Đắk Nông: Dân điêu đứng vì doanh nghiệp cà phê vỡ nợ

Những ngày qua, hàng trăm người dân huyện Đắc Min (Đắk Nông) đã tập trung đến các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh cà phê đòi nợ. Mặc dù các đại lý, doanh nghiệp (DN) chưa tuyên bố vỡ nợ nhưng cũng không còn cà phê trong kho để trả cho dân.

Sự tuyệt vọng hiện rõ trên gương mặt các nông dân (ảnh chụp tại đại lý  Lan Diệu sáng 11.4).

Hàng trăm người dân Thuận An, huyện Đắk Mil đã tập trung đến đại lý thu mua cà phê Lan Diệu, ở xã Thuận An để đòi nợ.

Cùng lúc đó, hàng trăm người dân xã Đức Minh, huyện Đắk Mil tập trung đến DN tư nhân Trúc Huyền để đòi nợ. Hiện DN này cũng không còn cà phê để bán trả nợ cho người dân.

Tại xã, HTX Đức An cũng đang nợ 115 hộ dân 90 tấn cà phê. Theo ông Nguyễn Văn Lục, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đắc Min, DN Trúc Huyền nợ khoảng 3 tỷ đồng và HTX Minh An nợ 500 triệu đồng.

Chi cục Thuế huyện Đắc Min đã phải thu hóa đơn của những đơn vị này để ngăn ngừa việc mang hóa đơn đi lừa đảo.

>> Đại lý vỡ nợ và chuyện ký gửi cà phê của nông dân

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

  1. Hoàng tuyên

    Đã nhiều năm nay hàng trăm hộ dân phải trắng tay vì DN vỡ nợ. Thực ra đây cũng là một kiểu ăn cướp công khai, trong số DN vỡ nợ không í DN đã tẩu tán tài sản trước khi tuyên bố phá sản. Người nông dân vốn đã khó ai ko may gặp cảnh này là khổ cực lắm, tôi cũng đã dính chưởng rồi giờ thì hư thối gì cũng để trong nhà cho chắc cần đâu bán đấy tiền tươi thóc thật chắc ăn. Mong sao tất cả bà con ta đừng bao giờ nghe lời họ để gửi cà vào đó.

    1. Tuanhoang

      Tôi biết có đại lý tuyên bố phá sản ở quê nhưng lại mua nhà trên TPHCM. Tôi nghĩ do bà con nông dân quá hiền nên các đại lý mới xù nợ chứ họ không phá sản gì đâu. Cần phải quyết liệt hơn với những đại lý xù nợ.

  2. dinh xuan eatul

    Thật khốn khổ cho người dân tôi cũng đã bị một lần trắng tay với đai lý Mai Nhất ở Pơng Đrang. Tốt nhất chịu khó để nhà chờ giá bán. Bây giờ các đại lý cố tình lừa đảo chiếm đoạt của dân ta chứ không phải vở nợ gì đâu. Người trước lừa được kẻ sau làm theo, có ai bị đem ra xét xử trước pháp luật được đâu?

  3. Trường Tùng DakNong

    Tôi có người anh họ năm 2004 làm đại lý thu mua cà phê tại Bảo lộc – Lâm Đồng đã bán hết tất cả cà phê ký gửi của bà con khoản 7 tỷ và tuyên bố vỡ nợ. Khi nhà nước thanh lý tài sản để thi hành án số tiền chỉ 1,3 tỷ đồng là tài sản hữu hình. Sau khi trừ đi số tiền nợ phải trả và số tiền bán tài sản theo giá tri thi hành án, số tiền chênh lệch ông anh họ tôi nhận trả đủ nhưng không biết vào thời gian nào vì hiện giờ trên danh nghĩa ông anh họ tôi đã trắng tay. Tôi cũng nằm trong người bị hại nhưng vẫn biết rằng mình vẫn bị lừa mà không nói được nên lời vì đã trót dại “ai khôn lên mà không dại đôi lần”. Từ ngày thi hành án thanh lý tài sản xong ông anh họ tôi ôm một cục tiền lớn chạy ra Lạng Sơn mua đất cất nhà, buôn bán hàng lậu và hiện giờ giầu nứt đố, đổ vách, có nhà lầu xe hơi nhưng chẵn cơ quan pháp luật nào xử lý cả. Tôi vẫn thường hởi ông anh họ tôi: Nợ của em anh, chị tính sao rồi hả! Ông anh họ tôi trả lời: “Từ từ anh tính” Tôi buồn không nói nên lời và nghĩ “ko lẽ đánh nhau”. Qua việc này tôi khuyên bà con ta đã làm nên hạt cà thì phơi khô cất kỹ tại nhà, tuyệt đối không nên gửi đại lý có ngày mất trắng đấy, như tôi đây chẳng hạng. Luật pháp VN còn nhiều sơ hở lắm nên nhiều người ngồi không họ rãnh việc nên hiểu biết hơn anh em chúng ta nhiều! Nói tóm lại: Cà trong tay ta muốn bán lúc nào thì ta bán, năm nay không bán được thì năm sau bán và cứ thế, nó không giống như sầu riêng, chôm chôm, xoài, dưa hấu, thanh long … đã chín rồi thì phải bán. Hiện tại bây giờ tôi còn 13 tấn ở nhà không gửi đại lý chờ giá 43 tr/tấn tôi bán gửi Ngân hàng Nông nghiệp cho chắc ăn.

  4. k duông

    Luật Việt Nam chỉ chú trọng đến an ninh quốc gia, luật tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa thôi, còn vỡ nợ dân ta tự giải quyết thôi.

  5. k duông

    Ngân hàng vẫn vỡ nợ như thường, chắc ăn chỉ mua vàng để trong két sắt nặng cỡ 200kg bôi mỡ bò vô gầm chống khiêng, mua xích to xích lại là ok. Các ngân hàng lớn ở nước ngoài vẫn vỡ nợ như thường, huống chi…

  6. cuc dat

    Ở nhà tôi có đại lý cà phê Tân Liễu cũng lắm mánh khóe, tôi xin kể ra để bà con ngẫm nghĩ. Hồi cà phê rớt giá đỉnh điểm 8000đ/1kg. Nhiều đại lý kinh doanh gặp lao đao vì giá thấp nhưng TL lại làm ăn phát đạt, đất chỗ nào cũng mua, đất không ra gì cung mua. Thấy vậy bà con càng tin tưởng gửi vào lúc này TL đã thu và của bà con nông dân hơn 398 tấn, sâu đó cà phê tăng nhanh trong thời gian ngăn lên 12000đ/1kg. Bà con phấn khởi đến chốt lấy tiền để trang trải đầu tư cho mùa tới, nhưng được TL hứa hen và khất lần nhưng không trả. Rồi đến đỉnh điểm TL tuyên bố vỡ nợ.
    Bà con nghe tin kéo đến đông nghịt để mong vớt vát lại chút của. TL lên chính quyền nhờ can thiệp, sau khi thống kê toàn bộ nợ của bà con TL ra điều kiện ai lấy giá cà phê theo giá cũ 8000đ/1kg và cấn nợ quy qua tài sản hiện có như rẫy, đất… nhưng giá đất trước đây TL mua được đẩy lên cao gấp 2 lần nếu không lấy thì TL cũng không còn cách nào để trả. Trong tình thế bắt buộc nghĩ của đổ mà hốt nên bà con đều chấp nhận ký vào biên bản thống nhất theo thỏa thuân. Căn cứ biên bản đã ký UBND giải quyết thỏa đáng cho mọi người, ai cũng ấm ức nhưng được an ủi nhận về chút ít mặc dù giá quá đắt nhưng thôi có con hơn không. Nhưng bẵng đi một thời gian ngắn mọi người mới ngã ngữa là cà mình đã được ông bán giá 12000đ/1kg và TL bung vốn làm lớn đại lý lên gấp 2 lần và còn mua sắm toàn những thứ đắt tiền, rẫy ngon thứ thiệt lúc này mới biết minh bị lừa TL mua rẻ và bán đắt cho mình nhưng mọi chuyện đã giấy trắng mực đen bây giờ kiện ai? Vậy tốt nhất là đừng tin ai bà con nhé.

Tin đã đăng

Tin mới nhất

87