Trị trĩ nội với cây lá bỏng (Cây sống đời)

Dân gian gọi cây lá bỏng (dùng để trị bỏng) bằng một tên khác nữa đó là: Cây sống đời! Loại cây này ngoài đặc trưng chữa bỏng ra còn có tác dụng chữa bệnh sỏi thận, gút, cao huyết áp, ung loét, các bệnh về da, điều hòa kinh nguyệt, giảm sốt, đau đầu, tức ngực, ho, giảm đau…

Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng cũng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.

cay la bong
Cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời

* Lá bỏng nóng chữa bệnh

– Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc bếp lửa rồi đắp lên trán khi lá vẫn còn nóng. Sau đó, đun nóng lá lại để đắp nhiều lần lên trán ít nhất trong mười phút.

– Giảm cơn đau lưng, thấp khớp: Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên vùng bị đau khi lá còn nóng. Nếu không chịu được sức nóng, thay vì đun nóng lá có thể đặt một miếng lót nóng hoặc chai nước nóng ở trên lá. Khi cần di chuyển có thể quấn lá xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.

– Làm khỏe chân: Lấy ít nhất 3 lá bỏng ngâm trong nước nóng, có thể ngâm chung với dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Ngâm ngập chân trong nước ít nhất nửa giờ đồng hồ. Sau đó, làm nóng hai lá bỏng khác để đặt dưới lòng bàn chân và mang tất để ngủ suốt đêm.

– Chữa mắt lẹo: Làm nóng lá bỏng để đắp lên mắt trong một hoặc hai phút từ 3 đến 6 lần/ngày. Có thể thực hiện luân phiên bằng cách rửa mắt với nước chứa thành phần boric, nhưng tốt hơn nên đắp lá trên mắt.

* Làm thuốc dân gian

Theo đông y, ngọn và lá bỏng non có vị chát, hơi chua, tính mát, giúp giải độc, cầm máu, chữa bỏng, hoạt huyết chỉ thống, tiêu thũng…

Ở một số vùng, người ta còn lấy lá bỏng non để nấu canh và dùng làm thuốc đắp vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau. Do có tác dụng kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn dùng trong chữa trị một số bệnh về đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, viêm loét dạ dày…

– Trị thương: Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, sau mỗi ba giờ đồng hồ thay lá khác đắp lại.

– Chữa trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá bỏng (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh vết thương bằng nước pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.

– Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng, giấc ngủ sẽ sâu hơn.

– Giã rượu: Chỉ cần nhai 10 lá bỏng giúp giảm cơn say.

– Cầm máu: Khi đứt tay, rửa sạch 3 – 4 lá bỏng, giã nát để đắp lên vết thương hoặc rửa sạch một nắm lá, giã nhuyễn hòa chung với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu chảy máu cam, giã từ 1 – 2 lá bỏng, dùng bông gòn thấm nước chấm bên trong mũi.

– Thêm sữa cho sản phụ: Ăn 10 lá bỏng rửa sạch vào buổi sáng và chiều liên tiếp từ 2 – 3 ngày.

– Ngừa viêm tấy: Khi viêm tai, giã nhuyễn lá bỏng, vắt lấy nước để thấm vào tai. Trường hợp viêm amiđan, xay nhuyễn 5 – 10 lá bỏng, lọc lấy nước để súc miệng.

Nếu viêm họng, rửa sạch 10 lá bỏng chia làm nhiều lần để nhai sống trong ngày, buổi sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Khi nhai nên ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt cả nước lẫn cái. Muốn trừ chứng viêm đại tràng, mỗi ngày ăn 20 lá bỏng, buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá và tối 4 lá. Trẻ em từ 5 – 10 tuổi dùng nửa liều của người lớn. Ăn liên tục trong năm ngày.

– Trị bỏng nhẹ: Rửa sạch lá bỏng, giã nát để đắp lên vết thương từ 3 – 4 lần/ ngày.

– Xóa bầm vết thương: Rửa sạch một nắm lá bỏng, giã nhuyễn trộn thêm chút rượu trắng và đường để uống. Hoặc giã nhuyễn 30 – 60g lá bỏng đã rửa sạch, lọc lấy nước thêm mật ong để uống. Thời gian tan máu bầm nhanh hoặc chậm còn tùy thuộc vào số lượng lá.

– Chữa đại tiện ra máu: Lấy 30gr lá bỏng, 10gr cỏ nhọ nồi, 10gr ngải cứu (sao cháy), 10gr lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày một thang.

Tuy cây lá bỏng có thể chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng giống các thảo dược khác người sử dụng nên thận trọng vì nếu dùng không hợp người, hợp bệnh có thể gây hại.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

83