Tin buồn

Nông dân trồng tiêu lao đao vì thuốc giả

Thuốc bảo vệ thực vật giả (BVTV) đang tiềm ẩn mối nguy hại lớn mà người nông dân hiện chưa biết kêu ai, kiện ai trong khi những vườn tiêu của họ vẫn đang chết dần mỗi ngày.

Nguyên nhân là do một số đại lý thuốc BVTV ở những địa phương này đã cố tình không bán đúng thuốc cho người trồng tiêu. Trong phóng sự dưới đây, các Phóng viên Truyền hình (PV) đã tìm hiểu những đại lý bán thuốc trên đã lừa bán thuốc không rõ nguồn gốc cho người trồng tiêu theo cách như thế nào, mặc dù hầu hết những loại thuốc này đều đắt hơn các loại thuốc trị bệnh cho cây tiêu thông thường.

Tràn lan thuốc không được phép lưu hành

Các PV theo chân một nông dân sắp mất trắng vườn tiêu do bị thối rễ, hỏi mua thuốc chữa bệnh loại tốt nhất cho vườn tiêu nhà mình. Chủ cửa hàng cho nhân viên mang ra một loại thuốc không hề được bày bán trên kệ hàng và quảng cáo đây là loại thuốc mới đặc trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu, với giá 290.000 đồng một chai. Trong khi nhiều loại thuốc tốt trên thị trường cũng chỉ bán khoảng 170.000 đồng.

Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc BVTV được phép lưu hành, PV được biết không hề thấy tên loại thuốc này. Không ai biết, thành phần thật trong chai thuốc này là gì. Người bán hàng không nói, người nông dân không biết và thế là họ mua về sử dụng.

Theo ghi nhận của PV tại một đại lý lớn khác tại tỉnh Đăk Nông, những người trồng tiêu trong vùng đến đây cũng được chủ cửa hàng giới thiệu loại thuốc tốt nhất trên thị trường hiện nay để phòng bệnh chết nhanh, chết chậm cho cây tiêu. Giá bán 1 chai thuốc như vậy là 210.000 đồng – giá cao hơn hẳn các loại thuốc nhập khẩu thuộc loại tốt trên thị trường đang bán tới 40.000-50.000 đồng.

Tuy nhiên,khi PV đi xác minh chai thuốc được quảng cáo là tốt nhất thị trường này cũng cho ra kết quả: Thuốc không có trong danh mục. Không được phép lưu hành.

Mặt khác, trong vai người chào bán một loại thuốc trôi nổi, khi PV đặt vấn đề sẽ chi hoa hồng cao cho người bán hàng, nếu hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm của mình. Đề nghị này đã ngay lập tức nhận được sự đồng ý.

Thuốc rởm được “thổi giá” gấp đôi thuốc thật

Một tình huống khác về giá bán thuốc mà PV đã ghi nhận được là cùng một loại được quảng cáo kháng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu có cửa hàng bán với giá 175.000 đồng, trong khi một đại lý khác thú thật chai thuốc đó chỉ cần bán giá hơn một nửa cũng có lãi. Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc được phép lưu hành, loại thuốc đó cũng không hề có.

Một đại lý nhiều năm kinh nghiệm cho biết, một năm trở lại đây, thuốc giả, thuốc nhái dùng cho cây tiêu đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Lý do các đại lý tập trung bán thuốc không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành, thậm chí biết là thuốc rởm vẫn bán là do bán một chai thuốc loại này có lợi nhuận cao từ 50.000-70.000 đồng. Trong khi bán thuốc thật thường chỉ lãi khoảng 2.000-5.000 đồng/một chai. Và để người nông dânkhông nghi ngờ, nhiều chai thuốc rởm được bán giá đắt hơn, thậm chí gấp đôi các chai thuốc thật.

Mời bà con cùng theo dõi loạt phóng sự “Chào Buổi Sáng” của Đài Truyền hình Việt Nam phát qua kênh VTV1 dưới đây:

Số 1: Chào Buổi Sáng 7/7/2014

Số 2: Chào Buổi Sáng 8/7/2014

Số 3: Chào Buổi Sáng 9/7/2014

Giatieu.com tổng hợp

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. cánh cam

    Chuyện này rất “hot”. Nhất là khi giá tiêu đang “kịch trần”. Nhưng chung quy thì cũng do khâu quản lý của nhà nước mình lỏng lẻo để những kẻ tham lam lợi dụng. Lời vài ba triệu nhưng có biết đâu tài sản của bà con mình đang bị họ đem đổ ra sông. Chưa nói bao nhiêu công sức nữa. Chỉ mong từ nay việc này chấm dứt để bà con ta bớt khổ !

    1. Chùa bộc

      Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hệ quả này.
      1. Thứ nhất là sự vô lương tâm của nhà kinh doanh và đặc biệt có sự góp phần hỗ trợ của một số nhà khoa học có tham gia kinh doanh.
      2. Thứ 2 là sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan có chức năng.
      3. Thứ 3 là sự thờ ơ người nông dân đối với kiến thức khoa học kỹ thuật trong canh tác. Muốn trồng, muốn canh tác, muốn chữa bệnh tại sao không hỏi những người có chuyên môn.
      Có cung thì có cầu, có người để hại thì có người đi hại, có sự kém hiểu biết thì có sự lừa lọc. Không có gì lạ!…
      Trách “1” và trách “2” là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, nếu chịu thay đổi – chịu học hỏi thì CÁI LŨ LỪA LỌC còn đất dung thân.
      – Có nhiều cuộc tập huấn (không phải hội thảo phân bón/thuốc BVTV) nhưng nông dân không chịu đi. Vì 1 lý do, đi phải có tiền/quà.
      – Đúng vậy, nếu 1 chai 1 lít chế phẩm vi sinh, giá trị khoảng 100.000đ, thì họ bán 1.500.000đ. Ai đi hội thảo thì họ giảm 100.000đ. Vậy là mua 5 chai/lít, giảm được 500.000đ, mừng quá đi chứ.
      Cũng chiêu lừa như trên, bộ sản phẩm vài ba chai 100cc (ml), trong đó có vài con vi sinh vật mà bán tới 1.600.000đ, trả trước 1 nửa, còn lại cuối năm đến lấy. Họ còn tuyên bố thế này mới kinh: DÙNG SẢN PHẨM NÀY, GIẢM 50% SỬ DỤNG PHÂN HÓA HỌC, 3 NĂM SAU KHÔNG PHẢI BÓN PHÂN HÓA HỌC CHO CÀ PHÊ. Mua xong, nông dân hỏi hoài không thấy, đợi hoài chẳng thấy ai để trả tiền.
      – Và CÓ NHỮNG KẺ TÁN TẬN LƯƠNG TÂM dùng MÁY ĐO pH để ĐO VÀ CHẨN ĐOÁN SÂU BỆNH HẠI, DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG. (trong khi, máy đo pH chỉ đo được độ chua của đất, kết quả liên quan đến việc cải thiện độ chua đất để phù hợp với cây trồng mà thôi).

      Và nhiều người bị lừa, lừa vì sự vô lương tâm của kẻ kinh doanh; lừa vì sự quản lý lỏng lẻo, lừa vì chính bản thân mình dù muốn/không muốn bị lừa.
      Thân chào!

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83