá cac Robusta với mức giá cao kỷ lục nếu tính trên đồng real.
    – giới đầu cơ và kinh doanh cà phê thế giới sau đợt giá cao đầu năm 2014 đẩy hàng ra bán nay đang tranh thủ giá thấp gom vào.
    Nhưng sắp tới khi sản lượng của các nước sản xuất được đẩy ra bán trước đó rồi nen không còn bao nhieu, hạn hán mất mùa tăng dẫn tới cung giảm cầu tăng và đặc biệt lượng hàng lớn lại nằm trong tay giới đầu cơ và kinh doanh cà phe quốc tế. Lúc đó để lấy được hàng từ họ không cò dễ như lấy từ người dân sản xuất nữa. Lúc đó giá sẽ tăng chóng mặt nhưng người dân muốn bán cũng chẳng còn hàng. Do đó muốn nói giá cà phê lên nhanh nhất đó là khi dân bán hết phần lớn lượng hàng ngay từ đầu vụ và giới đầu cơ quốc tế gom được lượng hàng lớn sau đó là lúc giá lên cao.

    1. manh tuan

      Khủng hoảng 2008-2009 CK Mỹ chỉ là điều chỉnh xong rồi tăng lại , hiện tại đang vượt đỉnh cao mọi thời đại . Đó chưa thể gọi là đại khủng hỏng được .
      còn tôi thì đang mường tượng cuộc khủng hoảng sắp tới sẽ đưa chứng khoán Mỹ tới 1 đợt giảm giá dài và dai dẳng kèo dài tính bằng hàng chục năm trở lên .

      Còn tác động của nó đến thị trường hàng hóa thì tôi ko dám nói như thế nào .

      Ở đây củng chỉ là 1 suy luận cá nhân không hơn ko kém . Nó đúng hay sai thì cũng phải chờ tương lai mà thôi .

  5. Phan Trọng Anh

    Tôi nhớ cách đây 5 năm … ông Đỗ Hà Nam … PCTHH Cà Phê , Ca Cao có phát biểu một câu … trên báo chí rằng sau khi từ đại bản doanh một công ty nước ngoài về …. lúc đó người đại diện cty có hỏi ông Nam rằng người nông dân có bán hàng nhiều ko … ông Nam nói bán không nhiều và hỏi ngược lại nếu bán ko nhiều thì giá ra sao … người đại diện trả lời rằng nếu ko bán nhiều thì giá sẽ tăng … trích một phần trong bài phát biểu của ông Đỗ Hà Nam …

  6. Tâm Cà

    Lâu rồi mới đọc bài của a Bình hay như thế
    Ép giá như vầy đúng như dự định của mình. Qua kì hạn tháng 3 sẽ có đợt tăng nhẹ. Và từ đó giá cả nông sản sẽ hạ một thời gian khá dài.
    Thời gian sẽ trả lời

  7. manh tuan

    Bài viết của bác Bình rất hay . Nhưng bác ấy chưa xét đến núi nợ khổng lồ của Mỹ . Họ chắc chắn sẽ phải giải quyết núi nợ này bằng việc hạ giá đồng USD .

  8. anhdung

    Bài viết của bác Bình có lẽ đã phản ánh đầy đủ tình hình diễn biến thị trường cà phê và các loại hàng hóa khác trong một năm qua . Riêng giá mặt hàng cà phê quả thật dự đoán về tương lai quá khó , mỗi năm diễn biến đều khác nhau và có đặc điểm chung là thường đi ngược theo số đông , bởi nó quá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : sản lượng cung cầu , chính sách tiền tệ , tăng trưởng kinh tế , thời tiết khí hậu , địa chính trị , thời điểm tham gia của các quỹ đầu cơ …., có ai đủ năng lực để phân tích chính xác không , thật khó !

Tin đã đăng

Tin mới nhất

90