Xuất khẩu cà phê vẫn tràn trề hy vọng

Sau khi chạm 40.000 đồng/kg, là mức cao nhất trong vòng hơn nửa năm nay, giá cà phê nội địa quay đầu giảm. Giá kỳ hạn arabica trồi lên sụp xuống thất thường, nhưng rồi có lúc tăng lên mức cao nhất trong vòng hai năm nay, đem lại nhiều hy vọng cho giá robusta của nước ta.

Đầu cơ khuynh loát giá arabica?

 Biểu đồ 1: Diễn biến giá đóng cửa sàn kỳ hạn arabica Ice New York
Biểu đồ 1: Diễn biến giá đóng cửa sàn kỳ hạn arabica Ice New York

Mấy hôm nay sàn kỳ hạn arabica Ice tại New York dao động dữ dội, tăng/giảm trong ngày hàng trăm đô la, như chỉ riêng trong ngày 5-3 mức cao nhất và thấp nhât chênh nhau đến 22,5 xu/cân Anh (cts/lb) hay gần 500 đô la/tấn.

Ngay ngày hôm ấy, giá kỳ hạn arabica vượt qua mức 200 cts/lb, là mức cao nhất tính từ hai năm nay (xin xem biểu đồ 1 phía trên).

Những động thái trên sàn arabica không làm giới kinh doanh cà phê nước ta bất ngờ vì hiện tượng đó đã từng xảy ra trên sàn kỳ hạn robusta lúc mà sàn London mở rộng cửa, nới lỏng chất lượng chuẩn bị cho hàng robusta Việt Nam được quyền đấu giá. Bấy giờ, giá kỳ hạn London nhảy nhót liên hồi, có ngày tăng giảm hàng trăm đô la y hệt như sàn Ice đón hàng Brazil như hiện nay.

Nhìn từ khía cạnh ấy, người kinh nghiệm cho rằng cách làm này chủ yếu do giới đầu cơ tài chính kết hợp với một vài hãng kinh doanh cà phê đa quốc gia quyết khống chế thị trường, loại bớt cạnh tranh và các nhà xuất khẩu bản địa để làm chủ giá cả trên sàn và trên thị trường hàng thực.

Nhớ qua đợt nhảy múa của giá robusta mấy năm trước, nhiều nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam bị thua lỗ trầm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp giải thể do không kham nổi rủi ro. Liệu các nhà xuất khẩu Brazil hiện nay có phải suy vi như đồng nghiệp của họ tại Việt Nam cách đây chừng bốn, năm năm? Tin mới nhất cho biết các đại lý cung ứng cà phê xuất khẩu Colombia đang xù hợp đồng và đòi “trợ giá” để giảm thua lỗ, y hệt tình hình tại nước ta khi giới đầu cơ quyết định khống chế giá kỳ hạn và giá nội địa năm xưa?

Hạn hán khốc liệt đang xảy ra tại Brazil. Vin vào cớ này, từ đầu tháng 2-2014 đến nay, có thể nói thẳng đầu cơ đang “làm giá” vì họ đang có trong tay trên 150 ngàn tấn cà phê đã được sàn arabica chấp nhận để đấu giá (certs). Tính thời giá hiện tại, chừng ấy tồn kho có giá trị trên 600 triệu đô la Mỹ, túc số lý tưởng để khuấy động thị trường.

Người trồng robusta được hưởng lợi

bieu do gia ca phe ky han robusta london
Biểu đồ 2: Diễn biến giá đóng cửa sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE trong tuần

Giá kỳ hạn arabica tăng, sàn robusta ít nhiều được hưởng lợi. Đóng cửa sàn kỳ hạn Liffe NYSE hôm qua thứ Sáu tức rạng sáng hôm nay thứ Bảy 8-3 giờ Việt Nam, giá robusta chốt mức 2.099 đô la, tăng 56 đô la/tấn so với tuần trước (xin xem biểu đồ 2), nhưng arabica lại tăng đến 16,55 cts/lb hay 365 đô la/tấn.

Giá cà phê nội địa dịu xuống, cuối tuần chỉ còn quanh mức 39.800 đồng/kg so với đỉnh cao 40.000 đồng/kg đầu tuần nhưng cao hơn tuần trước 800 đồng/kg. “Giá 40 ngàn đồng/kg chưa kịp bán, nay lại giảm nữa rồi. Buồn quá, hôm qua đến giờ mẹ tôi đứng ngồi không yên…”, một cháu có cha mẹ là nông dân cà phê đã lên mạng tiếc than vì hụt bán giá cao.

Độ chênh giữa giá niêm yết và giá tại vùng nguyên liệu Tây Nguyên nay quanh mức trừ 200 đô la/tấn; quy ra giá xuất khẩu cho loại 2,5% tương đương trừ 100 đô la/tấn FOB (giao hàng tại cảng đi). Với các mức này, người mua có thể thoải mái đưa hàng sang các kho Liffe NYSE để đấu giá. Giá loại 2 theo qui định chất lượng của sàn được bán ở mức trừ 30 đô la/tấn tại kho qui định ở châu Âu.

Giá arabica cao hơn gấp đôi giá robusta

Lần đầu tiên trong vòng 2 năm, giá cách biệt giữa sàn arabica và robusta tăng lên mức gần 103 cts/lb hay chừng 2.300 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 3).

Cuối năm ngoái, mức cách biệt này chỉ chừng 600 đô la/tấn. Nếu như giá robusta ở mức 2.000 đô la/tấn, các hãng rang xay bấy giờ có thể mua arabica với mức rất rẻ 2.600 đô. Hiện nay, cũng một mức giá robusta ấy, các hãng ra xay phải mua arabica với mức 4.300 đô la/tấn.

muc cach biet gia ca phe arabica robusta
Biểu đồ 3: Mức các biệt giữa arabica với robusta

Đây là mức cách biệt hết sức lý tưởng để rang xay quay lại mua robusta nhiều hơn, nhờ đó thị phần loại này sẽ được hồi phục.

Trên thị trường cà phê, hàng năm có chừng 2/3 lượng arabica lưu thông và phần còn lại là robusta. Robusta thường được sử dụng để phối trộn với arabica, trong khi đó arabica quyết định chất lượng và mùi vị của ly cà phê. Khi giá cách biệt giữa hai loại cà phê thấp hay co lại, các hãng rang xay mua nhiều arabica hơn để nâng chất lượng ly cà phê nhờ giá rẻ; ngược lại khi giá cách biệt cao hay giãn ra, các nhà chế biến sẽ giảm mua arabica để sử dụng robusta nhờ giá “mềm” hơn.

Trước đây, khi arabica mắc, rang xay đã bỏ dần để chuyển sang sử dụng robusta, đặc biệt các loại robusta tốt sạch, như chế biến ướt để thay arabica trong các mẻ rang và giảm giá thành.

Một yếu tố tích cực nhất đối với các nước xuất khẩu robusta, trong đó Việt Nam đang dẫn đầu, là các hãng rang xay đã rất mệt mỏi do sản lượng arabica rất bấp bênh. Hầu như thị trường năm nào cũng lo sợ cà phê Brazil bị rét đậm rét hại phá hoại mùa màng. Chính vì vậy, nước này đã chuyển dịch cây cà phê tại các vùng có rủi ro sương giá ở phía Bắc về phương Nam. Cứ tưởng sản lượng sẽ ổn định, thì ngay năm này Brazil bị hạn hán. Mức độ thiệt hại của hạn hán như thế nào, thị trường sẽ lượng định. Nhưng bấp bênh do thời tiết sẽ làm các nhà rang xay không an tâm về nguồn cung ứng.

“Chắc chắn đợt hạn hán của Brazil sẽ làm các hãng rang xay xem lại chiến lược sử dụng và mua hàng của mình, tăng lượng robusta loại tốt nhiều hơn để tránh tình trạng bấp bênh về cung ứng cũng như rủi ro về giá cả arabica,” một nhà phân tích tại TP. HCM nói thế.

Nếu vậy, xuất khẩu robusta nước ta tràn trề hy vọng.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. haminhduc

    Chênh lệch giửa 2 loại cà quá cao đến thời gian tới ( có lẽ tháng 4–5 ) giá cà R sẽ tăng phi mã như cà A bây giờ .

  2. Ngọc An Huỳnh

    Theo bài bình luận trên, thì có thể nói mạnh với bà con nông dân còn cà phê R hãy “ăn ngon ngủ yên” chờ cơ hội “1000 năm có 1” như 1 bình luận đã nói. Giá sẽ có 60k là cái chắc…!

    1. dinh xuan eatul

      Hy vọng 60/k là tuyệt. Kiếm thêm hai tháng gửi tiền cho con, có lẻ phải liều ăn nhiều kệ bạo phát, bạo tàn. Theo giá cả hiện nay thì giá 60vnd/k đâu có cao, thu nhâp tính ra cũng bình thường.

  3. chư sê

    Tại CHƯ SÊ hôm qua đại lý thu mua tận nhà vườn 40k không đo độ , ko trừ tạp. Hôm nay thu mua 40.2 k mà trong dân cũng ko còn cà phê mà bán… công ty cà phê TNHH 1TV cà phê Gia lai phát giá hôm qua thứ 6 là 40.2 k mà cũng ko thu mua được kg nào cả vì trong dân ko còn cà, chắc hẹn đến vụ sau…

  4. Tâm Cà

    Chiều nay vựa cà Chư Păh cũng toàn thấy xe không. Cà trong dân hết sạch rồi! Bà con thấy có lợi nhuận đã đẩy đi hết. Hẹn năm sau

    1. Nam Thiên Sơn

      Ai nói Chư Păh hết, nguyên xóm chỗ ngã tư cty Chè đang chờ giá lên, chưa thấy ai động tĩnh gì

  5. le son hai

    Dịp này năm ngoái đã trên 42 rồi sao năm nay tăng chậm thế Chắc đợt này dân bán nhiều quá nên các nhà mua cà phê vẫn ép giá.

  6. vanho

    Hiện nay ở huyện Đăk Song – Đắc Nông . công ty NEYMANN GRUPPE đã mở chi nhánh thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân theo với hình thức gọi là 4C.

  7. phan anh trí

    Theo giá cả thế này thỉ bố mẹ mình có thể kiếm theo ít tiền nuôi mình theo vài năm học đại học rồi….

  8. PHANTRONGNGHIA

    Brazil là nước trồng cà phê lớn nhất thế giới , họ đã dùng nhiều biện pháp để cứu giá cà phê nhưng đều không thành công . Từ đỉnh trên 300 cent xuống gần 100 cent , với mức dưới giá thành sản xuất nên họ chấp nhận chịu hạn mất mùa năm sau đề nâng giá trị hạt A , vì trong những năm giá thấp họ lại được muà nên lượng tồn hơi nhiều ( giá thấp họ hạn chế bán ra) . Họ có đủ điều kiện làm mưa nhân tạo để cứu cây cà phê nhưng họ không làm .Giải thích : Mưa nhân tạo đã được các nhà khoa học Mỹ thí nghiệm thành công vào năm 1946 , các bạn muốn tìm hiểu về mưa nhân tạo vào trang hoahocngaynay.com , mời anh em diễn đàn cho ý kiến . Thân chào

    1. phuhaipro

      Làm mưa nhân tạo không dễ đau bạn, nó còn phụ thuộc vào độ ẩm không khí,mây,gió, diện tích, lượng mưa… Chi phí cũng cao vì vậy nó chỉ là để trình diễn thôi chứ không thiết thực. (Cà phê thô để chắc 2 năm thôi, vì mình từng trữ 2 năm khô 13 độ mà vẫn mọt). Đôi điều chia sẻ.

    2. Tâm Cà

      Hay nông dân chúng ta ráng năm nay chăm bón kỹ, sang năm vứt không chăm rồi cứ thế cho giá tăng bán dần dần. Như thế có khi tốt hơn là làm ồ ạt rồi giá không đủ bù chi phí. Mọi người thấy thế nào? Chứ giá cả cà phê dạo này làm cà phê cực quá. Năm thì máy móc hư, năm thì chôn ống, năm thì đầu tư phân bón. Lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Mà cực thì thôi rồi. Tưới nước thì lạnh cóng lạnh queo, đào hố thì mệt, làm cỏ thì nắng, làm cành thì ngứa,… bơm thuốc thì độc, bỏ phân bò thì hôi, giun sán,….chỉ có uống cà phê là sướng mà cà phê ấy lại được mua của nông dân dưới giá thành sản xuất.

    3. yersin04

      anh nói chuyện buồn cười thật, ai cũng bảo tăng sản lượng để giảm giá thành mà anh lại nói không chăm sóc để cây giảm sản lượng để tăng giá nông sản…..

  9. trương Bé

    Tất cả nông dân trồng cà phê ở Tây nguyên yên tâm, theo dự báo của hạ thần giá cà phê sẽ đạt đỉnh 47.000đ vào đầu mùa mưa này.

  10. trươngBé

    Theo sự phân tích của các tổ chức nông nghiệp trên thế giới. Hiện nay ở Brazin và Colombia thời tiết rất khô hạn làm cho sản lượng cà phê ở những quốc gia này giảm sút, vì vậy giá cà phê ở Việt Nam sẽ tăng mạnh vào khoảng tháng 4- 5 và có lúc đạt đỉnh 47.000đ/1kg. Vì vậy bà con nông dân hãy yên tâm

    1. Tâm Cà

      Mưa nhưng giá cà phê thấp người ta có tưới nước, bỏ phân, chăm sóc đâu mà có năng suất. Năm nay họ xác định vứt nên giá sẽ phải cao thôi. Năm nay cà R mà không cao sang năm em cũng vứt. Giá thế này làm nghề khác sướng hơn.

  11. dinh xuan eatul

    Đúng là con người làm được mưa nhân tạo đặc biệt là các nước phát triển nhưng thực ra chỉ là khoe mả công nghệ.Nếu giá thành và điều kiện làm mưa dễ dàng thì người mỹ đã không để hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi trong mùa hè năm ngoái thiêt hại hang tỷ u sd.Người nga cũng vậy lữa bao vây thành phố mà cũng chờ trời còn ông braxin thì xin luôn.Hạn hán xảy ra thế nào không biết nhưng thông tin hạn hán chính là cú siêu lợi nhuận của các ông mập khi mua cà A năm ngoái bán ra giá bây giờ lời gấp đôi.Khi bán hết thì lại dìm giá xuống lại mua vào ai mà không biết

  12. Văn Dân

    Mưa nhân tạo đến thời điểm này cũng như dùng máy bay chở nước đi tưới.
    Nếu mà dễ làm mưa nhân tạo như thế thì năm hàng trăm ngàn ha rừng ở úc, ở mỹ nó không tự nhiên mà hóa thành Thổ như thế các bác nhỉ?

  13. PHANTRONGNGHIA

    Chưa có thống kê về thiệt hại vụ mùa Brazil chính xác. Theo tôi được biết thế giới chưa đến nỗi thiếu hàng cho WORD CUP vì các nhà rang xay đã dự trữ hàng từ năm ngoái giá rẻ. Chẳng qua đầu cơ dưa vào tin hạn để nâng giá chủ yếu để bán hàng của họ ra .Năm ngoái họ đưa tin VIỆT NAM hạn hán, dự báo sản lượng mất mùa (mà thực chất VIỆT NAM có mất mùa đâu) chẳng qua là tin đòn gió để để họ bán hàng ra, xong rồi giá rớt như xung. Liệu năm nay kịch bản có lập lại hay không .Nói thật các dư báo sản lượng không ai giống ai vì có quỹ đầu cơ giá lên ( sản lượng mất mùa) và đầu cơ giá xuống (sản lượng được mùa) và còn vô vàn lý do vì thị trường tài chánh vô cùng phức tạp v… Thân chào

  14. lêbu

    nhà tui còn 13tấn giá phải 45 mới bán chắc giá cà như thế này chắc 2tháng nửa mới bán được …tháng 5 chắc sẽ tăng lên 45 46/kg

  15. nguyễn Lão Gia

    Với tình hình hạn hán ở Brazil cộng với thời tiết tại Việt Nam khô hạn từ đầu năm đến nay chưa có trận mưa nào nếu như hết tháng 3 mà chưa có mưa thì giá chắc có thể đạt mức như mong đợi của bà con đấy.

  16. tan lam@

    tôi cũng cócùng quan điểm với anh Quang Bình cà phê lên 50k la chắcăn . bà con cứ yên tâm nâng cao gối mà ngủ . mình nghĩ cuối tháng 4 sẽ là đỉnh giá .

Tin đã đăng

Tin mới nhất

80