Indonesia: chậm trễ giao hàng do cà phê khan hiếm

Tính đến tháng tư có khoảng 3.000 tấn hàng có thể bị trì hoãn. Mặc dù đang thu hoạch nhưng cà phê giao tại Sumatra có mức giá cộng lên tới 100 USD.

Nhà xuất khẩu cà phê trên đảo Sumatra, vùng trồng cà phê chính của Indonesia, có thể trì hoãn giao hàng lên đến 3.000 tấn cà phê trong tháng Tư sau khi thời tiết thất thường đã cắt giảm nguồn cung ngay giữa mùa thu hoạch.

Khối lượng xuất khẩu của Sumatra trong tháng Ba chỉ là một phần năm, sự chậm trễ trong các chuyến hàng từ Indonesia nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ hai ở châu Á có thể tiếp tục làm thắt chặt nguồn cung, trong khi Việt Nam đã hoàn thành thu hoạch từ tháng Mười Hai.

Indonesia và Việt Nam, hai nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu, cùng nhau chiếm giữ gần một phần tư sản lượng cà phê thế giới.

Theo dự đoán của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê của Indonesia sẽ vào khoảng 10,95 triệu bao (bao 60 kg), tương đương 657.000 tấn, trong niên vụ kết thúc vào tháng 9/2013, tăng từ 8,62 triệu bao của vụ trước.

Một số thương nhân tại Indonesia và Singapore ước tính có từ 2.000 đến 3.000 tấn hàng có thể bị hoãn lại trong tháng này vì các nhà xuất khẩu đã ký hợp đồng bán ra, đang tranh giành để có được cà phê, đã nâng mức giá cộng lên đến 100 USD so với giá kỳ hạn London, mức cao nhất kể từ tháng Giêng.

“Nhiều nhà xuất khẩu đã vi phạm những cam kết. Nên sự chậm trễ giao hàng trong tháng Tư có thể lên đến 3.000 tấn”, một nhà môi giới ở Java, người giao dịch cà phê Sumatra cho biết.

“Nếu dự báo của chúng tôi được chứng minh chính xác, sản lượng có thể giảm tới 20% hoặc thậm chí 25 %. Hàng mới về mỗi ngày chỉ đạt 250-300 tấn trong hai tuần qua và điều này rất nguy hiểm.”

Với hạt cà phê từ Việt Nam cũng giao dịch trên thị trường London, sự cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất lớn có thể nóng lên do nhu cầu mạnh mẽ của chế biến cà phê hòa tan.

Xuất khẩu loại cà phê robusta từ  Sumatra trong tháng Ba tăng gần gấp ba so với một năm trước, đạt 14.336,9 tấn, dữ liệu thương mại cho thấy.

Mùa thu hoạch năm nay được bắt đầu sớm đã dấy lên hy vọng cho một sản lượng phong phú, sau khi những thiệt hại do mưa lớn trong mùa vụ trước gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng, đã đẩy giá cộng lên mức cao mọi thời đại là 550 USD.

Nhưng, các đại lý cho biết, sau đó nhiều đồn điền ở Sumatra đã bị thiếu mưa vào cuối mùa hoa năm ngoái, và bây giờ, một cơn mưa lớn đã làm gián đoạn việc thu hoạch.

“Ngày nào cũng có mưa làm ảnh hưởng đến thu hoạch và sấy khô hạt cà phê. Khoảng 3.000 tấn hàng xuất khẩu có thể bị trì hoãn trong tháng Tư, và một số lượng thậm chí có thể cao hơn được giao cho thị trường nội địa”, một thương nhân ở Sumatra cho biết.

“Một số doanh nghiệp xuất khẩu không giữ cam kết giao hàng đúng hạn, làm cho giá cả tại địa phương trở nên đắt đỏ.”

Cà phê Sumatra thường bán hơi thấp hơn giá kỳ hạn tại London khi các vùng cao vào thu hoạch, do sản lượng hàng ngày có thể lên đến mức 1.500 tấn. Các tỉnh Bengkulu, Nam Sumatra và Lampung ở Sumatra chiếm 75 % sản lượng cà phê của Indonesia.

“Rất nhiều nhà xuất khẩu cho rằng vụ mùa sẽ tiến triển tốt trong tháng Năm, nhưng họ không nhìn thấy rất nhiều cà phê sẽ đến từ các đồn điền ngay bây giờ”, một nhà môi giới cà phê Indonesia và Việt Nam tại Singapore nói.  “Sản lượng chắc là giảm khoảng 10 % so với năm ngoái. Mức giá cộng hiện nay rất là chủ quan, dao động trong khoảng từ  20 – 90 USD/tấn, tùy thuộc vào nhận định của bạn về mùa vụ.”

Tùy viên về Nông nghiệp Mỹ ở Indonesia dự báo, hơi khác so với dự báo của ICO, sản lượng ước tính tăng 17 % lên 9,7 triệu bao trong niên vụ kết thúc vào tháng 9 năm 2013 nhờ thời tiết tốt khi thu hoạch, trong khi tiêu thụ tăng trưởng 7,6 % lên 2,54 triệu bao.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Cafe sáng

    Cung cầu hiện nay có làm cho giữa vụ thu hoạch mà mức cộng tăng ko?
    Hay là chiêu thổi giá mới của các nhà môi giới?
    Cứ việc thổi, miễn sao mà giá lên được tầm $2500 là xin cám ơn.

  2. lambaoloc

    Các bác có biết làm sao mà Indo giá thì mắc mà họ cứ nhắm đến Indo trong khi Việt Nam chúng ta giá rẻ bèo mà họ không nâng giá cao một tí, chắc người dân ta cũng bán vậy mà các nhà đầu cơ nước ngoài cứ hạ giá làm người dân bực mình không bán. Cứ để cho họ ngồi đó mà viễn vông đoán già đoán nón rồi bể hợp đồng.

  3. suồn ba lá

    Đây la môt trong những tín hiệu tốt cho giá ca phê, theo em tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu khả quan nhà đầu tư cũng như nhà đầu cơ sẽ mạnh dạn chuyển nguồn vốn sang nhưng lĩnh vực rủi ro nhưng lợi nhuận cao như chứng khoán và các mặt hàng nông sản khác. Vốn của họ đã thoát khỏi nơi trú ẩn an toàn như vàng và tiết kiệm …đây là những tín hiệu tốt cho cà phê ở trung và dài hạn, đây là ở khía cạnh tài chính. Còn nói về cung cầu thì bà con đã biết nhu cầu dùng cho cà phê hòa tan ngày càng tăng đồng nghĩa với những nhà máy chế biến sẽ càng nhiều lên và họ sẽ không thể để nhà máy của họ ngưng hoạt động và công nhân thất nghiệp được. Đây mới là tương lai tươi sáng cho thị trường robota nên bà con cứ yên tâm châm sóc vườn mình theo hướng bền vững. Vài lời chia sẻ, cảm ơn bà con đã đọc. Thân ái chào bà con.

  4. vu

    Dân không còn caphe là chắc rồi. Một số nhà đầu cơ nhỏ lẻ có đk kinh tế được giá họ bán, không được giá để đó chơi vậy. Nếu xuống nữa có tiền mua nữa chứ tiền bây giờ đầu tư vào cái gì đây? Đầu tư vào vàng ư? quá rủi ro, đầu tư cho vay nó xù mất. Gửi ngân hàng quá bèo; cứ để caphe đó may ra còn cơ hội nếu xuống cứ để đó có ngày sẽ lên, một tấn caphe vẫn là một tấn có mất đi đâu mà lo. Với tình trạng như hiện nay người càng thất nghiệp càng rảnh ngồi quán xá để uống caphe thì càng ngày nhu cầu càng cao. Không ế đươc đâu mà lo cho mệt người.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

88