Tin buồn

Cần hỗ trợ vốn giúp nông dân “găm hàng” giữ giá cà phê

Các nhà kinh doanh cà phê khuyến cáo nông dân nên tự trữ hàng, bán “nhỏ giọt” để giữ giá cà phê. Việc làm này đồng thời cũng có lợi cho các nhà xuất khẩu cà phê trong nước, khi không phải chịu áp lực huy động vốn để gom hàng, không bị thương gia nước ngoài ép giá.

>> Bản chất việc găm giữ hàng và tình hình giá cà phê hiện nay

Theo ông Nguyễn Xuân Thái, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi, nông dân nên có biện pháp tạm trữ cà phê tại nhà, tránh bán ra ồ ạt khiến tư thương khuynh đảo giá cả. “Vào đầu vụ, giá cà phê sẽ giảm chút ít do người dân phải bán để trả nợ, rồi lo tết nhất, con cái… Theo tôi, người dân nên giữ cà phê ở nhà, cần đến đâu bán đến đó. Giữ cà phê, bán “nhỏ giọt” mới bảo vệ được giá”, ông Thái phân tích.

Ông Nguyễn Nam Thuận, người dân xã Cư Dliê M’nông (huyện Cư M’gar) cho biết: Niên vụ trước, ông thu 8 tấn cà phê nhân. Trong đó, ông chỉ bán 2 tấn vào dịp đầu vụ để trang trải bớt nợ nần, còn lại ông bán dần, mãi đến tháng 8–2012 mới bán hết cà phê. “Khi nào thực sự cần tiền và thấy cà phê được giá tôi mới “chốt”; còn lại thì cứ để cà phê trong nhà”, ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm. Nhờ giữ cà phê trong nhà mà ông Thuận luôn chủ động được giá, “chốt” cà phê ở mức giá cao trong khoảng 40 triệu đồng/tấn.

Anh Nguyễn Huy Nam, người dân ở xã Ea Kiết (huyện Cư M’gar) chia sẻ: “Thực sự thì không phải người dân nào cũng có điều kiện về kinh tế cả, và không ai muốn bán cà phê khi giá thấp, nhưng không bán thì bị chủ nợ thúc bách. Trong vụ, chúng tôi nợ tiền phân, nhân công, các khoản chi phí khác; chưa đến mùa thu hoạch mà chủ nợ đã đi nhắc nhở. Do vậy, nếu để trữ cà phê được thì cũng phải cần có nguồn vốn nhất định…”.

Cái lợi của việc người dân trữ cà phê đã thấy rõ, nhưng để làm được điều này, cần có biện pháp hỗ trợ để người trồng cà phê trữ hàng, tránh bán ồ ạt vào thời điểm chính vụ, khiến giá xuống thấp.

>> Nông dân Việt Nam đang điều khiển giá cà phê thế giới

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoàng Lân

    Chuẩn không cần chỉnh. Vậy là bao nhiêu mồ hôi nước mắt thấm vào hạt cà phê, nay mới có bài học này. Mong bà con đồng lòng, mong ngân hàng luôn sát cánh cùng bà con thì cà phê Rubuta với số lường nhiều nhất thế giới và biết điều tiết lượng bán rải quanh năm thì bố thằng TÂY cũng không ép giá được. Và kết quả là nông dân, ngân hàng, doanh nghiệp và nhà nước đều có lợi.

    1. nguyen lan

      Bạn nói dúng rồi, tôi đây có vay ngân hàng một ít để chăm bón cà phê mà NH lấy lãi suất hàng tháng, trong lúc cà phê một năm mới được thu, nên mình cần phải bán bớt một ít rẫy đây, nếu ai cần mua rẫy cà phê thì liên hệ số DT này nhé. 0962176444.

  2. vibrationsensor

    Ai ! Ai sẽ là người hỗ trợ?… Tôi thấy dân nghèo chúng tôi là khổ thôi, bây giờ giá cà phê ở mốc rẻ bèo cỡ nào chúng tôi cũng phải bán. Vì không bán lấy tiền đâu mà chi phí.

  3. menfuong

    Mình thấy khối lượng giao dịch ko chỉ là hàng thực (physical) mà có cả hàng “ảo” (hợp đồng kỳ hạn – futures) nữa, ko ảnh hưởng giá được đâu, găm hàng là giống bên Thái chính phủ mua gạo, và chính phủ sẽ chịu rủi ro khi giá giảm đó (chưa tìm đọc kỹ các nghiên cứu mô hình gạo bên Thái, nhưng bữa nghe GS Võ Tòng Xuân trình bày mô hình bên Thái thì nhận thấy vậy, phát biểu ý kiến của mình trong buổi tọa đàm thì GS cũng đồng ý là mình nói ko sai).

    Quản trị rủi ro (risk management) hoặc là chấp nhận (accept), tránh (avoid), giảm (reduce) hay chuyển (transfer) rủi ro đi, dùng hợp đồng kỳ hạn (futures) là đang chuyển rủi ro cho những người chấp nhận rủi ro (speculators – từ này tiếng Việt thường dịch là “đầu cơ”) ấy.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

86