(22-06-2015) Hy Lạp, nỗi lo lớn của số phận giá hàng hóa

Các quỹ kinh doanh hàng hóa và nhiều công ty sản xuất kinh doanh hàng nguyên liệu trên toàn thế giới đang đứng ngồi không yên, vẫn phải chờ kết quả cuộc họp quan trọng giữa con nợ Hy Lạp và lãnh đạo khối sử dụng đồng euro (eurozone) cũng như các chủ nợ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày hôm nay 22-06-2015.

Báo chí trong và ngoài nước sáng nay 22-06-2015 cho biết Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã gởi một chương trình cải tổ cho các chủ nợ nước hôm qua. Nhiều người bảo rằng quả bóng trên sân vẫn nóng cho đến phút 89, trước khi có kết quả chung cuộc: Hy Lạp vỡ nợ, ở lại hay ra khỏi eurozone hay còn gọi là Grexit.

Cuối tuần trước, bộ trưởng ngoại giao Hy lạp nói rằng ông tin tưởng các chủ nợ eurozone không buông nước ông. Tuy nhiên áp lực cải cách từ bên ngoài đã làm chính phủ Hy lạp cảm thấy mất độc lập, đặc biệt chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ và vì một sự phát triển nào đó trong tương lai đã làm ông thủ tướng Hy lạp không nhất trí.

Nhiều nước eurozone hôm qua vẫn báo chưa thấy chương trình cải tổ đến nhưng Tổng thống Pháp khẳng định Hy Lạp đã trình các đề nghị. Tình hình nóng đến nỗi hôm qua các chủ nợ là IMF và các quan chức tài chính eurozone phải nhóm họp để chuẩn bị cho phiên họp ngày hôm nay.

Cho đến nay các chi tiết cải tổ vẫn chưa được tiết lộ như chính phủ phải cắt giảm chi tiêu bao nhiêu và tăng thuế.

Trong khi đó, Nga đang đề nghị giúp và đầu tư vào Hy Lạp một đường dẫn khi đốt, tuy nhiên đấy là chuyện lâu dài. Vấn đề khả năng trả nợ gần 10 tỉ euro từ đây đến cuối tháng 7-2015 mới là chuyện trước mắt.

Sáng nay, thị trường tài chính châu Á tăng, đấy là một phản ứng tích cực mang tính dự báo.  Shoji Hirakawa, trưởng phòng chiến lược công ty chứng khoán Okasan Securities Co đóng tại Tokyo, Nhật bản sáng nay cho Bloomberg biết qua điện thoại rằng: “Hình như thị trường Mỹ phản ứng khá tích cực đối với các đề nghị của Hy Lạp. Hạn chót ngày trả nợ có thể được gia hạn để chủ nợ yêu cầu đền nghị mới, nhưng chuyện hình như chưa vỡ ra được”.

Nếu thế, tình hình Hy Lạp dễ bị “câu giờ”. Càng kéo dài bao nhiêu, thị trường hàng hóa sẽ dao động khó lường bấy nhiêu.

Phạm Kỳ Anh, tổng hợp báo chí trong và ngoài nước

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. manh tuan

    Theo mình thì mọi người ko nên quá lo lắng về trường hợp của Hy Lạp , vì các chủ nợ và các thể chế tài chính , cũng như toàn thị trường tài chính Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đều đã chuẩn bị tâm lý cho kịch bản xấu nhất là Hy Lạp ” Xù Nợ ” rồi . Nên tác động của nó là không đáng kể , dự kiến chỉ tác động trong 1-2 phiên tài chánh .

Tin đã đăng

Tin mới nhất

85