Cà phê Indonesia: Mức giá cộng tăng do chậm trễ giao hàng

Mua cà phê từ Indonesia, nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ ba thế giới, phải trả một mức giá cộng cao hơn trong tuần này do giá trong nước cao và việc giao hàng bị trì hoãn, theo công ty Volcafe, một đơn vị thành viên của Tập đoàn hàng hóa thương nhân ED & F Man Holdings Ltd.

Mức giá cộng tăng do chậm trễ giao hàng
Mức giá cộng tăng do chậm trễ giao hàng

Hàng cà phê Indonesia giao tháng Năm và tháng Sáu có mức giá cộng lên tới 100 USD so với giá trên sàn NYSE Liffe London, theo thương nhân có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ cho biết trong một báo cáo hôm thứ Sáu ngày 3/5. Tuần trước, mức giá cộng là 90 USD.

“Giá của bên bán đang cao hơn rất nhiều so với ý của bên mua”, Volcafe cho biết trong báo cáo. “Một số lô hàng giao tháng Tư và tháng Năm đã bị trì hoãn từ Panjang do các chủ hàng không thể mua cà phê trong lúc này.”

Giá cà phê Indonesia trong tuần này được giao dịch ở 19.200 – 20.500 rupiah/kg (tương đương 1,97 – 2,11 USD/kg), trong khi giá ở tuần trước là 19.000 – 20.300 rupiah/kg (khoảng 1,95 – 2,09 USD). Giá cà phê robusta tại London đã tăng 0,5 % trong tuần qua lên 2.019 USD/tấn.

Indonesia hiện đang thu hoạch vụ mùa 2013/2014 và sản lượng dự kiến tăng lên 11 triệu bao (bao = 60 kg, hay 132 pounds)  so với chỉ 10 triệu bao của một năm trước đó, theo CoffeeNetwork, một đơn vị môi giới của Tập đoàn tài chính INTL FCStone Inc.  Hàng giao đến từ các trang trại ở Indonesia đã tăng lên khoảng 3.500 – 4.000 tấn trong tuần này so vói chỉ khoảng 2.400 – 2.600  tấn một tuần trước đó.

Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, giá nội địa vẫn là “kiên định” do nông dân chờ đợi mức giá tốt hơn. Các kho dự trữ cà phê trong Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm 20.000 tấn xuống còn 220.000 tấn so với một tháng trước đó, theo báo cáo.

“Việc kinh doanh hiện là khó khăn do vẫn còn có sự chênh lệch cao hơn một chút với giá công ty”, trong khi nông dân “không vội vàng gì để bán cà phê.”

Hàng cà phê Việt Nam giao tháng Năm và tháng Sáu đã có mức cộng 90 USD/tấn theo giá kỳ hạn, không thay đổi so với tuần trước.

Trong khi tại Ấn Độ , nguồn cung cấp tại thị trường nội địa hiện là “rất thấp”, nông dân còn nắm giữ khoảng 32 % sản lượng của vụ mùa, cũng theo dữ liệu của Volcafe.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Còi

    Vậy sao giá trên mạng từ đầu niên vụ lại nay vẫn ghi mức trừ lùi? Lần đầu tiên trong niên vụ thấy giá cộng!

  2. phuhoang

    Các bạn có nghĩ sàn giao dịch caphe là công cụ để phục vụ lợi ích cho các tập đoàn đầu cơ. Vì giá dân bán ra luôn ở mức trừ lùi, còn mức bán của đầu cơ cho các tập đoàn khác thì ở giá thỏa thuận. Trong khi đó sàn là một nơi mà tập đoàn đầu cơ thừa sức biến đổi.. . Tôi còn nhớ năm 2007-2008 giá từ 26 lên 42 chỉ vài ngày. Còn bây giờ thì mơ thôi…

    1. sự thật

      Bạn nghĩ như vậy là không đúng đâu!
      Sàn giao dịch cà phê thực chất là công cụ bảo hiểm rủi ro cho nhà sản xuất và nhà rang xay.
      1. Bảo hiểm cho nhà sản xuất
      + Ngày 01/10/2012 cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2013 đang được giao dịch trên sàn với giá 2200$/tấn, nếu nhà sản xuất (nông dân trồng cà phê) hài lòng với mức giá này có thể đến sàn giao dịch mở hợp đồng bán với giá đang giao dịch (2200$/tấn).
      + Ngày 18/12/2012 cà phê Robusta kỳ hạn tháng 1/2013 giảm xuống còn 1847$/tấn.
      Như vậy người sản xuất đã sử dụng sàn giao dịch làm công cụ bào hiểm rủi ro cho kế hoạch sản xuất của mình.
      2. Bảo hiểm cho nhà rang xay
      + Ngày 18/12/2012 cà phê Robusta kỳ hạn tháng 3/2013 đang được giao dịch trên sàn với giá 1842$/tấn, nếu nhà rang xay hài lòng với mức giá này có thể đến sàn giao dịch mở hợp đồng mua tại mức giá đang giao dịch (1842$/tấn).
      + Ngày 08/02/2013 cà phê Robusta kỳ hạn tháng 3/2013 tăng lên 2123$/tấn.
      Như vậy nhà rang xay đã sử dụng sàn giao dịch làm công cụ bào hiểm rủi ro cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
      Một chút hiểu biết cơ bản về sàn giao dịch cà phê, ai hiểu biết sâu hơn xin góp ý!

      1. phuhoang

        Ví dụ: Tôi là nhà rang xay . Nhưng Tôi vừa mua cũng vừa bán. (Mở một lúc 2 tài khoản được chứ, nếu không thì nhờ anh,em,bà con,đối tác …) Khi tôi muốn giá xuống tôi yêu cầu bên bán (cũng là tôi) xuống giá và tôi mua khớp giá được lệnh, ( Giá nhà rang xay đưa ra ) tôi ngồi chờ, ai bán giá đó tôi mua,( Có nhiều anh chết a nha) Còn khi không ai khờ bán cả, tôi cần hàng,tôi lên giá thương lượng với thương lái, đại lý xuất khẩu cộng thêm cho hợp ý nhau. (giá thực-giá giao dịch trực tiếp ) không cần giao dịch trên sàn mà trực tiếp, ok có hàng. ( Giao dịch truyền thống trước đây ).Vì người dân bán giá theo sàn , vô tình bị ém( Vì đó là giá
        của là rang xay đưa ra, không phải giá thực.) Vậy sàn là gì, là công cụ cho những tay đầu cơ và người thu mua hợp thức hóa giá caphe 1 cách tinh ti có lợi nhất. Theo cách nghĩ của tôi, ai hiểu sau hơn hoặc có luật thương mại post lên cho mọi người hiểu thêm.

  3. phuhoang

    Dù gì cũng cám ơn bạn đã chia sẻ. Tuy tôi cũng là một người thu mua (đại lý nhỏ) nhưng ông anh mình ở Di Linh cũng là một Đại Lý có tên tuổi (xin dấu tên). Mấy tháng này, giá ông ấy xuất luôn là giá sàn +… Chưa ai giải thích và mình cũng ko cần giải thích… Bạn nghĩ sao ?

Tin đã đăng

Tin mới nhất

86